Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


TÌM HIỂU ĐỊA DANH: SỐNG TRÂU – DỐC LAU - PHÚ YÊN

.

.

PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất " Xứ Nẫu" qua tục ngữ, ca dao:
Người về khuất nẻo Sống Trâu
Để em thui thủi Dốc Lau một mình.
     Sống Trâu thuộc địa phận thôn Trung Trinh, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa, là ngọn núi nằm theo hướng Bắc Nam, đỉnh cao độ 1400m, hai bên sườn núi là hố sâu khoảng 70m, sườn dốc xuống hố đều nhau thoạt trông như một con trâu khổng lồ đang đứng nên gọi là Sống Trâu.

    

Từ trụ sở thôn Trung Trinh đến Sống Trâu chừng 2km, đường đã được sửa sang như những con đường vào các xóm làng quen thuộc. Trên lưng Sống trâu có đường rộng 3m, xe cộ đi lại dễ dàng và từ Sống Trâu đường lài xuống hướng về phía Bắc. Hai bên sườn núi hố sâu nên dân cư thưa thớt và cũng không có vườn tược gì vì đất cát khô cằn.
     Dốc Lau nằm ở phía Đông Bắc thôn Vân Hòa xã Sơn Long. Nơi này có đồi núi cao doi ra làm thành mỏm núi, cây cối, lau lách um tùm nên có tên Dốc Lau. Dốc Lau không có dân sinh sống chỉ có trang trại cà phê và là nơi tạm trú dọc theo con đường nhỏ từ Vân Hòa đến Dốc Lau. Hai bên đường núi trải rộng thoai thoải. Những khu vực trồng cà phê nối tiếp nhau phủ xanh cả một vùng khá rộng.
     Sống Trâu và Dốc Lau là tên vùng đất dựa theo hình thể tự nhiên của dốc, của đồi, của cây cối quanh vùng. Cả huyện Sơn Hòa không có đèo chỉ có dốc mà thôi và tên của dốc toàn chữ Nôm đặt theo vị trí như dốc Đá Trong ở phía Nam trên con đường từ Hòa Nguyên đi Vân Hòa, hoặc dốc Đá Ngoãi ở phía Bắc. Tên dốc còn đặt theo màu và chất đất như Dốc Đỏ hoặc đặt theo tên thực vật quanh vùng như Dốc Ké ( có cây Ké lớn) hay Dốc Lau ( có nhiều vạt lau).

Thôn Vân Hòa, Sơn Long, Sơn Hòa buổi hoàng hôn


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Chúc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây