Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần P

.

.

“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)

114. PHÙ DO PROTEIN THẤP

- Biện chứng đông y: Tì hư thấp nội phiếm.

- Cách trị: Xúc tì táo thấp.

- Đơn thuốc: Tiêu thũng phương.

- Công thức:

 Đương qui              50g  Thương truật           25g
 Xuyên hậu phác      15g  Trần bì                    15g
 Mộc hương            15g  Đại phúc bì             15g
 Bán hạ                   15g  Thanh bì                  7g
 Phục linh                20g  Tô diệp                  15g
 Hoàng kỳ               20g  Quế bì                   10g
 Trạch tả                 15g  Cam toại               15g
 Đại táo                4 quả  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, thanh niên, xã viên công xã, nhập viện ngày 24-12-1974. Đã hai tháng toàn thân phù nề, gần đây càng nặng. Thời gian mắc bệnh lại gần kỳ sinh nở, lúc mới có mang tình trạng nói chung còn tốt, đến giữa tháng 9 thì khớp mắt cá 2 bên phù lên, chừng trên dưới 10 ngày lan đến khớp gối, rồi phát triển tới toàn thân phù nề, khó cử động. ǎn uống kém sút, đái ít, ban tối sức nhìn kém đi. Khám thấy người tỉnh táo, dinh dưỡng bình thường, da củng mạc mắt không vàng, mặt hơi phù, nghe phổi tiếng thở thô chưa có ran, mạch 84 lần/phút, tim đập 84 lần/phút, nhịp đều, ở mỏm tim và van động mạch phổi có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu, gan lách sờ không rõ, toàn thân phù nền rõ rệt. Ngày 29-12 đẻ tại bệnh viện đủ tháng, thuận lợi. Sau khi đẻ, chưa thấy bớt phù, bụng cǎng phồng rõ. Xét nghiệm nước tiểu thường quy: Albunin niệu (+ -), bạch cầu (++), tế bào biểu bì (+). Xét nghiệm huyết sắc tố 38%, hồng cầu 1 380 000/mm3. Chức nǎng gan không có thay đổi rõ rệt. Ngày 3-1-1975 từ khoa sản chuyển sang khoa nội, với tình trạng (1) phù do albumin thấp; (2) phù do xơ gan? Bệnh nhân đã dùng viên cyclopen- tylmetylthiazin, aminophylin không có tác dụng rõ rệt nên chuyển sang đông dược.

Quá trình điều trị: Trước hết dùng mấy thang có Nhân sâm, Phục linh, Đương qui, Hoàng kỳ là các thứ bổ khí bổ huyết, không thấy hiệu quả rõ rệt. Chuyển sang dùng Tiêu thũng phương, cho bệnh nhân uống 4 thang. Uống hết 2 thang thì phù giảm dần. uống 4 thang, bài thuốc trên bỏ Đại phúc bì, Bán hạ, Thanh bì, Quế bì, Trạch tả. Cam toại, thêm Trư linh 15g, Bạch truật 15g, Sa nhân 7g, Nội kim 20g, Thần khúc 10g, sắc uống xong 3 thang thì hết phù. Bệnh khỏi.

 

42. PHÙ THŨNG ĐẶC PHÁT

- Biện chứng đông y: Uất diện vi trướng.

- Cách trị: Khai uất tiêu trướng, ôn dương lợi thấp.

- Đơn thuốc: Khai uất tiêu trướng thang.

- Công thức:

 Tam lǎng                 10g  Nga truật                 10g
 Hoàng kỳ                15g  Phòng kỉ                 10g
 Vân linh bì              30g  Xa tiền tử                15g
 Uất kim                  12g  Hoài sơn dược       13g
 Chế phụ phiến        10g  Cam thảo                 6g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nữ, 34 tuổi. Hai nǎm gần đây cảm thấy người béo dần, mất sức ngày càng nặng, hơi làm việc là mỏi mệt. Buổi sáng ngủ dậy mặt nặng, buổi trưa da tay cứng nhắc, buổi chiều hai đùi trướng lên, phù ấn lõm. Thày thuốc đã điều trị theo viêm thận, cho dùng các loại thuốc đông, tây y hơn nửa nǎm vẫn không có kết quả, bệnh tình lúc nặng lúc nhẹ, gan, thận kiểm tra đều không có dấu hiệu dương tính. Khám thấy mạch trầm tế, hơi huyền, lưỡi nhạt rêu mỏng trắng, kinh nguyệt ít và nhạt màu. Trước đây đã dùng Quy tì thang, Ngũ bì ẩm và thuốc tây. Khi uống thuốc thì đỡ phù, ngừng thuốc thì phù trở lại rất nhanh. Ca này thuộc về bệnh uất trướng. Cho uống "Khai uất tiêu trướng thang". Uống được 14 thang đã hết phù, hết trướng, khỏi bệnh. Khuyên nên tránh xúc động đề phòng tái phát.

- Bàn luận: Đây là một chứng bệnh tổng hợp do rối loạn trao đổi nước muối gây ra, thường gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ từ 20 đến 50 tuổi. Bệnh diễn biến có tính chất chu kỳ, thường là bị nặng trước kỳ kinh. Buổi sáng dậy người bệnh thấy mặt, nhất là mi mắt bị phù, sau khi dậy vận động thì hai chân và thân người dần dần bị phù. Sau một đêm nghỉ ngơi thì phù có thể giảm đi. Ngoài ra có thể còn thấy béo ra, rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng thần kinh- tinh thần. Đông y cho rằng phù thũng đặc phát là do uất mà sinh bệnh, biểu hiện ở phù, trướng, cho nên gọi là bệnh uất trướng. Đối với bệnh này tây y chưa có cách điều trị lý tưởng. Chúng tôi dùng "Khai uất tiêu trướng thang" để điều trị, cǎn cứ tình hình cụ thể của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm các vị thuốc một cách thích đáng, chỉ cần người bệnh kiên trì điều trị, đề có thể thu được kết quả tương đối tốt.

 

43. PHÙ THŨNG ĐẶC PHÁT

- Biện chứng đông y: Tỳ thận hư suy.

- Cách trị: Ôn dương lợi thủy.

- Đơn thuốc: Tiêu thũng thang.

- Công thức:

 Tiên linh tỳ              12g  Ba kích thiên           12g
 Hậu phác                 9g  Sa chỉ thực              9g
 Trư linh                  12g  Trạch tả                   9g
 Xuyên khung            9g  Hồng hoa                 6g
 Uất kim                   9g  Thương truật            9g
 Khấu nhân               9g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nữ, 48 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 10 tháng 3 nǎm 1978. Bị phù toàn thân rõ rệt đã 2 nǎm. Thường xuyên nhức đầu chóng mặt, tim đập hồi hộp, ù tai nhức mỏi lưng và đầu gối, mất ngủ, hay nằm mê, bụng trướng to, mỡ dầy ở vùng giữa, bờ gan dưới sườn 1,5cm, dưới mũi ức 3,0cm, gan mềm, không sờ thấy lách. Hai chân phù ấn lõm, chất lưỡi mập nhuận, rêu trắng, hơi bẩn, mạch trầm hoãn. Chẩn đoán: Phù thũng đặc phát, nên dùng phép trị ôn dương lợi thủy. Cho uống "Tiêu thũng thang gia giảm" 2 tuần lễ liền, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, cơ bản đã hết phù. Tiếp tục cho uống 2 tháng nữa thì bệnh khỏi hẳn. Hơn hai nǎm sau hỏi lại vẫn không thấy bệnh tái phát, bệnh nhân đã đi làm bình thường.

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây