BÁN BIÊN LIÊN
- Thứ tư - 09/07/2014 16:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bán biên liên
Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.
Tên Việt Nam: Cây lô biên, Lỗ bình tàu.
Tên Hán Việt khác: Cấp giải sách (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Tên gọi: Cánh hoa rời thành 5 cánh, lệch sang một bên như dạng hoa sen, nên gọi là Ban biên liên.
Mô tả: Cỏ sống hàng năm, thân 3 góc hoặc gần như có cánh, mọc đứng hay nằm, có khi bén rễ, lá mọc cách, gần như không cuống, lá trên rất nhỏ. Hoa đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa hình sợi chỉ, 5 lá đài hàn liền với bầu. Tràng màu tím màu lam hay màu trắng, ống trẻ về phía trước đến tận gốc 5 nhị liền nhau ở phía ngọn, bao phấn mang lông hình vẩy tạo thành một cái vòng xung quanh đều nhụy, bầu hai ô đựng nhiều noãn, đầu nhụy chia làm 2 môi. Quả nang hạt 3 góc bóng nhoáng.
Phân biệt: Ở vùng núi cao và lạnh Việt Nam như Sa Pa, Mù Cang, Chải (Hoàng liên sơn) có cây Bả thuốc (Lobelia pyramidalis Wall.) cùng họ với cây trên. Cây thảo sống dai, cao từ 1-1,5m, có nhựa mủ, lá hình mác dẹp, mọc so le, mép lá có khía răng nhỏ. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá và ngọn thân. Quả hình cầm mang nhiều quả hình thận, Cây này cũng có chất độc là Lobelin. Kinh nghiệm của dân gian dùng nhựa mủ của cây này chữa mụn nhọt, sưng tấy, cấn phải cẩn thận khi dùng.
Địa lý: Cây thường mọc ở ruộng và trên những bãi cỏ ở Việt Nam (Hà Bắc, Đông triều, Huế...).
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây tươi.
Tên Việt Nam: Cây lô biên, Lỗ bình tàu.
Tên Hán Việt khác: Cấp giải sách (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Tên gọi: Cánh hoa rời thành 5 cánh, lệch sang một bên như dạng hoa sen, nên gọi là Ban biên liên.
Mô tả: Cỏ sống hàng năm, thân 3 góc hoặc gần như có cánh, mọc đứng hay nằm, có khi bén rễ, lá mọc cách, gần như không cuống, lá trên rất nhỏ. Hoa đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa hình sợi chỉ, 5 lá đài hàn liền với bầu. Tràng màu tím màu lam hay màu trắng, ống trẻ về phía trước đến tận gốc 5 nhị liền nhau ở phía ngọn, bao phấn mang lông hình vẩy tạo thành một cái vòng xung quanh đều nhụy, bầu hai ô đựng nhiều noãn, đầu nhụy chia làm 2 môi. Quả nang hạt 3 góc bóng nhoáng.
Phân biệt: Ở vùng núi cao và lạnh Việt Nam như Sa Pa, Mù Cang, Chải (Hoàng liên sơn) có cây Bả thuốc (Lobelia pyramidalis Wall.) cùng họ với cây trên. Cây thảo sống dai, cao từ 1-1,5m, có nhựa mủ, lá hình mác dẹp, mọc so le, mép lá có khía răng nhỏ. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá và ngọn thân. Quả hình cầm mang nhiều quả hình thận, Cây này cũng có chất độc là Lobelin. Kinh nghiệm của dân gian dùng nhựa mủ của cây này chữa mụn nhọt, sưng tấy, cấn phải cẩn thận khi dùng.
Địa lý: Cây thường mọc ở ruộng và trên những bãi cỏ ở Việt Nam (Hà Bắc, Đông triều, Huế...).
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây tươi.
Tính vị: Vị ngọt nhạt cay, tính hơi lạnh, bình, có độc.
Tác dụng : Thanh nhiệt, giải độc (Đặc hiệu giải độc rắn), đồng thời còn có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng.
Chủ trị: trị vết thương rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, bụng trướng như trống, phù thủng do viêm thận, viêm họng, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ruột thừa, đinh nhọc lở loét làm độc, sốt lâu không lui...
Liều dùng: Dùng từ 15-30g. Tươi từ 30-120g.
Cách dùng: Rắn cắn đâm lấy nước cốt uống, còn bả đắp quanh đó. Trị suyễn, sốt rét dùng với Hùng hoàng mỗi thứ 6g đâm nát như bùn đựng trong chén chờ khi màu xanh làm viên bằng hạt ngô đồng lần uống 10 viên lúc đói.
Ngộ độc: Ăn nhiều gây chảy nước dãi, sợ hãi, đau đầu, tiêu chảy, huyết áp cao, rối loạn mạch, nặng thì co giật, cuối cùng chết vì liệt trung khu hô hấp, nếu nhẹ thì cho thuốc chấn tĩnh, châm Nhân trung, Hợp cốc, Dũng tuyền. Nặng thì xử lý bằng y học hiện đại. Kinh nghiệm dân gian cho uống nước sắc Cam thảo hoặc nước ép gừng tươi để giải độc.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị côn trùng độc như rắn, rết, bọ cạp, ong chích, đồng thời có tác dụng trong viêm họng, viêm tai giữa nhọt đinh không ra mủ: Bán biên liên (tươi) 4 lượng, đâm nát trộn rượu hoặc nước nóng khuấy uống làm thế nào cho ra mồ hôi mỗi ngày một lần, nặng thì hai lần. Bên ngoài dùng tươi toàn cây đâm nát như bùn trộn với một tý muối ăn đắp quanh nơi đau sưng, hoặc dùng cây tươi sắc uống, còn bả đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung thư ung nhọt, các vết thương do côn trùng như bọ cạp, rắn, cua cắn: Bán biên liên đâm tươi đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm tai giữa cấp tính: Bán biên liên tươi, giã lấy nước cốt, thêm ít rượu nóng nhỏ vào lỗ tai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung nhọt: Bán biên liên tươi thêm ít muối ăn, giã nát đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xơ gan, bụng trướng nước: Bán biên liên 30g, Mã tiền thảo 15g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vàng da, phù thủng thuộc dương tính, thực chứng, tiểu khó: Bán biên liên, Bạch mao căn đều 30g, trộn với đường cát, uống ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Cầm máu hạ huyết áp, sốt rét, trị ho suyễn và đau thắt lưng: Bán biên liên, Bạch mao căn đều 30g, trộn với đường cát, uống ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng : Thanh nhiệt, giải độc (Đặc hiệu giải độc rắn), đồng thời còn có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng.
Chủ trị: trị vết thương rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, bụng trướng như trống, phù thủng do viêm thận, viêm họng, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ruột thừa, đinh nhọc lở loét làm độc, sốt lâu không lui...
Liều dùng: Dùng từ 15-30g. Tươi từ 30-120g.
Cách dùng: Rắn cắn đâm lấy nước cốt uống, còn bả đắp quanh đó. Trị suyễn, sốt rét dùng với Hùng hoàng mỗi thứ 6g đâm nát như bùn đựng trong chén chờ khi màu xanh làm viên bằng hạt ngô đồng lần uống 10 viên lúc đói.
Ngộ độc: Ăn nhiều gây chảy nước dãi, sợ hãi, đau đầu, tiêu chảy, huyết áp cao, rối loạn mạch, nặng thì co giật, cuối cùng chết vì liệt trung khu hô hấp, nếu nhẹ thì cho thuốc chấn tĩnh, châm Nhân trung, Hợp cốc, Dũng tuyền. Nặng thì xử lý bằng y học hiện đại. Kinh nghiệm dân gian cho uống nước sắc Cam thảo hoặc nước ép gừng tươi để giải độc.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị côn trùng độc như rắn, rết, bọ cạp, ong chích, đồng thời có tác dụng trong viêm họng, viêm tai giữa nhọt đinh không ra mủ: Bán biên liên (tươi) 4 lượng, đâm nát trộn rượu hoặc nước nóng khuấy uống làm thế nào cho ra mồ hôi mỗi ngày một lần, nặng thì hai lần. Bên ngoài dùng tươi toàn cây đâm nát như bùn trộn với một tý muối ăn đắp quanh nơi đau sưng, hoặc dùng cây tươi sắc uống, còn bả đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung thư ung nhọt, các vết thương do côn trùng như bọ cạp, rắn, cua cắn: Bán biên liên đâm tươi đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm tai giữa cấp tính: Bán biên liên tươi, giã lấy nước cốt, thêm ít rượu nóng nhỏ vào lỗ tai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung nhọt: Bán biên liên tươi thêm ít muối ăn, giã nát đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xơ gan, bụng trướng nước: Bán biên liên 30g, Mã tiền thảo 15g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vàng da, phù thủng thuộc dương tính, thực chứng, tiểu khó: Bán biên liên, Bạch mao căn đều 30g, trộn với đường cát, uống ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Cầm máu hạ huyết áp, sốt rét, trị ho suyễn và đau thắt lưng: Bán biên liên, Bạch mao căn đều 30g, trộn với đường cát, uống ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).