KHƯƠNG HOÀNG
- Thứ tư - 17/09/2014 16:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Tính vị qui kinh:
Vị cay đắng, tính ôn. Qui kinh Can Tỳ.
Theo Y văn cổ:
- Sách Bản thảo thập di: " Vị cay ôn, không độc".
- Sách Đông y thất giám ( Thiên thang dịch tập 3): " Tính nhiệt, vị cay đắng không độc".
- Sách Bản thảo kinh sơ: " nhập túc thái âm, quyết âm".
Thành phần chủ yếu:
Chất Khương hoàng tố ( chất màu curcumin 0,3%)
Tinh dầu 1 - 5% là hoạt chất của Nghệ gồm 25% cacbua tecpenic, chủ yếu là zingiberen và 65% cetonsesquitecpenic, các chất turmeron. Các chất màu vàng gọi chung là curcumin gồm có curcumin I, II, .
Ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat, chất béo.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Khương hoàng có tác dụng phá huyết hành khí, thông kinh chỉ thống. Chủ trị chứng sườn đau, kinh bế, bụng đau, phong thấp, sang ung.
Theo các Y văn cổ:
- Sách Tân tu thảo: " chủ tâm phúc kết tích, chống mệt mỏi, hạ khí phá huyết, trừ phong nhiệt, tiêu ung thủng".
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị chứng trưng hà huyết cục, ung thủng, thông kinh nguyệt, trị té ngã ứ huyết, tiêu thủng độc, chỉ bạo phong thống, lãnh khí, hạ thực".
- Sách Bản thảo cầu chân: " Khương hoàng công dụng rất giống Uất kim, Tam lăng, Nga truật, Diên hồ sách nhưng Uất kim qui kinh Tâm, chuyên tả huyết của Tâm bào, Nga truật vào Can trị huyết trong khí, Tam lăng nhập Can trị khí trong huyết, Diên hồ sách nhập 2 kinh Tâm Can hành khí ở phần huyết, trong phần khí hành huyết, như vậy nhập Tỳ, trị được huyết trong khí mà cũng trị được huyết ở trong khí (?)
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Chất Curcumin có tinh thông mật ( gây co bóp túi mật, chất curcumen có tác dụng phá cholesterol trong máu).
2.Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm sát khuẩn.
3.Khương hoàng có tác dụng giảm mỡ tromg máu và chống đau thắt tim, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Thuốc có tác dụng tiêu viêm như cocticoit đối với mô hình gây phù chân của chuột lớn và chuột nhắt.
4.Khương hoàng sắc nước chích ổ bụng cho chuột có thai vào nhiều thời kỳ và cho thỏ mới có thai đều có tác dụng gây sẩy thai.
5.Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hưng phấn tử cung, lợi mật.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng rốn:
- Khương hoàng tán: Khương hoàng, Nga truật, Hồng hoa, Quế tăm, Xuyên khung đều 5g, Bạch thược, Diên hồ sách, Đơn bì, Đương qui đều 10g, dùng rượu và nước mỗi thứ một nửa sắc uống.
2.Trị sau sanh đau bụng do huyết ứ:
- Khương hoàng 10g, Quế tăm 6g tán bột mịn chia 2 - 3 lần uống với rượu.
3.Trị xơ gan:
- Khương hoàng, Uất kim, Sài hồ, Liên kiều, Mộc hương đều 6 - 8g, Đương qui, Bạch thược, Bạch truật đều 15g, Cam thảo 3g sắc uống.
4.Trị đau bao tử ( do lóet dạ dày tá tràng):
- Khương hoàng 10g, Ô dược 5g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.
- Viên Melamin: bột Nghệ 120g, Cao ban long ( 18 - 19% nước) 30g, Mật ong dược dụng 20g, Canxi gluconat ( hoặc Tricanxi phosphat) 100g, tá dược vừa đủ 1000 viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên, uống trước bữa ăn.
5.Trị mụn nhọt:
- Cao dán nhọt ( Ngô tất Tố): Củ ráy 30g (1 củ), Nghệ 60g, Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g. Củ ráy gọt sạch vỏ giã với Nghệ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong. Lọc để nguội phết lên giấy bản dán vào nhọt.
- Có thể dùng phối hợp với Đại hoàng, Bạch chỉ, Thiên hoa phấn tán bột đắp ngoài có tác dụng tiêu sưng. Chỉ dùng lúc nhọt đang sưng tấy.
- Sơ kinh thang: Khương hoàng 6g, Đương qui, Xích thược, Hải đồng bì, mỗi thứ 10g, Khương hoạt 6g, Cam thảo 3g. Sắc nước uống.
Liều thường dùng:
Dùng trong thang thuốc sắc 3 - 10g, dùng ngoài liều lượng tùy theo bệnh lý.