Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần T

.

.

“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. GS Hoàng Bảo Châu

109. TẮC RUỘT

- Biện chứng đông y: Tà nhiệt kết ở tràng vị, dịch của trung tiêu bị khô, khí thượng và hạ cũng không thể thǎng giáng, uất mà hóa nhiệt.

- Cách trị: Tả hạ táo thực túc thanh lý nhiệt.

- Đơn thuốc: Đại thừa khí thang gia vị.

- Công thức:

 Đại hoàng                9g  Chỉ thực                    9g
 Xuyên phác              6g  Phục linh                 12g
 Nguyên hồ             15g  Bạch thược             12g
 Cam thảo                3g  Nguyên minh phấn   18g
 (chiêu với nước thuốc)

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Thư XX, nam, 23 tuổi, quân nhân phục viên. Đau bụng trên kèm theo nôn dữ dội. Bệnh mới đầu đau bụng, phát triển thành đau từng cơn nặng dần, từng nôn ra chất có màu như cà phê, đã 3 ngày không ǎn, bụng trướng, bí đại tiện, không bị cúi gập người. Đã qua điều trị ở bệnh viện địa phương không kết quả nên chuyển đến đây. Người bệnh đã 2 nǎm trước từng bị mổ vì bị viêm ruột thừa kèm viêm phúc mạc. Kiểm tra cạnh rốn, sờ thấy có u dài. Tây y chẩn đoán là tắc ruột do dính, đã thụt tháo, dùng atropin để chống co thắt, giảm áp lực dạ dày, ruột, truyền dịch tĩnh mạch vẫn không đỡ đau bụng, mà bụng lại trướng đầy, cự án, chất lưỡi hơi đỏ, cuống lưỡi rêu trắng, mạch hoạt sác. Vào viện đến ngày thứ 3 mới đầu chữa bằng thuốc đông y. Cho dùng bài Đại thừa khí thang gia vị, uống 1 thang lúc 4 giờ chiều hôm đó, đến 11 giờ đêm lại đại tiện 2 lần, phần nhiều, rất thối, liền theo đó bớt đau bụng. Sáng sớm hôm sau ǎn một bát cháo loãng, khám lại, đổi bài thuốc Tiểu thừa khí thang gia giảm, gồm: Chỉ xác 9g, Xuyên phác 8g, Bạch thược 18g, Phục linh 12g, Nguyên hồ 15g, Cốc nha 20g, Cam thảo 3g, Tô ngạnh 12g. Cho uống 2 thang, mọi chứng đều tiêu hết. Bệnh nhân ra viện. Cấp cho mang về 3 thang Tứ quân tử thang thêm Bạch thược, Chỉ xác, Nguyên hồ để củng cố.

 

110. TẮC RUỘT NGƯỜI GIÀ

- Biện chứng đông y: Trung khí bất túc

- Cách trị: Giáng khí chỉ thống, tư nhuận bổ trung, nhuận tràng thông tiện.

- Đơn thuốc: Trầm hương ẩm.

- Công thức:

 Trầm hương             6g  Mật ong                120g
 Mỡ lợn                 120g  

Bỏ Trầm hương vào 300ml, nước sắc đến còn 200ml thì đem uống trước, sau đó mới uống mật ong và mỡ lợn: 2 vị này đun sôi để cho âm ấm rồi uống. Nếu bệnh nhân bị nôn nặng, trước khi uống thuốc có thể tiêm 0,25mg atropin vào 2 bên huyệt Túc tam lý. Nếu vừa uống thuốc vào đã nôn ra thì phải uống bù lại lần nữa.

- Hiệu quả lâm sàng: Đồng XX, nam, 65 tuổi, xã viên. Vào viện cấp cứu ngày 21-4-1972. Người bệnh đau bụng đã 2 ngày, nôn oẹ, không đại tiện, người mệt mỏi, yếu ớt. Kiểm tra tỏ ra là bệnh cấp tính, bụng mềm, quai ruột nổi rõ, vùng bên phải rốn ấn đau. Khám nghe rõ nhu động ruột tǎng, chiếu X quang thấy có nhiều mặt nước phẳng hình cái cốc. Sau khi vào viện cho truyền dịch, đồng thời hút hết các vật chứa trong dạ dày. Đến 8 giờ tối cho uống nước Trầm hương, sau uống mật ong, mỡ lợn. Tới sáng sớm hôm sau, bụng sôi réo, đại tiện được một lần. Bớt đau đớn và đầy trướng, khoảng 9 giờ sáng liên tiếp đại tiện 2 lần, các chứng tiếp đó đều biến hết. Đến ngày thứ 3 khỏi bệnh, cho ra viện.

- Bàn luận: Bệnh tắc ruột ở người già, vì tuổi cao sức yếu nên phần lớn bệnh nhân không muốn mổ, mà thích được dùng thuốc đông y hơn. Thực tiễn cho thấy bài thuốc trên dùng chữa bệnh tắc ruột của người già kết quả rất mỹ mãn. Bài thuốc này là do nhà đông y Lý Quang Diệu truyền lại cho. .

 

111. TẮC RUỘT NGƯỜI GIÀ

- Biện chứng đông y: Tì hư thực trệ.

- Cách trị: Cấp hạ tôn âm.

- Đơn thuốc: Gia vị đại thừa khí thang.

- Công thức:

 Sinh đại hoàng         10g  Nguyên minh phấn     5g
 (Xuyên) hậu phác       5g  (Giang) chỉ thực       10g
 Lai phục tử              15g  Thảo quả nhân           3g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 60 tuổi, nhân viên. Khám lần đầu ngày 11-2-1962. Người bệnh tuổi cao sức yếu. Do ǎn no mà bụng trướng đau, đến giữa trưa bụng đau kịch liệt, trǎn trở không yên, chân tay tê dại, nôn chất ứ đọng, tuy nôn nhiều lần song bệnh không giảm, tuy mót đại tiện nhưng không ỉa được. Đi cấp cứu ở một bệnh viện, đo thân nhiệt 38o C, bạch cầu 1300/mm3, trung tính 82%, lymphô 18%. Chiếu X quang cho thấy bị tắc ruột ở vị trí cao. Vì không muốn phẫu thuật nên chuyển đến đây xin chữa. Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, vẻ đau đớn, trán đẫm mồ hôi, sờ vào bụng đau đớn không chịu được. Lưới đỏ ít tân dịch, rêu mỏng vàng, khát muốn uống nước, mạch huyền sác. Điều trị phải cấp hạ tồn âm để làm phủ vận chuyển và giảm đau. Cho uống Gia vị đại thừa khí thang. Dùng 1 tháng, thay áo mấy lần, đi ngoài ra phân thối khẳn, hết hẳn đau, bệnh nhân tự thấy bụng nhẹ rỗng, muốn ǎn, thần khí mệt yếu, mạch hoãn, lưỡi khô ít rêu, phủ khí đã thông, vị khí đã giáng. Tuy đã cứu được thuyền giữa dòng nước xiết, nhưng người già không thể công phạt thái quá, đổi sang dùng bài thuốc điều bổ: Tày đảng sâm 12g, Bạch truật (sao) 10g, Vân phục linh 10g, Cam thảo (sống) 5g, Hoàng kỳ (chích) 12g, Đương quy thân 10g, Quảng trần bì 5g, Sài hồ (mềm) 5g, Lục thần khúc 10g. Uống 5 thang, mọi chứng đều hết, người khôi phục bình thường.

- Bàn luận: Trương Trọng Cảnh luận rằng với chứng Dương minh phủ thực chỉ dùng bài Đại thừa khí thang để cấp hạ tồn âm ở người khoẻ thực chứng, bệnh nhân trong trường hợp này tuổi cao, khí huyết đều suy, tì vị hư nhiều, gốc là chứng Hoàng long thang, nhưng cho dùng bài Đại thừa khí thang thêm Lai phục tử để tǎng thêm sức tẩy xổ, lại dùng Thảo quả để hạn chế những thuốc trên, khi thực tà đã khử hết thì việc điều lý sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt.

 

75. TĂNG HUYẾT ÁP

- Biện chứng đông y: Thận âm khuy tổn, thủy chẳng chứa mộc. Can dương quấy phá thanh không.

- Cách trị: Tư thủy hàm mộc, tiềm dương tức phong.

- Đơn thuốc: Gia vị ích âm tiềm dương thang.

- Công thức:

 Huyền sâm             12g  Mạch đông                9g
 Ngưu tất                  9g  Phục linh                  9g
 Câu đằng                 9g  Cúc hoa                    9g
 Thuyền thoái            6g  Đại giả thạch           15g
 Sinh long cốt          15g  Sinh mẫu lệ             15g
 Chích viễn chí          6g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người thận âm suy khuyết nhiều thì có thể thêm Thục địa, Nữ trinh tử, Qui giao; người huyết áp liên tục không hạ thì có thể châm chước mà thêm Tang kí sinh, Hạ khô thảo, Sinh đỗ trọng.

 

76. TĂNG HUYẾT ÁP

- Biện chứng đông y: Âm hư dương cang

- Cách trị: Dục âm tiềm dương.

- Đơn thuốc: Trấn can tức phong thang gia giảm.

- Công thức:

 Bạch thược           40g  Huyền sâm            25g
 Thiên đông             25g  Nhân trần               25g
 Ngưu tất                40g  Đan sâm                40g
 Sinh mẫu lệ           40g  Sinh hòe hoa          50g
 Đại giả thạch         40g  Sinh địa                 40g
 Sung úy tử            25g  Dạ giao đằng          40g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài "Trấn can Tức phong thang gia giảm", cǎn cứ triệu chứng mà thêm bớt, theo dõi điều trị 39 ca tǎng huyết áp kiểu âm hư dương cang, tỉ lệ công hiệu đạt 94,9% hạ huyết áp. Đối với các triệu chứng chủ yếu của bệnh tǎng huyết áp như đau đầu, váng đầu, cǎng đầu tim hồi hộp, mất ngủ, mất sức, tê tay chân đều có cải thiện rõ ràng. Điện tâm đồ cũng có tiến bộ.

 

77. TĂNG HUYẾT ÁP

- Biện chứng đông y: Can thận âm hư.

- Cách trị: Tư bổ can thận, giáng áp tức phong.

- Đơn thuốc: Thất tử thang.

- Công thức:

 Quyết minh tử          24g  Câu kỉ tử                 12g
 Thỏ ti tử                   12g  Nữ trinh tử              15g
 Kim anh tử                9g  Sa uyển tử              12g
 Tang thầm tử           12g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nữ, 51 tuổi, bị bệnh tǎng huyết áp đã hơn 5 nǎm, thường thường huyết áp vẫn duy trì ở 210-180/110-100mmHg. Thường váng đầu, đau đầu, tính nết cáu gắt, mất ngủ hay mơ, lưng gối đau nhuyễn, tay chân tê, sắc mặt đỏ hồng, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyền tế sác. Đã từng dùng nhiều thứ thuốc tây hạ huyết áp nhưng hiệu quả không phải là lý tưởng, nên xin điều trị bằng thuốc đông. Đây là chứng can thận âm hư, cho uống "Thất tử thang" thêm Câu đằng, Bạch thược, Tang kí sinh, uống được 6 thang thì các triệu chứng đã chuyển biến tốt rõ rệt, huyết áp có giảm một ít: 175/95mmHg. Thuốc đã kiến hiệu, cho uống 15 thang nữa, sau khi uống thì các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết áp ổn định ở 150-140/90-85mmHg, bài trên lại gia giảm, uống thêm một tháng để củng cố. Ngừng thuốc rồi hỏi lại sau hơn một nǎm chưa thấy huyết áp tǎng lại.

- Bàn luận: Trong đơn có các loại hạt thuốc tính chất như nhuận, tính bình hoà, trong đó Thỏ ti tử, Tang thầm tử, Sa uyển tử, Kim anh tử bổ dương của can thận. Quyết minh tử thanh can nhiệt, hợp lại thành bài thuốc bình, bổ can thận tức phong. Có thông tin cho biết: Quyết minh tử có tác dụng hạ huyết áp, Kim anh tử có tác dụng giảm cholesterol huyết, Câu kỉ tử có tác dụng bớt các lipid đọng ở tế bào gan. Các loại hạt thuốc này còn là nguồn vitamin phong phú.

 

78. TĂNG HUYẾT ÁP

- Biện chứng đông y: Can thận âm hư, can dương cang lên, tim mất sự nuôi dưỡng.

- Cách trị: Tư âm, bình can, an thần.

- Đơn thuốc: Giáng áp hợp tễ.

- Công thức:

 Huyền sâm              15g  Câu đằng                 15g
(cho vào sau)
 Hạ khô thảo             15g  Địa long                     9g
 Dạ giao đằng           15g  (Sa) táo nhân             9g

Thêm 300ml nước, sắc còn 150ml, ngày chia uống làm 3 lần, mỗi tuần lễ uống 3-5 thang, mỗi tháng là một đợt điều trị.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 50 ca bệnh tǎng huyết áp, kết quả hạ huyết áp như sau: Công hiệu rõ rệt 32ca (có 13ca giai đoạn I, 17 ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 64%; có công hiệu 15ca (1 ca giai đoạn I, 12ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 30%; không công hiệu 3 ca (1 ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 6%. Tỉ lệ có công hiệu toàn bộ 94%. Tỉ lệ kết quả đối với các triệu chứng là: có công hiệu rõ rệt 25 ca chiếm 50%, có công hiệu 20 ca chiếm 40%, về cơ bản không công hiệu 5 ca chiếm 10%.

- Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng cho thấy, đối với bệnh tǎng huyết áp ở giai đoạn I và giai đoạn II thì "Giáng áp hợp tễ" có hiệu lực tương đối tốt, ổn định kéo dài. Đối với tǎng huyết áp giai đoạn III cũng có tác dụng nhất định nhưng nhìn chung không có tác dụng tốt như hai giai đoạn I,II.

 

38. TĂNG LIPID HUYẾT

- Biện chứng đông y: Can thận âm hư, khí trệ huyết ứ.

- Cách trị: ích âm hóa ứ.

- Đơn thuốc: Giáng chỉ ẩm.

- Công thức:

 Sâm                                              20g

Sắc nhỏ lửa khoảng 1500ml nước, chứa vào phích nóng làm trà uống dần nhiều lần (khi cảm mạo hoặc khi có bệnh đường tiêu hóa thì tùy tình hình mà tạm ngừng dùng thuốc).

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 31 ca dùng "Giáng chỉ ẩm"sau 2 tháng thì giảm thể trọng, lipid huyết giảm rõ rệt. XX, nam, 41 tuổi, cao 1,74m, nặng 86kg. Chóng mặt 3 tháng, khi nóng vội, mệt mõi thì càng tǎng. Ngực bứt rứt, hơi thở ngắn, ǎn uống nhiều, tiện bí, huyết áp 128/90Hg, mạch huyền tế, chất lưỡi đỏ xỉn, chỉ có thể làm việc nửa ngày. Sơ chẩn ngày 7-6-1979. Xét nghiệm thấy: cholesterol 320mg %, betalipoprotein 1578mg%, triglycerid 96mg%. Chẩn đoán xác định là tǎng lipid huyết. Cho dùng "Giáng chỉ ẩm". Dùng 3 tháng có ngắt đoạn (tháng đầu tiên dùng được liên tục hơn), thể trọng giảm còn 74kg, huyêt áp 116/78mmHg, mạch, lưỡi đều bình thường. Cholesterol giảm còn 289 mg%, beta-lipoprotein còn 460 mg%, trriglycerid còn 75%. Cảm giác chóng mặt và bứt rứt đều hết, có thể làm việc cả ngày. Vẫn còn tiện bí. Dặn tiếp tục uống bài thuốc trên. Sau khi ngừng thuốc 7 tháng, ngày 20-5-11980 thǎm lại thì chưa thấy tái phát các chứng chóng mặt, bứt rứt trong ngực, thở ngắn, trừ trường hợp thỉnh thỏang có thấy tiện bí, không thấy các chứng khác, huyết áp thường khoảng 118/72mmHg. Xét nghiệm: Cholesterol 180mg%, betalipoprotein 218mg%, triglycerid 64mg%.

 

39. TĂNG LIPID HUYẾT

- Biện chứng đông y: Thận can âm hư.

- Cách trị: Tư bổ can thận.

- Đơn thuốc: Giáng chỉ thang.

- Công thức:

 Đan sâm               15g  Thủ ô                    15g
 Hoàng tinh            15g  Trạch tả                15g
 Sơn tra                15g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần sau bữa ǎn.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị lâm sàng cho 100 ca tǎng lipid huyết. Sau khi uống "Giáng chỉ thang", lipid huyết đều giảm với mức độ khác nhau, kết quả 78% người bệnh cholesterol giảm 94%, betaliprotein giảm. XX, nữ, 46 tuổi, kỹ thuật viên, vì tứ chi tê dại mà đi khám, kết quả là: thể trọng vượt lên 3 kg, Huyết áp 138/90mmHg tim phổi (-), chưa sờ thấy gan, lách, cholesteron 300mg%, betalipoprotein 670mg%, điện tâm đồ bình thường. Kiểm tra máu, nước tiểu, chức nǎng gan đều bình thường. Chẩn đoán lâm sàng là tǎng lipid huyết. Cho dùng "Giáng chỉ thang". Một tháng xét nghiệm lại: Cholesterol giảm còn 42mg%, betalipiprotein 423mg%. Trương XX, nam, 52 tuổi, cán bộ. Đầu váng, mất ngủ, mộng mị, chóng quên đã hơn 1 nǎm. Đã đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán lâm sàng là tǎng lipid huyết, xơ động mạch não giai đoạn sớm. Kết quả xét nghiệm: Cholesterol 235mg%, betalipoprotein 725mg%, triglycerid 120mg%. Sau 30 ngày dùng Giáng chỉ thang kiểm tra lại, kết quả: là cholesterol, còn 180mg%, betalipoprotein còn 363mg%, triglycerid còn 78mg%.

- Bàn luận: Khi sử dụng "Giáng chỉ thang" trên lâm sàng có thể lấy làm đơn thuốc cơ bản để trị tǎng lipid huyết, khi bệnh nhân có kèm các chứng khác nên tùy chứng bệnh mà thêm bớt cho thích đáng.

 

29. TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP

- Biện chứng đông y: Can uất khí kết, âm hư hỏa vượng.

- Cách trị: Dưỡng âm giải uất nhuyễn kiên tán kết.

- Đơn thuốc: Dục âm thang gia giảm.

- Công thức:

 Liêu sa sâm            15g  Thiên đông              15g
 Mạch đông              15g  Sinh địa                  15g
 Hoa phấn                15g  Côn bố                   15g
 Hải tảo                   15g  Ngũ bội tử              10g
 Đại bốc                  10g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu bướu tuyến giáp sưng to thì thêm Hải phù thạch 15g; chân tay run rẩy thì thêm Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 15g, với người thèm ǎn, hay đó thì thêm Nguyên sâm 15g, Sinh địa tǎng lên 30g: với người miệng khát thì thêm Ô mai, Thạch hộc mỗi thứ 15g; người đại tiện nhiều lần thì thêm Sinh sơn dược 30g, với người khí hư thì thêm Thái tử sâm 15-30g; với người liệt dương thì thêm Dâm dương hoắc 15g; với người can uất hoá nhiệt thì thêm Hạ khô thảo 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 34 trường hợp, khỏi hẳn 18 ca, khỏi một phần 13 ca, còn 3 ca không có kết quả. Thời X X, nữ, 34 tuổi, phục vụ viên, tới khám ngày 15-9-1976. Tự kể bệnh: bực bội, ra nhiều mồ hôi đã 4 nǎm nay, đồng thời có cảm giác cổ to lên, ngực tức, tim đập hồi hộp, gầy đi, tay run, ǎn nhiều và thèm ǎn, mỗi ngày ǎn tới hơn 0,5 kg đồ ǎn, đại tiện lỏng, mỗi ngày 3 lần. Khám thấy Bướu cổ độ II, nhãn cầu lồi ra, tim đập 106 lần/phút, có tạp âm độ 1 thời kỳ tâm thu ở mỏm tim, mạch tế sác, lưỡi nhạt rêu mỏng trắng. Ngày 16-8-1976 đã đo lượng hấp thụ iốt 131 = 2 giờ 47,7%, 4 giờ 61,5%, 24 giờ 88%, thử ngiệm hệ số ức chế iôt: 2 giờ 9,4%, 4 giờ 8,3%, 24 giờ 6,9%, chẩn đoán là "tǎng nǎng tuyến giáp", thuộc về chứng can, uất khí kết, kèm âm hư, cần trị bằng phép dưỡng âm giải uất nhuyễn kiên tán kết. Cho dùng bài thuốc trên, thêm Nguyên sâm, Hải phù thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Thạch hộc, mỗi vị 15g, Cát cánh 9g. Uống tất cả 24 thang, ngày 9-12-1976 khám lại các triệu chứng bực bội tim hồi hộp đã lui, hết ra mồ hôi, hết run tay đại tiện mỗi ngày 1 lần, nhưng nhãn cầu vẫn còn lồi ra, tuy có giảm bớt, tuyến giáp còn phù, bướu độ 1, mạch trầm tế (nhịp tim 80 lần/phút), lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Ngừng thuốc, sau 20 ngày khám lại, đo lượng hấp thụ iốt 131 2 giờ 11,4%, 4 giờ 16,7%, 24 giờ 5,8%, đều trong phạm vi bình thường. Nghe tim: đã hết tạp âm ở mỏm tim. Lại cho dùng tiếp 10 thang thuốc trên, thêm Thái tử sâm 30g, để củng cố kết quả điều trị.

 

30. TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP

- Biện chứng đông y: Âm hư hỏa vượng, đờm nhiệt uất tất, thấu lý bất cổ.

- Cách trị: Tư âm tả hỏa, ích khí tán kết.

- Đơn thuốc: Đương qui lục hoàng thang hợp với Tiêu luy hoàn gia giảm.

- Công thức:

 Đương quy              9g  Hoàng bá                 6g
 Hoàng kỳ               15g  Triết bối mẫu            9g
 Sinh mẫu lệ           30g  Toan táo nhân        15g
 Phù tiểu mạch       30g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống 1-3 tháng, sau khi hết các chứng thì có thể dùng thuốc trên nhiều lần chế thành hoàn mỗi ngày 18g, chia làm 2-3 lần để củng cố tác dụng.

- Hiệu quả lâm sàng: Dùng bài thuốc này để trị bệnh cường tuyến giáp có hiệu quả tốt theo dõi toàn diện 8 ca, trong 3 tháng tất cả các triệu chứng đều mất, chuyển hóa cơ bản phục hồi như thường 5 ca, các triệu chứng đều giảm rõ rệt 2 ca, vô hiệu 1 ca.

 

31. TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP

- Biện chứng đông y: Khí âm hư kiêm đờm kết.

- Cách trị: ích khí dưỡng âm, trừ đờm tán kết.

- Đơn thuốc: Gia vị sinh mạch tán phương.

- Công thức:

 Đảng sâm               9g  Mạch đông              9g
 Ngũ vị tử                 6g  Huyền sâm            12g
 Viễn chí                  9g  Quất hồng               9g
 Sinh mẫu lệ           24g  Côn bố                  12g
 Hải tảo                   9g  Sài hồ                     3g
 Miết giáp              12g
 (sắc trước)
 

Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Lư XX, nữ, 25 tuổi, chưa chồng, công nhân. Khoảng tháng 6-1976 bệnh nhân phát hiện cổ sưng, mắt lồi, cảm thấy đầu váng, có lúc tim đập hồi hộp, bức bối ra mồ hôi, run tay, ǎn nhiều mà chóng đói. Bệnh viện địa phương đã chẩn đoán cường tuyến giáp trạng, đã dùng methyl, tác dụng không tốt lắm. Tim đập 120-143 lần phút, thân nhiệt duy trì khoảng 37,8-38,2oC, huyết áp ổn định, ở 140/80mmHg. Đầu tháng 11 xác định chuyển hóa cơ bản: + 64%, nguyên đán nǎm sau làm thí nghiệm hấp thu iốt phóng xạ (I131) thì thấy 2 giờ 41,5%, 3 giờ 49,5%, 24 giờ 59%, (1), đến xin điều trị. Chẩn mạch tế sác, lưỡi đỏ ít rêu. Xem xét kỹ các chứng, cổ sưng, mắt lồi là đờm kết, tim đập hồi hộp, bực bội, nhiều mồ hôi, mạch tế sác đều là chứng của khí âm bất túc. Theo chứng mà luận ra thì phải ích khí dưỡng âm thêm trừ đờm tán kết, dùng bài "Gia vị sinh mạch tán". Uống liền 20 thang thì bướu cổ giảm rõ rệt, các chứng khác cũng mất. Đo nhịp tim, thân nhiệt, huyết áp thấy trở lại bình thường. Cho ngừng thuốc đáng lẽ lại đo hấp thu iốt (I131) nhưng bệnh nhân về nhà nghỉ phép. Tháng sau gửi thư đến cho biết bệnh viện làm chuyển hóa cơ bản thấy: + 9%, theo dõi 3 nǎm nữa, bệnh không tái phát.

 

32. TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP

- Biện chứng đông y: Khí kết không thư.

- Cách trị: Nhuyễn kiên tán kết, sơ cang giải uất, dưỡng huyếthòa huyết.

- Đơn thuốc: Bình phục ẩm (gia vị).

- Công thức:

 Sinh mẫu lệ             20g  Côn bố                    25g
 Hải tảo                    25g  Hạ khô thảo            25g
 Đương qui              15g  Bạch thược            20g
 Sài hồ                    15g  Hương phụ             15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Thượng XX, nữ, 44 tuổi, giáo viên. Sơ chẩn ngày 5-10-1976. Hay đói, gầy sút đã 3 tháng, mỗi ngày ǎn 1,5kg lương thực, thể trọng từ 75kg xuống còn 52kg, cau có, gắt gỏng, nóng nảy buồn bực, thích uống lạnh, đi ngoài phân lỏng có ngày 5-6 lần, ra mồ hôi, tim đập hồi hộp, thở ngắn, phía trước cổ hơi to. Tiểu tiện, kinh nguyệt bình thường. Đã được 1 bệnh viện chẩn đoán chính xác là bệnh cường tuyến giáp trạng, đã từng uống thuốc tây (diazolin) nhưng ít công hiệu. Lưỡi đỏ nhạt, không có rêu, mạch trầm huyền hơi tế. Cho uống 'Bình phục ẩm' thêm Đảng sâm 20g, Phục linh 20g, Quất hồng 25g, Đại bối 15g. Khám lần thứ hai 20-10-1976. Uống đơn trên10 thang, các chứng chuyển biến tốt. Lưỡi đỏ nhạt, không có rêu, mạch trầm huyền sáp. Vẫn dùng "Bình phục ẩm’' thêm Đan sâm 20g, Nhũ hương 10g, Mộc dược 10g. Khám lần thứ ba: 15-11-1976. Uống đơn trên 15 thang, các triệu chứng giảm nhiều, thể trọng tǎng dần, tinh thần khá lên, lưỡi và mạch như trước. Vẫn dùng bài thuốc đó. Khám lần thứ tư: 25-11-1976, bệnh lui 7-8 phần, ǎn ít đi, mỗi ngày 0,250kg. Đại tiện hơi lỏng, có khi mỗi ngày 2 lần, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch huyền hoãn, uống đơn trên 15 thang. Khám lần thứ nǎm; 21-12-1976, gần đây đau họng, tự ra mồ hôi, không có khó chịu gì, ǎn chừng 0,500kg, đại tiện bình thường, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Dùng thêm phép tư âm thanh nhiệt. Lấy đơn trên thêm Nữ trinh tử 15g, Hạ liên thảo 20g, Phù tiểu mạch 20g, Xạ can 15g, Sơn đậu cǎn 15g. Dùng 20 thang thì khỏi.

 

33. TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP

- Biện chứng đông y: Đờm kết ở vùng cổ, đờm hỏa quấy rối bên trong.

- Cách trị: Thanh nhiệt hóa đờm.

- Đơn thuốc: Nhị trần thang gia vị.

- Công thức:

 Thanh bán hạ           15g  Vân phục linh          12g
 Trần bì                     10g  Long đờm thảo        12g
 Côn bố                    15g  Hải tảo                    15g
 Bạch giới tử              3g  Sinh cam thảo           6g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đơn thuốc trên mỗi ngày một thang, 30 ngày là một liệu trình, đã điều trị 10 ca, nhanh nhất một liệu trình, lâu nhất 3 liệu trình, toàn bộ các triệu chứng lâm sàng đều hết, chuyển hóa cơ bản trở lại bình thường. lý XX, nữ, 30 tuổi, nhân viên bệnh viện, chẩn bệnh ngày 26-10-1978. Tim đập hồi hộp, yếu mệt tự ra mồ hôi, dễ nóng nảy, chóng đói, gày còm, mắt hơi lồi, tay run, tuyến giáp hơi sưng to, nhịp tim 88-92 lần/ phút. Bệnh viện chẩn đoán "bệnh cường tuyến giáp trạng". Chuyển hóa cơ bản +80-100%. Đã từng uống Metylthiouracil..., lúc uống lúc ngừng đến nǎm 1977, hiệu quả không rõ. Cǎn cứ vào tứ chẩn, bệnh này thuộc "đờm ảnh" (bướu đờm) của đông y, tức là đờm hỏa kết ở cổ nên cổ to ra, hỏa bốc lên mắt làm cho lồi mắt, đờm hỏa quất rối bên trong nên dễ cáu gắt, dễ đói, gầy rạc. Nên dùng phép thanh nhiệt hóa đờm uống "Nhị trần thang gia vị", hơn 3 tháng sau các triệu chứng lâm sàng đều hết, chuyển hóa cơ bản bình thường, trở lại công tác 1 nǎm chưa tái phát.

 

112. TÁO BÓN

- Biện chứng đông y: Ruột khô không nhuận, khí trệ ra chướng.

- Cách trị: Điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng.

- Đơn thuốc: Tư âm nhuận táo phương gia vị.

- Công thức:

 Sinh thủ ô               15g  Ngọc trúc                  9g
 Đại phúc bì              12g  Thanh bì                    6g
 Trần bì                             6g  Sinh chỉ xác              9g
 Ô dược                    9g  Thanh quất diệp         9g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 26-2-1966. Bệnh nhân từ lâu đã có đại tiện bí kết, bụng chướng đau, cự án, uống thuốc thông tiện, sau đi đại tiện rồi bụng dưới đau, ngủ không yên. 10 tháng trước phổi bên phải nhiễm lao, đã điều trị bệnh tình ổn định, không ho, khám thấy chất lưỡi đỏ, rêu dày bẩn mà vàng, mạch huyền hoạt phía phải to hơn. Chứng này là ruột khô không nhuận, khí trệ gây chướng. Nên dùng phép điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng. Cho uống Tư âm nhuận táo phương gia vị. Uống được 5 thang, đại tiện trở thành nhuận, giảm quá nửa chứng bụng chướng đau. Dặn uống thêm 5 thang nữa, mọi chứng đều hết.

- Bàn luận: Bệnh nhân này phế âm vốn hư, ruột khô không nhuận, khí cơ uất trệ, thông giáng không được, làm cho đại tiện bí kết không thông. Trong phương thuốc dùng Sinh thủ ô, Ngọc trúc để tư âm nhuận táo, dùng Đại phúc bì. Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận táo, dùng Đại phúc bì. Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận, khí cơ thông suốt, ắt đại tiện tự thông, chứng bệnh hết. Theo kinh nghiệm lâm sàng, người già đại tiện bí kết đã lâu, đường ruột không nhuận, dùng thuốc thông hạ lâu ngày không có kết quả thì có thể dùng riêng một vị Sinh thủ ô 30g. Sắc uống hoặc làm thành hoàn mỗi lần 6g, mỗi ngày uống 2 lần sẽ có hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng Hắc chi ma, vừng đen giã nát trộn mật ong mà chiêu cũng có tác dụng thông tiện.

 

216. TEO NÃO TỎA LAN

- Biện chứng đông y: Trung khí hư tổn, gân cốt suy phế.

- Cách trị: ích khí dưỡng can bổ thận.

- Đơn thuốc: Hoàng kỳ, quế chi, ngũ vật thang gia giảm.

- Công thức:

 Hoàng kỳ              150g  Bạch thược            50g
 Quế chi                  20g  Sinh khương          10g
 Đại táo                5 quả  Đương quy             20g
 Ngưu tất                20g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Tiết XX, nữ, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 27-3-1974. Từ nǎm 1970, bệnh nhân bắt đầu dần dần bị đau đầu váng đầu, trí nhớ giảm sút rõ rệt, ngay việc trong ngày hôm đó cũng có thể quên, chân tay rã rời, mỏi mệt. Từ nǎm 1973 không đứng vững được nữa, tay không cầm nổi đũa, nhai cơm toàn vãi ra ngoài. Đã bơm khí vào não và chụp não ở một bệnh viện, chẩn đoán là teo não toả lan (mạc trên, mạc dưới thùy đỉnh, cả hai bên thùy chẩm, nhất là bên phải). Bệnh nhân rất gầy, toàn thân không thể cử động, chây tay teo nhũn, rụng hết rǎng. Chất lưỡi bệu, không có rêu, mạch trầm nhược. Cho dùng "Hoàng kỳ, quế chi, ngũ vật thang gia giảm" Uống được 30 thang tới ngày 27-4 khám lại thấy có người đỡ có thể đi được. Nhưng đại tiện táo bón, miệng khô, đầu hơi đau, mạch nhược, lưỡi nhạt dễ khô, như vậy là bệnh đã chuyển, nhưng âm dịch vẫn còn thiếu, vẫn dùng nguyên phương, thêm hỏa ma nhân, Thốn vân, Thủ ô, Thiên hoa phấn, Sinh địa, Cúc hoa, bệnh nhân tiếp tục uống tới ngày 30-5 đã có thể chống gậy đi được khoảng 200 mét, các cơ bị teo đã có chuyển biến tốt. Chỉ còn đùi bên trái đau nhức, toàn thân vẫn mệt mỏi, chất lưỡi hơi tím đen, mạch nhược. Vậy là khí âm đang dần dần trở lại, cần phải chữa cả ngọn và gốc, cho bài thuốc sau: Hoàng kỳ 150g, Bạch thược 50g, Quế chi 20g, Đương quy 20g, Địa long 20g, Ngưu tất 200g, Thủ ô 25g, Thốn vân 25g, Nữ trinh tử 25g, Thỏ ty tử 25g, Địa long 20g, Thổ miết trùng 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cứ như vậy điều trị nửa nǎm, hết teo, trí nhớ phục hồi, hoạt động bình thường. Tây y khám thấy trừ ngón chân cái bên trái còn hơi mất cảm giác, ngoài ra không có biểu hiện bất thường nào ở hệ thống thần kinh, cơ bản đã khỏi bệnh và ra viện.

 

217. THÂN NÃO HỦY MYÊLIN

- Biện chứng đông y: Âm hư dương vượng, phong đàm trở lạc.

- Cách trị: Khứ phong hóa đàm thông lạc, dưỡng huyết bình can.

- Đơn thuốc: Phức phương khứ phong thông lạc phương.

- Công thức:

 Sinh kỳ                  15g  Cương tàm           4,5g
 Toàn yết                  3g  Câu đằng               30g
 Huyền sâm            12g  Tri bá                     10g
 Cát cánh               7,5g  Ngô công            4 con
 Cúc hoa                 10g  Sinh địa                 15g
 Thích tật lê             10g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Rượu mật rắn trần bì một chai, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa chai.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 29 tuổi. Chiều ngày 9-8-1967 bắt đầu cảm thấy chóng mặt, đau nhức vùng gáy, hai chân mềm nhũn, lúc đi đường cứ vẹo sang bên phải, hai mắt nhìn không linh hoạt, nhìn một vật thành hai. Một tuần sau không đi lại được. Sau khi khám ở khoa thần kinh, chẩn đoán là thân não hủy myêlin. Đã uống cortison và nhiều loại vitamin, không có kết quả rõ rệt. Ngày 29-7, tới khám thấy váng đầu, cǎng đầu, ù tai, tê dại mặt và tay phải, run giật, con mắt chuyển động không linh hoạt, mắt trái không liếc ra ngoài được, hai mắt liếc vào trong đều kém, lưỡi tê, nói khó, ǎn uống khó khǎn, đùi phải không đứng lên được, đi lại khó khǎn, đại tiểu tiện bình thường. Trước khi bị bệnh, không sốt và tiêm phòng gì cả, không nghiện rượu, thuốc lá. Phản xạ đầu gối tǎng, bên phải mạnh hơn bên trái, phản xạ Babinski phải dương tính, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế hoạt, chứng này là âm hư dương cang, phong đàm trở lạc. Trị bằng phép khứ phong hóa đàm thông lạc, dưỡng huyết bình can. Cho uống "Phức phương khứ phong thông lạc phương". Uống được 14 thang, ngày 16-11 khám lại, các chứng trên đều giảm rõ rệt, không còn váng đầu, đi lại không bị loạng choạng. vẫn còn cảm thấy mệt mỏi, có lúc thấy cǎng đầu, nửa đầu bên trái đau, vẫn còn nhìn một vật thành hai, tay phải tê, mạch trầm tế, rêu lưỡi trắng. Vậy là sau khi uống thuốc, bệnh chuyển biến tốt, nhưng khí huyết chưa đủ, lạc mạch vẫn bất hoàn cần phải nuôi dưỡng khí huyết, sơ thông lạc mạch. Cho dùng nguyên phương, bỏ Cát cánh, Sinh kỳ đổi thành 30g, thêm Thủ ô đằng 30g, Mộc qua 12g, tiếp tục cho uống. Ngày 18-12, khám lại: hết váng đầu, nhìn rõ mọi vật, nói nǎng rõ ràng, đi lại không khó khǎn. Nhưng tay và môi vẫn thấy tê, rêu mỏng trắng, mạch trầm hoạt. Vì vậy, trong bài thuốc trên thay Thủ ô đằng bằng Thủ ô 15g, khuyên nên tiếp tục uống. Ngày 21-2-1968, khám lại: cảm giác tê đã giảm bớt, tinh thần và sức khoẻ đã như thường, chỉ còn thấy cǎng đầu, ǎn, ngủ, đại tiểu tiện đều bình thường rêu sạch, mạch hoà, lúc này bệnh nhân đã đi làm được hơn 2 tháng, không thấy có khó chịu. Chúng tôi khuyên nên điều dưỡng bằng thuốc hoàn để củng cố kết quả điều trị.

Bài thuốc như sau: Sinh kì 60g, Thủ ô 30g, Toàn phúc hoa 30g, Giả thạch 30g, Xích thược 30g, Toàn yết 10g. Ngô công 10 con, Câu đằng 30g, Sinh địa 60g, Xích thược 30g, Bạch thược 30g, Đương quy 60g, Xuyên khung 30g, Cúc hoa 30g, Sinh thạch quyết 30g, Tật lê 30g, Thỏ ti tử 30g, Nữ trinh tử 30g, Tiên mao 30g, Hổ phách 3g, Tiên linh ti 30g, đem tất cả tán mịn trộn mật làm hoàn, mỗi viên nặng 10g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 1 viên.

- Bàn luận: Biểu hiện lâm sàng thể hiện sự tổn thương bó tháp (như khó cử động, tǎng phản xạ đầu gối, xuất hiện các phản xạ bệnh lý v.v...), lại có liệt thần kinh sọ não ngoại biên (như hoạt động của nhãn cầu không linh hoạt, nhìn một vật thành hai, khó nói, nuốt khó v.v...) tây y chẩn đoán là thân nảo hủy Myêlin, nguyên nhân của bệnh cho tới nay người ta vẫn chưa biết rõ, cũng chưa có cách điều trị đặc biệu. Theo quan điểm đông y, bệnh này không giống với các quy luật trúng phong nói chung, nếu như không có phương pháp kết hợp cả phân tích bệnh lẫn phân tích chứng, thì có thể cho rằng đây là một quái bệnh (bệnh lạ). Qua phân tích tỉ mỉ các triệu chứng bệnh quan sát thấy khi bệnh nhân phát bệnh thì bỗng nhiên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, đó chính là cảm thụ phong tà, do chính khí không đủ, âm huyết không đủ, phong tà nhập lý, nhất thời không được giải, hóa thành táo, cô dịch thành đờm, phong đờm làm tắc kinh lạc, dẫn đến chân tay tê dại, trở ngại vận động. Can chủ cân, âm huyết không đủ, cân mất sự nuôi dưỡng, sẽ sinh chân tay run, khó nói, âm hư dương vượng, can khí thượng ngịch, phong đờm lên nhiễu ở trên, sẽ dẫn tới cǎng đầu, váng đầu, ù tai; can khai khiếu ở mắt, âm huyết không đủ, không thể dưỡng mục, sẽ thấy con ngươi chuyển đọng không linh hoạt, hai mắt nhìn mọi vật không rõ. Cần dùng dưỡng huyết bình can, tán phong hóa đàm, thông lạc. Trong bài thuốc dùng tứ vật thang thêm Đan sâm để dưỡng huyết hoạt huyết, dùng riêng một vị Hoàng kỳ để bổ khí, khí là soái của huyết, khí huyết lưỡng bổ, mới có thể dưỡng huyết làm đầy mạch. Khí huyết đầy đủ thì vận hành sẽ thông suốt; lại dùng Tật lê, Cúc hoa để bình can tán phong, Cương tàm, Câu đằng, Toàn yết, Ngô công, Mật rắn Trần bì để khu phong trấn kinh hóa đàm thông lạc. Vì phong phạm vào vùng đầu mặt là chủ yếu, nên dùng Cát cǎn để dẫn thuốc lên phía trên, tuyên phế hóa đàm, lại dùng Huyền sâm, Tri bá để dưỡng âm thanh hỏa ở kinh can. Vì bệnh nhân có âm huyết bị hư nhược, ngoại tà thừa lúc chính khí hư mà nhập vào, chính khí không đủ sức đẩy ngoại tà ra ngoài, ngoại tà vào kinh lạcm, ở lâu trong đó, phong từ hỏa mà ra, cô dịch thành đờm, âm huyết hư khuyết, làm đường mạch không đầy, khí huyết tuần hành chậm chạp, sau khi bị tà nhập, khí huyết dễ bị ứ trệ ngưng kết lại mà thành ứ huyết, đờm huyết kết lại với nhau làm tắc kinh lạc sinh ra bệnh. Khi điều trị, lúc đầu lấy khư phong hóa đàm thông lạc làm chủ, dưỡng huyết bình can là bổ trợ. Do coi trọng việc khu phong hóa đàm và ích khí dưỡng huyết, khí đủ thì huyết hành, làm cho khí huyết lưu thông, huyết đủ thì đường mạch cũng đầy ứ, ứ khí tân sinh, khí huyết vận hành, khí thuận thì đờm dễ hoá, huyết hoạt thì đờm dễ tiêu, vừa phù chính vừa khu tà, làm nổi bật đặc điểm của việc trị đờm, cho dùng thuốc được 2 tuần thì các triệu chứng đều giảm nhẹ, lại chuyển sang lấy dưỡng khí huyết làm chủ, thêm một bước khai thông kinh lạc, trọng điểm là phù trợ chính phí, khí huyết sung thịnh, kinh lạc lưu thông, ứ huyết ngưng đàm đều bị hóa tán. Tuy gọi là "quái bệnh", nhưng đã chữa bằng cách trị đàm, nên thu được kết quả rất tốt.

 

241. THẤP KHỚP

- Biện chứng đông y: Phong và thấp tắc ở trong, ngoại tà xâm nhập quấy phá, mạch lạc nghẽn tắc, khí huyết không thông.

- Cách trị: Hoạt huyết, thông lạc, khử phong thấp.

- Đơn thuốc: Tích toàn hoàn.

- Công thức:

 Kim mao cẩu tích      30g  Toàn yết                   30g
 Thổ miết trùng           30g  Đại hồi hương           30g

Tất cả tán bột mịn phun nước làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi một cách có hệ thống 106 ca bệnh này, khỏi 20 ca, có tác dụng rõ 32 ca, có tác dụng 43 ca, vô hiệu 11 ca, tỉ lệ hữu hiệu toàn bộ 89,6%.

 

242. THẤP KHỚP

- Biện chứng đông y: Hàn tà thấp tà xâm nhập quấy phá, đọng lại ở kinh lạc, khí huyết vận hành bất thông.

- Cách trị: Khu phong hành thấp, thanh hóa uất nhiệt.

- Đơn thuốc: Gia vị quế chi thược dược tri mẫu thang.

- Công thức:

 Quế chi                   9g  Ma hoàng                9g
 Phòng phong           9g  Phụ phiến                9g
 Bạch truật             15g  Thương truật          15g
 Cam thảo              15g  Sinh khương          15g
 Bạch thược          30g  Tri mẫu                  30g
 Thạch cao             30g  Hoàng bá               30g
 Ý mễ                     60g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nam, 45 tuổi, sơ chẩn ngày 21 tháng 10 nǎm 1975, gặp mưa bị ướt, nên tà của hàn thấp đình trệ lại làm cho các khớp ở chân sưng đỏ đau đớn, đã dùng nhiều thuốc đông thuốc tây chữa hiệu quả không rõ rệt, sau lại dùng hormon điều trị, bệnh lúc nặng lúc nhẹ, thời tiết thay đổi càng đau nặng. Khám thấy người bệnh sắc mặt vàng xanh, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ rêu vàng bẩn, các khớp tay chân đau đớn, khó co duỗi, cảm thấy sưng nóng, gặp lạnh thì hơi bớt, sốt sợ gió, tâm phiền miệng khát, mạch hoạt sác. Đây là cảm hàn thấp, tà uất hóa nhiệt, phải trị bằng phép khu phong hành thấp, thanh hóa uất nhiệt. Dùng 5 thang "Gia vị quế chi thược dược tri mẫu thang", uống xong thì các khớp đỡ đau, tiểu tiện còn váng đỏ, thấp nhiệt còn chưa hết, vẫn dùng bài thuốc trên, thêm Trạch tả 24g, Phòng kỷ 5g, uống 3 thang nữa thì khỏi trên lâm sàng, ra viện.

- Bàn luận: Tà của hàn thấp xâm nhập quấy nhiễu, ngưng đọng ở kinh lạc khí huyết vận hành không thông mà sinh ra bệnh này, tà của hàn thấp uất mà hóa nhiệt ắt các khớp sưng đau, thấp nặng ắt các khớp không lợi, lý do làm cho phát sốt miệng khát, mạch hoạt sác, rêu vàng bẩn chính là do thấp nhiệt nội uất. Quế chi thược dược tri mẫu thang thêm các thuốc thanh nhiệt lợi thấp, trừ được thấp nhiệt của biểu lý, lại khử được tà của hàn thấp, nhưng thấp có tính chất nặng nề bám dính khó mà trừ được nhanh chóng, phải thêm Trạch tả, Phòng kỷ để bắt cái thấp phải theo tiểu tiện mà tống ra. Trong bài thuốc giảm lượng Ma, Quế, Phụ, bởi vì ở đây nhiệt nặng hơn hàn, giữ tính nǎng ôn kinh tán phát của chúng, dùng nhiều thuốc thanh nhiệt lợi thấp, là trị cái thấp nhiệt quá đáng, đồng thời đuổi tà tán hàn, thanh nhiệt khử thấp.

 

243. THẤP KHỚP

- Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà làm bế tắc kinh lạc.

- Cách trị: Ôn kinh thông lạc, khu phong chỉ thống.

- Đơn thuốc: Túi thuốc chườm.

- Công thức:

 Lưu hoàng             60g  Bạch chỉ                30g
 Xuyên khung          30g  Nhũ hương            10g
 Một dược              10g  

Các thuốc trên hỗn hợp tán bột mịn bỏ vào túi vải, dàn đều điều chỉnh chiều dày 0,3cm, dùng dây buộc chặt ngang dọc (như bọc tã cho trẻ em). Lấy miếng gừng tươi xát mặt cắt vào chỗ đau, sau đó đặt túi thuốc lên, ngoài đắp nóng thêm, xê dịch nếu nóng quá. Mỗi ngày làm một lần, mỗi lần dùng xong bảo quản kín không cho hả khí, dùng được 2 tuần.

- Bàn luận: Bài này lấy Lưu hoàng làm chủ, lấy thêm các thứ cay xuyên qua lạc, hoạt huyết định thống, làm cho sức nhiệt của nó có thể vào tới chỗ sâu của cơ nhục, đạt tác dụng ôn kinh thông lạc khu thấp trấn thống. Bài này do chế biến thuốc cứu "Thái ất", "Lôi hoả", mà ra, nhưng diện tích chườm nóng lớn hơn, sức nhiệt sâu hơn. Túi thuốc chườm nóng này dễ sử dụng, rẻ nên bệnh nhân có thể tự làm. Trong thực tế, đối với các chứng viêm cân cơ, viêm quanh khớp vai, viêm cột sống phì đại, tổn thương phần mềm v.v... đều có hiệu quả.

 

239. THẤP KHỚP CẤP

- Biện chứng đông y: Phong hàn vào lạc, khí huyết không thông, kinh mạch tắc nghẽn.

- Cách trị: Khư phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

- Đơn thuốc: Kháng phong thấp thang.

- Công thức:

 Chế xuyên ô            10g  Quế chi                   10g
 Khương hoạt           10g  Phòng phong           10g
 Bào sơn giáp           10g  Kỳ xà                      10g
 Chế nhũ hương          10g  Một dược                10g
 Tế tân                       3g  Ma hoàng                  3g
 Ngô công              4 con  

Sắc uống, mỗi ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, 28 tuổi, công nhân, ngày 2-4-1976 được bệnh viện xí nghiệp chẩn trị. Bệnh nhân đau di chuyển các khớp toàn thân, hơi sưng từng chỗ, rên rỉ liên tục, nằm liệt giường đã hơn 1 tháng. Tây y chẩn đoán là thấp khớp cấp, chữa không khỏi. Chồng mang đến khoa đông y. Khám thấy chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng hơi bẩn, mạch trầm trì, thử máu: huyết trầm 40mm/giờ. ASLO 1250 đơn vị, chữa bằng thuốc khư phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Cho uống "Kháng phong thấp thang", đúng cǎn nguyên bệnh, chỉ uống 5 thang, các chứng giảm hẳn. Lại uống tiếp bài này 5 thang nữa. Lúc khám lại, cùng chồng đi bộ đến, đã hết đau đớn phù nề, mạch tế bình, chất lưỡi đỏ nhuận, rêu trắng tan hết. Kiểm tra lại huyết trầm 4mm/giờ, ASLO 6225 đơn vị. Dùng bài trên bỏ bớt Sơn giáp, Xuyên công, Kỳ xà, Ma hoàng, thêm Đương quy, Hoàng kỳ mỗi thứ 15g, Bạch thược, Tần giao mỗi thứ 10g. Theo dõi 4 nǎm, chưa thấy tái phát.

- Bàn luận: Y học hiện đại cho rằng thấp khớp có liên quan với nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết týp A. Khuẩn thể và các chất bài tiết của liên cầu khuẩn có tính kháng nguyên rất cao, kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể, hình thành phức hợp miễn dịch kháng nguyên kháng thể, khi phức hợp miễn dịch này đọng lại ở các khớp thì sinh ra chứng viêm khớp. Đối với bệnh này, y học hiện đại chưa có cách điều trị đặc hiệu, chỉ xử lý triệu chứng. Trong khi chữa bệnh này chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc biện chứng luận trị của đông y tìm ra gốc bệnh, quý hồ tinh nhất, cốt sao đạt được cái tinh của phép biện chứng, phép chữa trị phải tinh, thuốc dùng phải tinh. Như ca bệnh này là phong hàn thấp tí, nhưng chủ yếu là phong hàn, cách trị ắt tinh nhất ở "ôn". Dùng các vị thuốc khư phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc, không vì lý do phong thấp nhiệt cần chống nhiễm khuẩn mà dùng bừa các thuốc "thanh" còn thuốc thuộc loại trùng có thể có tác dụng xua tan các phức hợp miễn dịch.

 

240. THẤP KHỚP CẤP

- Biện chứng đông y: Phong thấp và nhiệt đánh lộn, lan khắp các khớp, khí huyết bị tắc nghẽn.

- Cách trị: Sơ phong thông lạc, thanh nhiệt lương huyết.

- Đơn thuốc: Tang phòng thang.

- Công thức:

 Tang chi                 47g
(sắc trước)
 Xuyên khung           15g
 Ti qua lạc               12g  Sinh địa                  24g
 Phòng phong           9g  Câu đằng                12g
 Ngưu tất                 9g  Hoàng bá                  9g
 Bạch thược           12g  Nguyên sâm            12g
 Tần giao                12g  

Sắc uống, mỗi ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lư XX, nam, 28 tuổi, nông dân. Thân thể cao lớn, vốn thích ǎn nhậu các thứ cay táo nhiệt, trung tuần tháng 12 nǎm 1974 ngoại cảm phát sốt, phải điều trị 7 ngày, bệnh lui nhưng hai chân đau mỏi, cử động khó chịu, dần dần co quắp, trở mình khó khǎn, cuối cùng nằm liệt giường không dậy được, đã trị đông tây y tới nửa tháng không thấy chuyển biến tốt. Ngày 6 tháng 1 nǎm 1975, người nhà đem đến điều trị, thấy hai chân cả đùi lẫn bắp đều co quắp, đau và nóng, không co duỗi cử động gì được, nằm liệt giường, ǎn uống, đại tiểu tiện đều cần có người giúp đỡ. Miệng khô, đái vàng, đại tiện bí, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền tế sác. Bệnh do thích ǎn nhậu hút chất cay. Kinh lạc trước có nhiệt ẩn náu, lại gặp ngoại cảm phong hàn, thấp tà quấy phá, nhiệt ở lý vì ngoại tà bao vây nên uất lại, khí huyết mất sự tuyên thông, lại kéo triền miên lâu ngày, tà khí từ ngoài vào cùng với nội nhiệt ở mãi không đi, hóa hỏa thương âm, tổn hại tân dịch, làm cǎn mạch mất sự tư dưỡng mà gây bệnh.

Phép chữa chứng bệnh này là phải sơ phong thông lạc, thanh nhiệt lương huyết, dùng bài "Tang phòng thang", hai ngày thì ra mồ hôi, đi ngoài được, bệnh hơi giảm, vẫn dùng bài thuốc đó bỏ Tần giao, ngày thứ sáu thì đau đớn giảm hẳn, nằm ngồi được, ngày thứ mười có thể ra khỏi giường đứng lên, chống gậy tập đi. Bài thuốc trên thêm Xuyên mộc qua 12g, Ngũ gia bì 9g, chữa 1 tháng khỏi như bình thường tuy vẫn còn thấy vùng lưng tức tối vô lực, phải dùng đến các thuốc tư âm bổ thận, dùng liền 7 ngày để củng cố về sau.

 

245. THẤP KHỚP CẤP

- Biện chứng đông y: Thể chất dương thịnh, trong có nhiệt ẩn náu, phong hàn thấp tà quấy nhiễu.

- Cách trị: Khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc.

- Đơn thuốc: Khư phong lợi thấp hoạt huyết (uống) thuốc rửa hoạt thông (rửa ngoài).

- Công thức:
Khư phong lợi thất hoạt huyết phương:

 Đương quy             9g  Hồng hoa                6g
 Tần giao                 9g  Phòng phong           9g
 Tang kí sinh          12g  Mộc qua                  9g
 Ngưu tất                9g  Uy linh tiên              9g
 Tì giải                    9g  Thương truật           9g
 Phục linh               9g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Thuốc rửa Hoạt thông:

 Sinh địa                15g  Đơn bì                    9g
 Xích thược             9g  Ngân hoa              15g
 Tử hoa địa đinh     15g  Hoàng bá                9g
 Mộc thông              9g  Ti qua lạc                9g

Sắc nước ngâm tẩm chỗ bị bệnh mỗi ngày 2-3 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu X, nữ, thanh niên, đến khám đầu tháng 10 nǎm 1978. Mắt cá chân sưng nóng và đau, không đi lại được, khớp gối cũng đau, không nghĩ đến ǎn uống, bệnh đã hơn 20 ngày. Mạch tế sác, lưỡi sạch không rêu. Xét nghiệm máu lắng 54mm/giờ. Chẩn đoán lâm sàng là thấp khớp cấp. Đã dùng một ít thang thuốc, ngoài ra đã dùng "Thuốc rửa Hoạt thông" để rửa nhưng hiệu quả không rõ. Sau đó đổi sang uống "Khư phong lợi thấp hoạt huyết phương", nhưng dặn vẫn rửa ngoài bằng "Thuốc rửa Hoạt thông". Dùng thuốc đến ngày 21 tháng 10 mắt cá chân đã hết sưng, hết đau, nhưng khớp đầu gối có vẻ còn sưng đau. Dặn kiên trì uống thêm ít thang nữa nhằm đạt công hiệu đầy đủ. Hạ tuần tháng 11 nǎm ấy, anh của người bệnh đến cho biết cô em dùng thuốc xong đã khỏi bệnh ngay, tốc độ máu lắng giảm xuống bình thường, công tác trở lại.

- Bàn luận: Thấp khớp là thuốc phạm trù "tí chứng" của đông y. Tí là có ý nghĩa bịt kín, ứng với trường hợp kinh lạc cơ biểu của người ta bị phong hàn thấp khí quấy rối, khí huyết không thông, cho nên các khớp đau đớn, lại thêm tê mỏi đều gọi là tí chứng. Có một loại nhiều tí, là do thể chất dương thịnh, trong thì có nhiệt ẩn náu, tuy có gặp phong hàn thấp tà nhưng vẫn có nhiều biểu hiện kiểu nhiệt. "Kim quỹ dực" nói: tạng phủ kinh lạc trước có chứa đầy nhiệt, mà gặp phong hàn thấp khí bên ngoài đến, nhiệt là hàn tà, khí không thông, hàn lâu ngày hóa nhiệt, ắt sinh tí nung đốt mà sinh bực bội. Bệnh của họ Tì là chứng bệnh này. Cho dùng Đương quy, Hồng hoa là để hoạt huyết, Tần giao, Phòng phong, Tang ký sinh. Tì giải là các thứ khư phong thấp. Mộc qua lợi cân cốt; Ngưu tất làm mạnh lưng gối; Uy linh tiên chủ về các chứng tì ngoan (ngoan cố); Thương truật, Phục linh làm khô tì lợi thấp. Lại dùng các thức thanh nhiệt giải độc sắc lên ngâm rửa để cho tính thuốc do lỗ chân lông mà đi vào, trong ngoài phối hợp mà trị bệnh, mới có kết quả tốt.

 

13. THỔ TẢ

- Biện chứng đông y: Dương vi âm kiệt.

- Cách trị: Hồi dương cố thoát.

- Đơn thuốc: Gia vị quế phụ lý trung thang.

- Công thức:

 Đảng sâm              12g  Bạch truật               9g
 Phục linh               12g  Trần bì                    6g
 Nhục quế                6g  Phụ tử                    9g
 Bào khương           9g  Sinh khương           9g
 Chích cam thảo       9g  Đại táo               5 quả

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: lý XX, 48 tuổi. Đêm 17-8-1980 sơ chẩn. Bệnh nhân nôn liên tục nước trong, đi ngoài chảy như xối nước, bắp chân chuột rút, tinh thần lơ mơ, chân tay quờ quạng, nhiều lần mê đi, chân tay lạnh giá, hố mắt lõm xuống, sáu mạch đều không thấy. Đó là vì thử nhiệt ngày hè phục ở trong nay cảm lạnh thương thực, kích động thử tà làm cho các chất thanh trọc phạm nhau, âm dương lẫn lộn, chức phận của trường vị mất điều hòa sinh ra thổ tả. Thổ tả thương âm, cân mạch không được nuôi thành ra chuột rút. Sáu mạch đều không thấylà biểu hiện dương ít âm kiệt, điều trị cần cấp tốc hồi dương cố thoát. Cho dùng "Gia vị quế phụ lý trung thang". Uống liền 3 thang, ngừng được thổ tả, tinh thần tịnh táo, lại dùng "Chân nhân trị trung thang" để điều dưỡng, có công hiệu. Bài thuốc này có: Đảng sâm 15g, Can khương 9g, Bạch truật 12g, Chích cam thảo 9g, Trần bì 6g.

- Bàn luận: Thổ tả và phó thổ tả là do phảy khuẩn thổ tả và phó thổ tả gây ra, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn, ỉa chảy kịch liệt, mất nước, choáng, chứng có thể nặng, có thể nhẹ. Đông y gọi hoắc loạn là chỉ thượng thổ hạ tả, ngoài thổ tả ra chứng này còn gồm có viêm trường vị cấp tính, các chứng ngộ độc thức ǎn cấp tính, phạm vi tương đối rộng, đông y dùng một phép chữa như nhau và đều có thể có tác dụng. Trị thổ tả chỉ cần thiếu thận trọng một chút là có thể nguy đến tính mạng. Có thầy thuốc khi gặp bệnh này chẳng xét là bệnh hư hay thực mà đã dùng ngay Sa khí hoàn, Hoắc hương chính khí hoàn, Lục hòa thang là những thuốc thường trị thổ tả. Họ không biết loại thuốc này đều thuộc thứ cay thơm chạy xuyên. Lúc mới mắc bệnh muốn mửa không mửa được, muốn ỉa không ỉa được, bụng đau thất thường, đường khiếu không thông, đó là chứng thực nên dùng thuốc trên; còn nếu mửa nhiều, ỉa nhiều, sáu mạch đều không sờ thấy, mồ hôi như tắm, người lạnh như bǎng, hố mắt hõm, tiếng nói thều thào là chứng dương vi âm kiệt, nếu dùng thuốc trên có thể chết ngay. Lúc này cần dùng Thông mạch tứ nghịch thang, Quế phụ lý trung thang để hồi dương cố thoát, có thể thấy sự sống chuyển tốt, trong chốc lát cứu ngay được sinh mạng người bệnh.

 

40. THỐNG PHONG

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt rót xuống.

- Cách trị: Thanh nhiệt táo thấp.

- Đơn thuốc: Gia vị tam diệu thang.

- Công thức:

 Thương truật            15g  Hoàng bá                 12g
 Dĩ nhân                    30g  Ngưu tất                  12g
 Mộc qua                  12g  Thanh đại                  6g
 Hoạt thạch               15g  Tri mẫu                     9g
 Kê huyết đằng          30g  Đương qui               15g
 Xích thược               15g  Tì giải                      12g

 Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nam, 45 tuổi. Ngày 11-1-1974 sơ chẩn. Mắc bệnh từ 1959 đến nay đã 15 nǎm, lúc đầu ở khớp ngón cái chân phải sưng tấy đỏ, nóng đau, sau dần dần lan đến mắt cá chân phải và khớp gối bên trái, thường hay tái phát, đau không chịu nổi, phù đỏ như lột, mồ hôi toàn thân như tắm. Nhất là khớp ngón chân cái đau đớn vô cùng, ngày đau ít đêm đau nhiều, thậm chí đến nỗi sợ cả tiếng động. Phong bế tại chỗ bằng mocphin tiêm cũng không bớt đau. Nǎm 1966 kiểm tra tại bệnh viện thấy urê huyết 6,21mg%, chẩn đoán là thống phong. Nhưng chất lượng xương chưa có biến đổi khác thường. Đã dùng thuốc giảm đau Colchicin hiệu quả rõ rệt nhưng nhiều phản ứng phụ, váng đầu, buồn nôn. Về sau các triệu chứng càng nặng dần lên, thời gian lên cơn đau ngày càng dài, càng ngày cách quãng càng ngắn. Riêng nǎm 1973 tái phát 5 lần. Tháng 11-1973 đến Bắc Kinh điều trị. Trung tuần tháng 12 lại đau cấp. Xét nghiệm thấy uric máu 7,35mg%, huyết trầm 40mm/giờ, Xquang thấy xương số 1 bàn chân phải đoạn đầu xương bị ǎn mòn khuyết, kèm tǎng sinh chất xương khoang giữa các khớp, đốt ngón chân hơi hẹp lại. Vẫn chẩn đoán là thống phong, vì lúc đó bệnh nhân không dùng được colchicin và cortison, uống sulfamid không có tác dụng nên xin chữa thuốc đông y. Mặt bệnh nhân đau đớn khổ sở phải có người đỡ và chống nạng đến, khớp xương hai chân đau đớn, ngón cái và mắt cá chân phải và khớp gối chân trái sưng tấy đỏ nóng đau, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng đen dày mà ướt nhuận, mạch tế sác. Bệnh thuộc loại thấp nhiệt hạ chú, phải trị bằng phép thanh nhiệt táo thấp. Cho uống "Gia vị tam diệu thang". Uống được 6 thang thì chi dưới đã bớt sưng đau, rêu lưỡi bớt đen vàng, có thể đi lại không cần chống gậy. Nhưng vận động vẫn chưa dễ dàng. Lại dùng nguyên bài thuốc này với Đương qui thêm lên tới 30g, lại thêm Tâm sa 30g, dặn tiếp tục uống. Uống thêm 6 thang nữa, các triệu chứng thống phong cơ bản đã mất, rêu lưỡi hết vàng đen, tự mình đi lại được. Lại dùng bài thuốc trên thêm Mộc thông 9g, Tu qua lạc 9g, uống thêm 6 thang nữa bệnh tình đã ổn định, sau đó vẫn tiếp tục dùng thuốc đó hy vọng bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn. Ngày 1 tháng 3 xét nghiệm huyết trầm đã giảm xuống tới 4mm/giờ, ngày 7-5 uric huyết 6,9mg % đã giảm so với trước, sau đó bệnh tình ổn định mãi. Cho dùng phương thuốc này dưới dạng hoàn. Ngày 16-9 xét nghiệm uric huyết 4,55mg%, về cơ bản đã bình thường. Cử động như người thường. Vẫn dặn tiếp tục dùng thuốc hoàn để củng cố kết quả. Ngày 12-11 chụp X quang xác nhận các dấu hiệu bệnh lý thống phong ở đầu cùng của ngón thứ nhất chân phải đã chuyển biến tốt rõ rệt so với 2 lần chụp trước. Sự tǎng sinh chất xương quanh chỗ khuyết đã được cải thiện, vậy là bệnh đã khỏi về cơ bản.

- Bàn luận: Đây là một ca bệnh thống phong, thuộc phạm trù thấp nhiệt tý của đông y. Theo y học hiện đại thống phong làm một loại bệnh dị thường về chuyển hóa acid uric trong cơ thể, ở Trung Quốc rất ít gặp. Y vǎn Trung Quốc đã sớm ghi nhận những trường hợp thống phong nhưng nói chung vẫn chỉ gọi là viêm khớp do phong thấp hoặc viêm khớp có mủ. Đối với ca này là việc tìm một công thức điều trị dựa vào biện chứng luận trị theo truyền thống đông y, vì vậy khi thấy rõ sưng tấy đỏ nóng đau tức là thuộc phạm trù dương chứng, nhiệt chứng, nhưng nói chung các triệu chứng đau tê dương chứng, nhiệt chứng thường thấy xuất hiện ở phần trên, chỉ có thấp nhiệt là có đặc điểm rót xuống dưới, cho nên phải nghĩ đến bệnh này là từ thấp nhiệt. Hơn nữa người bệnh rêu lưỡi dày bẩn đen vàng đã lâu mà rêu lưỡi vàng đen kiểu này là thấp nhuận, lại càng chứng minh rằng bệnh này do thấp nhiệt gây ra. Nguyên nhân bệnh lý đã rõ, thì việc sử dụng Tam diệu hoàn làm chủ phương để táo thấp thanh nhiệt lại càng có cơ sở. Lại do bệnh đau dữ dội do thấp nhiệt gây ra nên dùng các vị dãn gân hoạt lạc để giảm bớt đau đớn. Việc trị cả ngọn và gốc đã đem lại hiệu quả khá tốt.

 

62. TÍCH HUYẾT PHỔI (sau chấn thương vùng ngực)

- Biện chứng đông y: Ngoại thương tích ứ trong phổi.

- Cách trị: Hoạt huyết hành ứ.

- Đơn thuốc: Qua đế đào nhân hồng hoa thang.

- Công thức:

 Qua đế                   9g  Đào nhân              30g
 Hồng hoa              30g  

Sắc nước đặc uống.

- Hiệu quả lâm sàng: Bé trai XX, bị đập mạnh vào vùng ngực, thở khó, hôm sau bệnh trở nên trầm trọng. Khám tây y thấy mạch đập trầm đứt. Gõ vùng phế hai bên đều có tiếng đục dày đặc như ở can tạng, tiếng tim nhỏ yếu, khám nhưng không điều trị. Khi đến chúng tôi cho ngay Qua đế 9g, Đào nhân, Hồng hoa mỗi thứ 30g, sắc đặc mà uống, nôn ra rất nhiều, tích ứ ở phổi đều do ho khạc mà tống ra, máu bầm đen, hồi phục.

- Bàn luận: Bài này là gốc ở Đài Loan, trong "Trung y dụng dược bí pháp kỳ nghiệm tập". Lời bàn viết: Bệnh này tuy nói là nguy ngập, xem xét từ đầu, ứ huyết thường dễ thúc động, nhưng muốn làm tiêu tán ngay là chuyện khó, đã đến ngực thì có thể làm cho nôn ra, so với các phương pháp hoặc tiêu, hoặc hạ, hoặc châm cứu thì thuận tiên, nhanh chóng, có hiệu quả hơn.

 

63. TIM ĐẬP NHANH

- Biện chứng đông y: Âm khuy dương phù, tâm thận bất giao.

- Cách trị: ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, dưỡng âm an thần.

- Đơn thuốc: Gia vị bát vị an thần hoàn.

- Công thức:

 Thục địa                    15g  Sơn thù nhục             15g
 Phục thần                 15g  Câu kỷ                      15g
 Hổ phách                  12g  (Sa) táo nhân             30g
 Bạch nhân sâm         12g  Chính cam thảo           9g
 Long cốt                   30g  Đương qui                 12g
 (Cửu tiết) xương bồ   12g  Nhục thung dung        12g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.

- Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 40 tuổi, cán bộ đến khám ngày 14-10-1964, mắc bệnh đã hơn 1 nǎm, chứng trạng chủ yếu là tim đập nhanh, thở rốc, mất ngủ, hay quên, u uất, mắt hoa, mệt nhọc, mặt xanh bệnh, gò má đỏ, người gầy gò, vẻ ngoài buồn khổ không yên, môi lưỡi nhạt, lưỡi không rêu, thở gấp, mạch cấp sác vô lực, mỗi phút đập 130 lần.

Khám tây y chẩn đoán là chứng tim đập nhanh. Đây là âm khuy dương phù tâm thận bất giao tim hồi hộp. điều trị bằng cách ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài: "gia vị bát vị an thần hoàn". Sau khi uống 1 liều thuốc thì tim đỡ hồi hộp, mạch chuyển hoãn hoạt, mỗi phút giảm còn 94 lần. Uống hết hai liều các chứng đều hết.

- Bàn luận: Người bệnh này mắc chứng tim nhanh, là thận âm khuy tổn không thể giúp tim, âm dương không giao thái, thần không giữ yên chỗ, như Lưu Hà Gian nói: "Thủy suy hỏa vượng, tâm hung táo động" là nghĩa như thế. Vì thận âm khuy tổn, mà âm dương hỗ cǎn mất sự điều hoà, dương hư vượt lên, làm rối loạn tâm thần sinh ra mắt hoa, tim đập hồi hộp, mất ngủ hay quên, âu sầu, thận âm không thể lên giúp đỡ tâm dương, tâm dương độc cuồng ắt tâm âm bị hại, tâm khí tổn thương, làm cho mạch cấp sác vô lực. Trị nó phải lấy Thục địa, Thù nhục, Câu kỷ, Nhục thung dung cam toan mang tính ôn bình mà tư âm ích tinh để bổ thận, Đương qui, Bạch nhân sâm bổ huyết ích khí để dưỡng tâm. Long cốt, Táo nhân, Xương bồ, Hổ phách cam toan hơi tân tính bình để dưỡng âm an thần. Thận âm mà đầy đủ, thủy hỏa giúp đỡ nhau được thì ắt bệnh khỏi. Như nói ở trên, đối với chứng bệnh tim do thận âm khuy tổn là thuộc về hư chứng, "hư thì nên bổ vậy", tuy nhiên dương hư vượt lên là âm ích tinh bổ thận thêm các thuốc dưỡng tâm an thần, âm đủ ắt dương bình thần yên. Ngoài ra các vị thuốc tính hàn dùng phải cẩn thận, tránh cái nguy làm thương tổn đến dương.

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây