Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


HY THIÊM

.

.

HY THIÊM (Herba Siegesbeckiae) Còn gọi là Hy thiêm thảo, Cỏ đĩ, Cứt lợn là toàn cây Hy thiêm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Cây thuốc có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L.; S.pubescens Mak; S.Glabre scens Mak, và nhiều loại khác như S.Glutinosa Wall; Minyranthes Heterophylla Turcz thuộc họ Cúc (Asteraceae hoặc Compositae), mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.

Tính vị qui kinh:

Tính vị đắng hàn, qui kinh Can thận.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản thảo phùng nguyên: đắng hơi cay, hàn có độc ít.
  • Sách Bản thảo tái tân: nhập 2 kinh Tâm Tỳ.

Thành phần chủ yếu:

Glucosid Hy thiêm (Darutoside), alkaloid.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc.

Chủ trị chứng phong thấp tê liệt, ung nhọt sang độc, thấp chẩn, ngứa ngáy.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Đồ kinh bản thảo: " trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau trong xương, lưng gối mỏi - kiêm chủ phong thấp sang, cơ nhục tê khó khỏi".
  • Sách Bản thảo kinh sơ: " khu phong trừ thấp kiêm hoạt huyết".

B.Kết quả theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc có tác dụng kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp, ức chế miễn dịch.
 

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị phong thấp tê mỏi đau nhức xương:

  • Cao Hy thiêm: Hy thiêm 1000g, Thiên niên kiện 50g, gia đường, cồn, tá dược vừa đủ 1000ml, mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần.
  • Viên Hy thiêm: Cao mềm Hy thiêm 1/10: 0,09g, bột Hy thiêm 0,10, bột Thiên niên kiện 0,03, bột Xuyên khung 0,02, cho đường và tá dược vừa đủ 1 viên. Mỗi lần uống 4 - 5 viên, ngày uống 2 lần.

2.Trị nhọt, rắn cắn, dùng làm thuốc giải độc: dùng Hy thiêm thảo tươi lượng vừa đủ, rửa sạch giã nát đắp ngoài.

3.Kinh nghiệm của Chu Lương Xuân dùng: Hy thiêm 100g, Đương qui 30g, sắc uống trị viêm khớp và viêm đa khớp có kết quả ( Tạp chí Trung y dưọc Thượng hải 1982,9:33).

Liều lượng và chú ý lúc dùng:

  • Liều: 10 - 15g.
  • Chú ý: trị phong thấp dùng chín, dùng để giải độc nên dùng tươi, dùng tươi có thể gây nôn mửa.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây