Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


LONG ĐỞM THẢO

.

.

Tên khoa học: Radix gentianae Tên khác: Lăng Du (Bản Kinh), Thảo Long Đởm, Sơn Lương Đởm (Tục Danh), Đởm Thảo, Khổ Đởm, Quan Âm Thảo, Tà Chi ĐạiPhu, Tà Chi Đại Sĩ (Hòa Hán Dược Khảo), Trì Long Đởm (Nhật Bản). Bộ phận dùng: rễ của cây Long đởm- Gentiana Scabra Gbe, G- manshurica Kitag., Họ Long đởm- Gentianaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.

1. Đặc điểm thực vật:
- Loại cỏ sống lâu năm, cao 35-60cm. Thân rễ ngắn, rễ nhiều, có thể dài đến 25cm, đường kính 1-3mm, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân mọc đứng, đơn độc hoặc  2-3 cành, đốt thường ngắn so với chiều dài của lá. Lá mọc đối, không cuống, lá phía dưới thân nhỏ, phía trên to, rộng hơn, dài 3-8cm, rộng 0,4-4cm. Hoa mọc thành chùm, không cuống, ở đầu cành hoặc  ở kẽ những lá phía trên. Hoa hình chuông màu lam nhạt hoặc  sẫm.
- Phân bố: vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
2. Đặc điểm dược liệu:
- Long đởm đầu rễ nhỏ, bên dưới có chùm, chừng vài chục rễ nhỏ, mọc thành cụm nhỏ dài thẳng hoặc hơi cong, dài 10-20cm, đường kính 0,1-0,3cm, mặt ngoài mầu vàng hoặc nâu vàng, phần trên có vân vòng tròn nổi lên rất dầy, tòn bộ có đường nhăn dọc. Chất dòn, dễ bẻ gẫy. Mặt cắt ngang chỗ gẫy hình tròn hoặc giống hình tam giác, mép cong, mầu trắng vàng hoặc nâu vàng, giữa ruột có mấy đường gan lốm đốm hoa. Không mùi, vị rất đắng.
- Thành phần hóa học: Gentianine, Gentiopicrin, Gentianose.
3. Thu hái, chế biến:
Thu hoạch vào tháng 8- 12 mỗi năm, sau đó phơi khô, cắt từng đoạn.
4. Tính vị- quy kinh:
- Vị đắng, tính hàn.
- Quy kinh vào kinh can, đởm, bàng quang.


5. Công năng- chủ trị:
- Hội chứng thấp nhiệt:
+ Vàng da thấp nhiệt: dùng phối hợp long đởm thảo với nhân trần cao và chi tử.
+ Khí hư do thấp nhiệt biểu hiện như đau và sưng bộ phận sinh dục và eczema: dùng phối hợp long đởm thảo với hoàng bá, khổ sâm và xa tiền tử.
- Cơn hỏa bốc lên trên biểu hiện như đau đầu, nặng đầu, đỏ mắt, điếc và đau ở vùng xương sườn: dùng phối hợp long đởm thảo với hoàng cầm, chi tử, sài hồ và mộc thông.
- Sốt, co thắt và co giật: dùng phối hợp long đởm thảo với câu đằng và ngưu hoàng.
6. Liều dùng: 4- 12g
7. Kiêng kị:
Những người tỳ vị hư nhược, âm hư phát sốt không nên dùng.
8. Tác dụng dược lý:
- Với lượng nhỏ ( 0,1g) có thể xúc tiến sự phân tiết dịch vì làm tăng lượng acid trong dịch vị, do đó mà dùng nó làm thuốc kiện vị. Tuy nhiên dùng liều lớn sẽ kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến nôn. Do thuốc có tác dụng hạ thấp men chuyển hóa amin, trên thực tế có thể dùng thuốc dự phòng bệnh viêm não truyền nhiễm.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ. tụ cầu vàng.

Nguồn tin: btpharm.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây