CÁT CÁNH
- Thứ ba - 22/07/2014 15:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An huy, Giang tô và Sơn đông của Trung quốc. Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng. Chích Cát cánh là Cát cánh chế mật sao vàng.
Tính vị qui kinh:
Cát cánh vị đắng cay, tính bình qui kinh Phế.
Theo các sách thuốc cổ:
- Sách Bản kinh: cay, hơi ôn.
- Sách Danh y biệt lục: đắng có độc ít.
- Sách Dược tính bản thảo: đắng bình không độc.
- Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thủ thái âm.
- Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: hành túc thái âm kinh.
- Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm, thiếu âm kiêm nhập túc dương minh vị kinh.
Thành phần chủ yếu:
Polygalain acid, platycodigenin, alpha-spinasterol, a -spinasteryl-b -D-glucoside, stigmasterol, betulin, platycodonin, platycogenic acid, A,B,C glucose.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí.
Chủ trị các chứng ho nhiều đàm, họng đau noiù khàn, ngực đau phế ung (ápxe phổi), viêm họng sưng đau, chứng lî, tiểu tiện không thông lợi (tiểu tiện lung bế).
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Danh y biệt lục: " lợi ngũ tạng trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, phong tý, ôn trung tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (trừ độc của sâu)."
- Sách Dược tính bản thảo: " trị hạ lî, phá huyết, khử tích khí, tiêu tích tụ, đàm diên, chủ phế khí, khí thúc thấu nghịch, trừ phúc trung lãnh thống, chủ trúng ác (nhiễm độc) và trị trẻ em động kinh".
- Sách Bản thảo thông huyền: " Cát cánh chi dụng, duy kỳ thượng nhập phế kinh, phế vị chủ khí chi tạng, cố năng sử chư khí hạ giáng."
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Saponin Cát cánh kích thích niêm mạc bao tử gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectarant) của thuốc.
- Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, chống lóet bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
- Thuốc có tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid huyết, thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc Cát cánh, đường huyết của thỏ giảm, đặc biệt gây tiểu đường nhân tạo, tác dụng của thuốc càng rõ rệt. Trên thí nghiệm chuột cho uống thuốc cũng nhận thấy cholesterol của gan hạ thấp.
- Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh so với saponin Viễn chí, mạnh gấp 2 lần, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết nên thuốc không được dùng chích.
- Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da (dermatomycose).
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị phế ung (ápxe phổi):
- Cát cánh thang: (Cát cánh bắt đầu 60g, giảm dần đến 20g, Cam thảo từ 30g giảm đến 10g), tùy chứng gia giảm, dùng trị 10 ca kết quả tốt (Ngô truyền Đạt, Tạp chí Trung y Giang tô 1981,3:35).
- Cát cánh 120g, Hồng đằng 500g, Ý dĩ nhân 24g, Ngư tinh thảo 500g, Tử hoa địa đinh 24g, chế thành tictura 450ml. Mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần.
- Cát cánh 3g, Bạch mao căn 30g, Ngư tinh thảo 6g, Sinh Cam thảo 3g, Ý dĩ nhân 15g, Đông qua nhân 20g, Bối mẫu 6g, Ngân hoa đằng 10g, sắc uống.
2.Trị ho nhiều đàm đặc:
- Cát cánh 6g, Tỳ bà diệp 10g, Tang diệp 10g, Cam thảo 3g, sắc uống, trị nhiệt khái.
- Cát cánh 6g, Hạnh nhân, Tử tô đều 10g, Bạc hà 3g, sắc uống. Uống liên tục 2 - 4 ngày. Trị hàn đàm lỏng.
3.Trị viêm họng amidale:
- Cát cánh thang: Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống hoặc tán bột uống (liều 1 ngày).
- Cát cánh 6g, Kim ngân hoa, Liên kiều đều 10g, Sinh Cam thảo 3g sắc uống. Trị viêm amidale ngậm thuốc nuốt dần.
4.Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày:
- Cát cánh 10g, Mộc hương 5g, Trần bì, Hương phụ đều 10g, Đương qui 15g, sắc nước uống.
5.Trị cam răng miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương lượng bằng nhau tán nhỏ, trộn đều bôi vào cam răng đã rửa sạch.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
- Liều: 3 - 9g. Chích Cát cánh nhuận phế hóa đàm tốt hơn.
- Trường hợp ho lâu ngày âm hư hoặc ho ra máu không nên dùng hoặc dùng liều ít.