TÌM HIỂU ĐỊA DANH: SÔNG CẦU - PHÚ YÊN
- Thứ năm - 22/05/2014 16:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Mặn mà nước mắm Tiên Châu
Khoai lang Bàu Súng, Sông Cầu dừa tươi
Chợ Sông Cầu mỗi tháng sáu phiên
Anh đi không đặng gửi lời nguyền thăm em.
Theo Địa bạ triều Nguyễn lập năm 1815 thời Gia Long thì phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, trong đó Sông Cầu thuộc huyện Đồng Xuân. Năm 1899, Sông Cầu là tỉnh lỵ Phú Yên, Tòa Công sứ và tỉnh thành đóng tại thông Long Bình thuộc huyện Đồng Xuân. Tỉnh lỵ Sông Cầu cách Huế 477 cây số, cách ranh giới với Bình Định 30 cây số và cách Đèo Cả 75 cây số. Dân số lúc bấy giờ khoảng 15 ngàn người. Cho đến tháng 8/1945, trong lần thay đổi ranh giới hành chánh vào năm 1900 ( Canh Tý) Khoan Hậu là huyện lỵ của Đồng Xuân. Lúc này Phú Yên có hai phủ và hai huyện.Khoai lang Bàu Súng, Sông Cầu dừa tươi
Chợ Sông Cầu mỗi tháng sáu phiên
Anh đi không đặng gửi lời nguyền thăm em.
Sau năm 1945, đơn vị tổng bị xóa bỏ thay vào đó là xã, và thu hẹp số thôn làng thì huyện Đồng Xuân được phân làm hai huyện nhỏ là Đồng Xuân và Sông cầu, Sông Cầu có 6 xã là : xã Xuân Thọ, thị trấn Sông Cầu nằm trong xã Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh và Xuân Lộc (1).
Ngoài thổ sản chính là dừa, người dân ở đây còn làm muối và đánh bắt hải sản. Muối tập trung vào vùng phía Nam thôn Lệ Uyên, Trung Trinh thuộc xã Xuân Phương và vùng phía Bắc thuộc xã Xuân Lộc. Hai vùng này sản xuất khá nhiều, đủ cung cấp cho tỉnh và xuất ra các tỉnh bạn, vùng cao nguyên. Nghề đánh bắt cá chủ yếu theo phương thức giã cào (*). Những năm gần đây phong trào nuôi tôm ở Xuân Cảnh, Xuân Lộc phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình tham gia và dân các nơi cũng đến lập hồ nuôi tôm.
Thị xã Sông Cầu
Việc học chữ nho ở Phú Yên, dưới thời nhà Nguyễn chỉ có một trường tỉnh học vào đầu đời Gia Long ở Ngân Sơn, về sau dời đến Long Uyên (1847), rồi An Thổ (Tuy An) vào năm 1899. Sau đó dời ra Long Bình ( Sông Cầu).
Trường Tiểu học Sông Cầu 2 hiện nay được xây dựng cách đây 93 năm ( từ năm 1906-1945 trường có tên là École Primaire Complémentaire Sông Cầu – Trường Tiểu học Pháp Việt Sông Cầu). Từ năm 1906-1917 trường có các lớp Đồng ấu, Sơ học, lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba và dạy Hán Việt là chính. Từ năm 1918 có tên là Trường Pháp Việt Sông Cầu ( École Primaire Complémentaire Sông Cầu) dạy tiếng Pháp từ lớp Tư trở lên. Đốc học ( Hiệu trưởng) là Ông Nguyễn Tô Điềm. Đến năm 1923 chính thức là trường tỉnh ( trước đó trường tỉnh ở An Thổ - Tuy An) và được gọi là École de plain Exercise.
Các vị Đốc học kế tiếp là Thầy Nguyễn Viết Hiệp ( 1929) , thầy Nguyễn Viết Nguyên (1931) người Thanh Hóa. Từ năm 1937, chức danh Hiệu trưởng là thầy Cao Hữu Hoành. Kỳ thi Primaire ( Tiểu học) đầu tiên tổ chức tại trường vào năm 1930. Các vị thầy đã dạy tại trường đến năm 1945 còn lưu tên tuổi như thầy Nguyễn Hoài, Tôn Thất Dương Thanh, Trần Đinh Thuần ( người Huế), Thầy Huy ( Quãng Nam), thầy Nguyễn Thuần ( Bình Định), thầy Huỳnh Tiễn, Ngô Văn Lương ( Hà Tĩnh). Thầy Trần Sĩ là học trò của trường từ năm 1923. Năm 1930 sau khi đậu Thành Chung ( Diplôme d’études Primaires Supérieures Franco – Indochinoises DEPSFT), thầy về dạy tại trường đến năm 1936. Nhiều vị đã học từ trường này như Võ Hồng, Trần Bính, Võ Học, Trần Suyền, Nguyễn Phụng Minh, Tiến sỹ Cao Chi, Trần Đình Bửu.
Năm 1977 trở thành Trường Phổ thông cấp 1, 2 Sông Cầu. Mười năm sau lại tách ra khỏi cấp 2 và thành là Trường Tiểu học Sông Cầu 2. Cho đến nay, trường đã đạt được những thành quả cao nhất, có giáo viên giỏi cấp quốc gia.
Nhà thương Sông Cầu được xếp loại 3 theo Nghị định18/9/1919 về phân loại các cơ sở y tế Trung kỳ ; Trong tỉnh còn có 3 nhà thương nhỏ nữa. Hiện nay nơi nào cũng có cơ sở y tế và bệnh viện cấp huyện.
Sông Cầu có « đàn Xã Tắc » ở thôn Long Bình, nguyên trước kia ở thôn Phú Mỹ ( nay thuộc xã an Dân huyện Tuy an) đã dời đến thôn Long Bình năm 1899 khi tỉnh lỵ dời ra Sông Cầu. Đền Sơn Xuyên ở thôn Phước Lý thị trấn Sông Cầu, nguyên trước kia ở thôn Long Uyên ( Tuy An), dời đến Phước Lý năm 1899. Đền Nghinh Xuân và đàn tế lễ ( tế Âm hồn) đều ở Long Bình.
Di tích hành cung Long Bình ( Ảnh Dương Thanh Xuân)
Thị trấn Sông Cầu là tỉnh lỵ của Phú Yên trên nửa thế kỷ qua ( từ năm 1899- 1945), những dãy phố xinh xắn nằm giữa hai chiếc cầu : Thị Thạc ở phía Bắc và Tam Giang ở phía Nam mà cố thi sĩ Hồng Khanh đã có cảm xúc trong vần thơ Đường luật :
Sông Cầu dạo mát buổi tà dương
Bờ biển nhìn xem đẹp khác thường
Sóng lượn nhấp nhô phô ngọc bích
Cát pha lóng lánh dợn kim cương
Dừa xanh lộng gió du dương hát
Buồm trắng nương lèo phất phới trương
Tạo hóa khéo tô tranh thủy mặc
Càng xem càng luyến cảnh quê hương
Học giả Nguyễn Hiến Lê khi ngang qua Phú Yên có ghi lại cảm nghĩ của mình về Sông Cầu qua bài viết ngày 25 tháng 1 năm 1965 : « Tôi bâng khuâng nhớ những vườn dừa ở Sông Cầu... nhớ những động cát trùng trùng điệp điệp đỏ rực lên khi mặt trời mọc... nhớ nhất là những bãi cát vàng xinh xinh hình bán nguyệt, viền sóng bạc, quay mặt ra những cái vũng mà nước xanh như ngọc thạch và dựa lưng vào những rặng núi cao ngất âm u... Dọc theo duyên hải Phú Yên có biết bao nhiêu cái vũng đẹp như vậy... thực đúng như lời ca dao trong miền.»Bờ biển nhìn xem đẹp khác thường
Sóng lượn nhấp nhô phô ngọc bích
Cát pha lóng lánh dợn kim cương
Dừa xanh lộng gió du dương hát
Buồm trắng nương lèo phất phới trương
Tạo hóa khéo tô tranh thủy mặc
Càng xem càng luyến cảnh quê hương
Và nhà thơ Chế Lan Viên khi ngang qua Sông Cầu cũng đã để lại những vần thơ cảm tác :
Trưa Sông Cầu
Bể một màu xanh thẳm
Ruộng nghìn ô muối trắng
Biếc trời xanh ngang đầu
Sông Cầu với núi sông trời biển trong những ngày qua là thế ! Ngày nay, đất nước thanh bình, quê hương ngày càng đổi mới, chắc chắn sẽ phát triển nhanh nhờ du lịch và thế mạnh của sông Cầu với biển biếc, lúa vàng, dừa xanh và sóng bạc...Bể một màu xanh thẳm
Ruộng nghìn ô muối trắng
Biếc trời xanh ngang đầu