Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


CAN KHƯƠNG

.

.

CAN KHƯƠNG Gừng khô Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tùy theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.


Tính vị: Vị cay, tính ấm.

Qui kinh: Tâm, Phế, Tỳ, Vị.

Ứng dụng lâm sàng:

- Ôn trung, hồi dương, dùng khi tỳ vị hư nhược, chân tay quyết lạnh, phối hợp với Phụ tử chế, Cam thảo (phương tứ nghịch).

- Ôn trung chỉ tả: dùng khi hàn gây tiết tà bụng sôi, phân nát lỏng, phối hợp với Cao lương khương đồng lượng, nghiền bột hoặc làm viên (phương Nhị khương ).

- Ấm vị chỉ nôn: dùng khi hàn tà phạm vị gây nôn ra nước dãi, phối hợp với Bán hạ chế (phương Bán hạ can khương tán); cũng có thể phối hợp với Bán hạ, Nhân sâm (Can khương nhân sâm bán hạ hoàn) để trị chứng nôn lợm do lạnh.

- Ấm kinh chỉ huyết: dùng cho các trường hợp xuất huyết (thổ huyết, băng huyết, tiện huyết) do tính hư hàn. Trường hợp này Can khương phải sao tồn tính (sao đen), mỗi lần uống từ 2-4g. Trường hợp phụ nữ băng huyết, có thể thêm Tông lư thán, Ô mai thán.

- Ôn phế chỉ khái: dùng khi hàn ẩm phạm phế, gây, ho, khí, suyễn. Phối hợp với Hoàng cầm, Phục linh, Cam thảo, Ngũ vị tử, Tế tân (cầm, cam ngũ vị khương tân thang).

Liều dùng: 2-6g.

Kiêng kỵ: âm hư có nhiệt không dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

Chú ý:

- Can khương thiên về ôn tỳ dương, chỉ nôn chỉ tả.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây