HUYỀN SÂM
- Thứ ba - 02/09/2014 17:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Vị đắng mặn, tinh hàn, qui kinh Phế, Vị, Thận.
- Lôi công bào chế dược tính: qui kinh Tâm, Phế, Thận.
- Bản thảo tân biên: qui kinh Tỳ, Thận, Vị.
Thành phần chủ yếu:
Có Huyền sâm tố (Scrophularin), ancaloit, asparagin, tinh dầu, acid béo và các chất đường.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Huyền sâm có tác dụng tả hỏa giải độc, dưỡng âm sinh tân, tán kết, chỉ khát, lợi yết hầu, nhuận táo.
B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Huyền sâm được chứng minh có các tác dụng sau:
- Có tác dụng cường tim nhẹ.
- Có tác dụng giãn mạch hạ áp.
- Có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt.
- Có tác dụng hạ đường huyết.
- Có tác dụng kháng khuẩn, trung hòa độc tố Bạch hầu (in vitro).
- Ức chế nấm ngoài da.
- Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu oxy của tim tốt hơn.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị các chứng bệnh có sốt: (hư nhiệt hay thực nhiệt đều dùng được nhưng tác dụng tư âm mạnh hơn) nhiệt vào phần dinh, sốt, mồm khô, lưỡi đỏ thẫm, nhiệt nhập tâm bào gây hôn mê hoặc mê man, hoặc phát ban, thường dùng các bài thuốc có Huyền sâm sau:
- Tăng dịch thang (Oân bệnh điều biện): Huyền sâm 40g, Mạch môn 32g, Sinh địa 32g sắc uống.
- Thanh dinh thang (ôn bệnh điều biện): Sừng trâu (bột mịn) 20 - 30g, Sinh địa 12 - 20g, Huyền sâm 12 - 20g, Lá tre non 12g, Mạch đông 12g, Đơn sâm 12g, Kim ngân hoa 12 - 20g, Hoàng liên 8 -12g, Liên kiều 8 - 12g, cho thêm Táo, Cam thảo sắc uống trị sốt cao, hôn mê, nói sảng.
2.Trị các chứng viêm họng, viêm amidan cấp và mạn: sốt kèm họng đau đỏ, sưng, dùng bài:
- Huyền sâm 12 - 20g, Sinh địa 12 - 16g, Mạch môn 12g, Sa sâm 12g, Liên kiều 8 - 12g, Bạc hà 8g (cho sau), Ô mai 2 quả, Hoàng cầm 8 - 12g, Cát cánh 8 - 12g, Cam thảo 4g, sắc uống (Bài thuốc có thể gia giảm tùy bệnh lý).
3.Trị các chứng viêm hạch cổ, lao hạch (Chứng loa lịch): dùng bài:
- Huyền sâm mẫu bối thang: Huyền sâm 40g, Mẫu lệ 160g (sắc trước), Triết bối mẫu 40g. Đổ 4 chén rưỡi nước sắc còn 2 chén rưỡi rồi cho Huyền sâm, Bối mẫu vào sắc còn 1 chén uống nóng.
4.Trị viêm tắc động mạch: Thuốc có tác dụng giãn mạch cải thiện tuần hoàn tại chỗ phối hợp thêm Kim ngân hoa, Đương qui như bài:
- Tứ diệu dũng an thang (Nghiệm phương tân biên): Huyền sâm 40 - 80g, Kim ngân hoa 80 - 100g, Đương qui 20 - 60g, Cam thảo 30g, sắc nước uống chia 2 - 3 lần trong ngày. Dùng ở thời kỳ ngón chân tím bắt đầu viêm lóet có kết quả.
- Huyền sâm 30g, Đương qui 15 - 30g, Đơn sâm 20 - 30g, Chế Một dược 12 - 15g, Kim ngân hoa 30 - 60g, Liên kiều 15g, Hoàng kỳ 15 - 30g, Bạch giới tử 12g, Ngưu tất 15g, sắc nước uống, thích hợp với thể uất nhiệt.
- Huyền sâm 20 - 30g, Sinh địa 15 - 30g, Thạch hộc 15 - 30g, Ngân hoa 30g, Bồ công anh 20g, Đương qui 15g, Xích thược 15g, sắc uống thích hợp với thể âm hư uất nhiệt.
5.Trị chứng viêm phế quản mạn tính, lao phổi: thuốc có tác dụng tư âm nhuận phế, dùng bài Bách hợp cổ kim thang ( Y phương tập giải).
- Huyền sâm 12 - 16g, Sinh địa 12g, Bối mẫu 8 - 12g, Bách hợp 8 - 12g, Mạch môn 12g, Đương qui 12g, Bạch thược (sao) 12g, Cát cánh 8 - 12g, Cam thảo 4 - 6g, sắc uống.
6.Trị bệnh tróc da tay: mỗi ngày dùng Huyền sâm, Sinh địa mỗi thứ 30g, ngâm uống theo dạng trà có kết quả tốt ( Báo cáo của Khang Đức Lương trị hơn 50 ca tróc da tay).
Liều thường dùng và chú ý:
- Liều thường dùng: 10 - 15g.
- Chú ý lúc dùng: Thận trọng đối với bênh nhân tỳ vị hư hàn.
- Không dùng chung với Lê lô.