TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYẾN CÁO TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
- Chủ nhật - 22/06/2014 19:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Kháng kháng sinh là hiện tượng vi khuẩn không còn chịu tác động của kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. “ Nếu không khẩn cấp phối hợp hành động của các bên liên quan, thế giới đang hướng đến một kỷ nguyên hậu kháng sinh, trong đó nhiễm trùng thông thường và bị thương nhẹ đã được chữa trị trong nhiều thập kỷ, một lần nữa lại có thể giết chết người”, TS Keiji Fukuda , TRợ lý Tổng giám đốc WHO về an ninh y tế nói: “ Cho đến nay các kháng sinh là những thuốc hiệu quả, là một trong những trụ cột cho phép chúng ta sống lâu hơn, sống khỏe mạnh, và được hưởng lợi từ y học hiện đại. Nếu chúng ta không có những hành động đáng kể để cải thiện các nổ lực ngăn chặn nhiễm trùng và không thay đổi cách thức sản xuất, xây dựng các qui định và cách sử dụng thuốc kháng sinh, thì thế giới sẽ mất nhiều hơn và nhiều hơn nữa các sản phẩm y tế công cộng toàn cầu và những thành tựu y tế đã đạt được sẽ bị tàn phá”.
Những phát hiện chính của báo cáo
Tuy sức đề kháng của vi khuẩn đang diễn ra trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, nhưng báo cáo này chỉ tập trung vào kháng kháng sinh trên bảy loại vi khuẩn gây ra các bệnh nghiêm trọng phổ biến như nhiễm trùng đường máu ( nhiễm trùng huyết), tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lậu.
Phát hiện chính từ báo cáo bao gồm:
+ Các kháng sinh nhóm carbapenem là những thuốc điều trị cuối cùng các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng con người do vi khuẩn đường ruột Klebsiella pneumoniae gây ra, chúng đã lây lan sang tất cả các vùng trên thế giới.K.pneumoniae là một nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân ở các đơn vị chăm sóc chuyên sâu. Ở một số nước, do bị đề kháng, carbapenem không còn có tác dụng trong hơn một nửa số người được điều trị các bệnh nhiễm trùng do K.pneumoniae.
+ Fluoroquinolon: một trong những loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do E. coli gây ra. Trong những năm 1980, khi các loại thuốc này lần đầu tiên được giới thiệu, sức đề kháng gần như là không hiệu quả trong hơn một nửa số bệnh nhân.
+ Thất bại điều trị với phương sách cuối cùng là dùng cephalosporin thế hệ ba để điều trị bệnh lậu – đã được xác nhận ở Áo, Úc, Canada, Pháp, NHật bản, Na Uy, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Hơn 1 triệu bị nhiễm bệnh lậu trên toàn thế giới mỗi ngày biết làm thế nào nếu như thuốc đã không còn tác dụng?.
+ Kháng kháng sinh khiến cho người bị bệnh kéo dài hơn và làm tăng nguy cơ tử vong. Ví dụ, những người có MRSA ( vi khuẩn Staphylococcus aureus đề kháng methicilin) được ước tính là 64% nhiều khả năng chết hơn những người không kháng. Kháng kháng sinh cũng làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe với đợt điều trị dài hơn trong bệnh viện và yêu cầu chăm sóc phải đặc biệt hơn. Cách thức chống lại kháng kháng sinh
Hành động quan trọng bao gồm phòng ngừa nhiễm khuẩn ngay từ đầu nguồn, nghĩa là đảm bảo vệ sinh tốt, sử dụng nước sạch, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng để làm giảm nhu cầu thuốc kháng sinh. WHO cũng kêu gọi sự cần thiết phải phát triển chẩn đoán, việc sử dụng các thuốc kháng sinh mới và các công cụ khác để cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đi trước các hiện tượng kháng thuốc mới nổi.
Làm thế nào để giải quyết đề kháng kháng sinh?
Mọi người có thể giải quyết kháng thuốc theo cách:
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định về liều và thời gian dùng thuốc, ngay cả khi cảm thấy tốt hơn; không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác hoặc sử dụng thuốc còn sót lại.
- Nhân viên y tế và dược sĩ có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách: tăng cường công tác phòng chống nhiễm trùng và kiểm soát; chỉ chỉ định và phân phát thuốc kháng sinh khi người bệnh đang thực sự cần thiết; qui định và phân phát đúng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
WHO đã nhận xét về khu vực Đông Nam Á
Các dữ liệu có sẵn cho thấy kháng kháng sinh là một vấn đề đang phát triển ở Đông Nam Á – khu vực thứ 6 theo phân chia của WHO, đó là nhà của một phần tư dân số thế giới. Báo cáo cho thấy E.Coli đề kháng cephalosporin và fluroquinolon với mức độ cao. Kháng cephalosporin thế hệ thứ ba trong K.pneumoniae cũng cao và rộng rãi. Trong một số bộ phận của khu vực, hơn một phần tư các bệnh nhiễm trùng stphylococcus aureus được báo cáo là kháng methicillin, có nhĩa là điều trị bằng thuốc sinh tiêu chuẩn không còn hiệu quả. Trong năm 2011, các Bộ trưởng Y tế của khu vực đã cam kết chống lại kháng thuốc thông qua Tuyên bố Jaipur. Kể từ đó, đã có phát triển nhận thức về sự cần thiết phải theo dõi thích hợp kháng thuốc và tất cả các nước đã đồng ý đóng góp thông tin cho cơ sở dữ liệu trong khu vực. TS Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á đã xác định kháng thuốc như một lĩnh vực ưu tiên của công việc của WHO trong khu vực.
Những phát hiện chính của báo cáo
Tuy sức đề kháng của vi khuẩn đang diễn ra trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, nhưng báo cáo này chỉ tập trung vào kháng kháng sinh trên bảy loại vi khuẩn gây ra các bệnh nghiêm trọng phổ biến như nhiễm trùng đường máu ( nhiễm trùng huyết), tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lậu.
Phát hiện chính từ báo cáo bao gồm:
+ Các kháng sinh nhóm carbapenem là những thuốc điều trị cuối cùng các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng con người do vi khuẩn đường ruột Klebsiella pneumoniae gây ra, chúng đã lây lan sang tất cả các vùng trên thế giới.K.pneumoniae là một nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân ở các đơn vị chăm sóc chuyên sâu. Ở một số nước, do bị đề kháng, carbapenem không còn có tác dụng trong hơn một nửa số người được điều trị các bệnh nhiễm trùng do K.pneumoniae.
+ Fluoroquinolon: một trong những loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do E. coli gây ra. Trong những năm 1980, khi các loại thuốc này lần đầu tiên được giới thiệu, sức đề kháng gần như là không hiệu quả trong hơn một nửa số bệnh nhân.
+ Thất bại điều trị với phương sách cuối cùng là dùng cephalosporin thế hệ ba để điều trị bệnh lậu – đã được xác nhận ở Áo, Úc, Canada, Pháp, NHật bản, Na Uy, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Hơn 1 triệu bị nhiễm bệnh lậu trên toàn thế giới mỗi ngày biết làm thế nào nếu như thuốc đã không còn tác dụng?.
+ Kháng kháng sinh khiến cho người bị bệnh kéo dài hơn và làm tăng nguy cơ tử vong. Ví dụ, những người có MRSA ( vi khuẩn Staphylococcus aureus đề kháng methicilin) được ước tính là 64% nhiều khả năng chết hơn những người không kháng. Kháng kháng sinh cũng làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe với đợt điều trị dài hơn trong bệnh viện và yêu cầu chăm sóc phải đặc biệt hơn.
Hành động quan trọng bao gồm phòng ngừa nhiễm khuẩn ngay từ đầu nguồn, nghĩa là đảm bảo vệ sinh tốt, sử dụng nước sạch, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng để làm giảm nhu cầu thuốc kháng sinh. WHO cũng kêu gọi sự cần thiết phải phát triển chẩn đoán, việc sử dụng các thuốc kháng sinh mới và các công cụ khác để cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đi trước các hiện tượng kháng thuốc mới nổi.
Làm thế nào để giải quyết đề kháng kháng sinh?
Mọi người có thể giải quyết kháng thuốc theo cách:
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định về liều và thời gian dùng thuốc, ngay cả khi cảm thấy tốt hơn; không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác hoặc sử dụng thuốc còn sót lại.
- Nhân viên y tế và dược sĩ có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách: tăng cường công tác phòng chống nhiễm trùng và kiểm soát; chỉ chỉ định và phân phát thuốc kháng sinh khi người bệnh đang thực sự cần thiết; qui định và phân phát đúng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
WHO đã nhận xét về khu vực Đông Nam Á
Các dữ liệu có sẵn cho thấy kháng kháng sinh là một vấn đề đang phát triển ở Đông Nam Á – khu vực thứ 6 theo phân chia của WHO, đó là nhà của một phần tư dân số thế giới. Báo cáo cho thấy E.Coli đề kháng cephalosporin và fluroquinolon với mức độ cao. Kháng cephalosporin thế hệ thứ ba trong K.pneumoniae cũng cao và rộng rãi. Trong một số bộ phận của khu vực, hơn một phần tư các bệnh nhiễm trùng stphylococcus aureus được báo cáo là kháng methicillin, có nhĩa là điều trị bằng thuốc sinh tiêu chuẩn không còn hiệu quả. Trong năm 2011, các Bộ trưởng Y tế của khu vực đã cam kết chống lại kháng thuốc thông qua Tuyên bố Jaipur. Kể từ đó, đã có phát triển nhận thức về sự cần thiết phải theo dõi thích hợp kháng thuốc và tất cả các nước đã đồng ý đóng góp thông tin cho cơ sở dữ liệu trong khu vực. TS Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á đã xác định kháng thuốc như một lĩnh vực ưu tiên của công việc của WHO trong khu vực.