Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


Thuốc điều trị mất ngủ nào hiệu quả nhất?

Mất ngủ là bệnh lý phổ biến cần được điều trị lâu dài. Mất ngủ cũng là một gánh nặng với bệnh nhân khi gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.
.
Mặc dù có cả 2 lựa chọn điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để kiểm soát tình trạng mất ngủ, tuy nhiên các biện pháp dược lý điều trị mất ngủ vẫn thường được kê đơn vì tiện dụng và tính sẵn có. Điều đáng lo ngại khi kê đơn thuốc điều trị mất ngủ cho bệnh nhân là những biến cố có hại. Các thuốc điều trị mất ngủ hiện đang được lưu hành trên thị trường hầu hết đều được thử nghiệm bằng các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng giả được, do vậy có ít dữ liệu để có thể đưa ra thông tin thuốc điều trị mất ngủ nào có hiệu quả nhất. Để có thể so sánh hiệu lực của các thuốc điều trị mất ngủ và đưa ra lựa chọn hiệu quả nhất cho bệnh nhân, một nghiên cứu phân tích gộp và tổng quan hệ thống đã được tiến hành để so sánh hiệu lực của các thuốc điều trị mất ngủ cấp và mạn tính, kể cả những thuốc chưa được cấp phép đăng ký.
Nghiên cứu vừa được công bố vào giữa tháng Bảy năm 2022 trên tạp chí The Lancet. Chúng tôi tóm tắt nghiên cứu để cập nhật thông tin bổ ích về các thuốc điều trị mất ngủ đến bạn đọc.
.

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kết cục chính của nghiên cứu bao gồm hiệu lực của thuốc điều trị mất ngủ, được đánh giá thông qua lượng giá chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân hoặc sự hài lòng với giấc ngủ, ngưng thuốc điều trị do mọi nguyên nhân, mức độ dung nạp và tính an toàn.
Kết cục phụ của nghiên cứu là hiệu lực của giấc ngủ chủ quan và khách quan được phân tích bổ sung (thời gian tiềm thời giấc ngủ, thời gian tỉnh sau khi khởi phát giấc ngủ, thời gian ngủ tổng cộng và số lần thức giấc), tác động tồn dư của thuốc (giảm chú ý và lơ mơ trong ngày) hoặc tăng chú ý, hiện tượng cai thuốc, số lượng bệnh nhân gặp cùng một biến cố bất lợi và số lượng bệnh nhân với biến cố bất lợi nghiêm trọng.
Hiệu lực và sự dung nạp của bệnh nhân được đánh giá qua 2 thời kỳ điều trị: cấp và mạn tính. Đối với cấp tính, dữ liệu sau 4 tuần điều trị được ghi nhận (nếu không có dữ liệu sau 4 tuần điều trị thì dữ liệu trong tuần 1 – 12 được ghi nhận). Đối với mạn tính, dữ liệu sau 3 tháng điều trị được ghi nhận.
Tổng cộng có 12,670 bệnh nhân được chia ngẫu nghiên vào nhóm điều trị bằng giả dược và 35,280 bệnh nhân được điều trị bằng một trong những thuốc sau: (i) nhóm benzodiazepine (thời gian tác động ngắn: alprazolam, brotizolam, midazolam và triazolam; thời gian tác động trung bình: estazolam, loprazolam, lorazepam, lormetazepam và temazepam và thời gian tác động kéo dài: flunitrazepam, flurazepam, nitrazepam và quazepam); (ii) daridorexant; (iii) diphenhydramine; (iv) doxepin; (v) doxylamine; (vi) eszopiclone; (vii) lemborexant; (viii) melatonin; (ix) mirtazapine; (x) ramelteon; (xi) propiomazine; (xii) quetiapine; (xiii) seltorexant; (xiv) suvorexant; (xv) trazodone; (xvi) trimipramine; (xvii) zaleplon; (xviii) zolpidem và (xvix) zopiclone.
Những nghiên cứu so sánh giữa các thuốc điều trị mất ngủ chỉ được tìm thấy ở các nghiên cứu điều trị mất ngủ cấp tính, còn mất ngủ mạn tính chỉ có các nghiên cứu đối chứng giả dược.
Kết cục chính
Điều trị mất ngủ cấp tính
Nhóm benzodiazepine (tác động ngắn, trung bình và kéo dài), doxylamine, eszopiclone, lemborexant, zolpidem và zopiclone được đánh giá là hiệu lực hơn giả dược trong điều trị mất ngủ cấp. Khi so sánh đối đầu với dữ liệu sau 4 tuần điều trị, benzodiazepine tác động ngắn có hiệu quả hơn daridorexant, lemborexant và zaleplon. Eszopiclone và zolpidem hiệu quả hơn zaleplon.
Nhóm benzodiazepin (tác động trung bình và tác động kéo dài) và eszopiclone có tỷ lệ ngưng thuốc do mọi nguyên nhân thấp hơn ramelteon. Zopiclone và zolpidem có tỷ lệ ngưng thuốc do biến cố bất lợi của thuốc nhiều hơn so với giả dược. Zopiclone cũng có tỷ lệ ngưng thuốc do biến có bất lợi cao hơn so với eszopiclone, daridorexant và suvorexant.
Điều trị mất ngủ mạn tính
Eszopiclone và lemborexant được cho là có hiệu lực hơn giả dược trong nhiều trị mất ngủ mạn tính. Không có dữ liệu cho benzodiazepine, daridorexant, doxepin, doxylamine, melatonin, propiomazine, seltorexant, suvorexant, quetiapine, trazodone, trimipramine, zaleplon và zopiclone.
Eszopiclone và zolpidem có tỷ lệ ngưng thuốc thấp hơn ramelteon.
Vào thời điểm nghiên cứu kết thúc (cả điều trị mất ngủ cấp và mạn tính), có nhiều biến có bất lợi được ghi nhận hơn ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng benzodiazepine, eszopiclone, zolpidem và zopiclone hơn giả dược, doxepin, seltorexant và zaleplon. Zopiclone cũng được ghi nhận nhiều biến cố bất lợi hơn lemborexant, melatonin, remalteon và suvorexant.

Kết cục phụ
Eszopiclone và zolpidem được báo cáo nhiều về các biến cố như chóng mặt và buồn nôn. Ramelteon được báo cáo về biến cố bất lợi mệt mỏi. Lemborexant gây ra nhiều biến cố đâu đầu. Các thuốc như nhóm benzodiazepine, doxylamine, eszopiclone, Lemborexant, ramelteon, suvorexant, trazodone, zolpidem và zopiclone có nguy cơ an thần quá mức cao và gây ra tình trạng ngủ gà cao hơn so với giả dược và các thuốc điều trị khác.
Đối với tình trạng bị ảnh hưởng bởi tác động tồn dư của thuốc, triệu chứng cai thuốc và các biến có bất lợi nghiêm trọng, nghiên cứu này vẫn chưa thể phân tích và đưa ra kết luận vì có quá ít dữ liệu.
KẾT LUẬN
Như vậy, đối với cả điều trị mất ngủ mạn tính và cấp tính, lemborexant và eszopiclone là 2 lựa chọn điề trị tốt nhất về hiệu lưc, tính dung nạp và mức độ chấp nhận của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý đến
những biến cố bất lợi của eszopiclone và vẫn chưa có kết luận về hồ sơ an toàn của lemborexant. Nhóm bezodiazepine (tác động ngắn, trung bình và kéo dài) có hiệu quả đối với điều trị mất ngủ cấp tính nhưng sự dung nạp và tính an toàn của nhóm thuốc này lại không phải là một điểm mạnh. Nhóm benzodiazepine gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc và hiệu ứng cai thuốc và được y văn ghi nhận.
 
NGUỒN
Franco De Crescenzo, Gian Loreto D’Alò*, Edoardo G Ostinelli* et al. Comparative effects of pharmacological interventions for the acute and long-term management of insomnia disorder in adults: a systematic review and network meta-analysis. The Lancet. 2022;400(10347):170-184. DOI: 10.1016/S0140-6736(22)00878-9
 

Nguồn tin: Docquity Vietnam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây