MẠN KINH TỬ
- Thứ bảy - 04/10/2014 22:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
- Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ cao từ 3-6 m, cành non vuông, có lông màu xám. Lá mang 3-5 lá chét, không có lông ở mặt trên, có lông dày trắng ở mặt dưới, cuống phụ 2- 8 mm. Chùm hoa dày lông trắng, cao 5-20cm ở ngọn cành. Hoa màu lam tím, đài cao 3-4mm, tràng có ống dài 7-8 mm, môi trên nhỏ, vòi nhụy thò ra ngoài. Quả hạch tròn, đường kính 4- 6 mm, màu vàng hơi đỏ rồi xám đen- Thành phần hoá học
Mạn kinh tử chứa vitricin, dulcitol, acid vanilic , vitexicarpin, casticin. Trong hạt chứa acid p.hydroxybenzoic, acid p. anisic, vanilin. Trong Mạn kinh tử còn chứa tinh dầu ( cineol, caryolhylen, camphor và pine .....), trong lá Mạn kinh cũng có chứa tinh dầu.- Kiểm nghiệm
Quả hình cầu, có 4 rãnh dọc, đầu hơi lõm, đường kính khoảng 6 mm, mặt ngoài màu đen xám phủ lông nhung màu trắng xám như sương, đáy có đài bền, trắng sáng và cuống quả ngắn. Ðài hoa thành mỏng bao bọc quá nửa quả, có 5 răng, có 2 khe tương đối khía sâu, phủ lông tơ mượt. Quả nhẹ, chất cứng, khó đập vỡ, mặt cắt ngang quả có 4 ô, mỗi ô có 1 hạt. Mùi thơm đặc biệt, vị nhạt, hơi cay.Vi phẫu
Vỏ quả ngoài gồm 2 lớp: Biểu bì và hạ bì. Biểu bì có 1 lớp cutin khá dày, rải rác có lông tiết hình cầu. Hạ bì tế bào dài, dẹt, màng cũng tương đối dày. Vỏ quả giữa: Phía ngoài tế bào không đều, hình nhiều cạnh, bầu dục hoặc tròn, màng mỏng ; phía trong tế bào dài xếp dọc, màng dày hơn. Vỏ quả trong, cấu tạo bởi tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc bầu dục, màng rất dày, càng vào phía trong màng tế bào càng dày. Lớp vỏ hạt cấu tạo bởi 1-2 hàng tế bào hình mạng. Lớp nội nhũ gồm 1-4 lớp tế bào hình bầu dục, trong có chứa những hạt lổn nhổn.
Bột màu nâu đen, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh tế bào thành mỏng (1). Rất nhiều lông che chở có 2 - 3 tế bào (2). Lông tiết có hai loại: loại lông đơn bào ở đầu và 1- 2 tế bào ở chân, loại lông đa bào ở đầu và đơn bào ở chân (3). Mảnh tế bào, thành hoá gỗ, có vân đặc biệt (4). Tế bào cứng thành dày thấy rõ các lỗ trao đổi (5)
5. Tác dụng và công dụng
Cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, đỏ mắt, nhiều nước mắt, mắt mờ nhìn không rõ, Chữa sốt, cảm mạo, chóng mặt, hoa mắt, lợi răng sưng đau. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-3g dưới dạng bột hay ngâm rượu.6. Ghi chú
Cây Mạn kinh còn có tên là Vạn kim, Quan âm, Quan âm biển, Thuốc kinh, Ðẹn ba lá. Ở nước ta Mạn kinh (Vitex trifolia L.) mọc hoang chủ yếu vùng ven biển, thường là loài Mạn kinh lá đơn, tên khoa học Vitex ovata Thunb. = Vitex trifolia L. var. ovata (Thunb.) Makino. Do đó có tên khoa học Vitex rotundifolia L. (lá tròn)Theo tài liệu kiểm nghiệm của Trung Quốc, Mạn kinh tử thường bị giả mạo bằng quả, hoặc hạt của một số cây:
- Vitex negundo L. (Vitex negundo L. var. cannabifolia Hand- Mazz.) - Hoàng kinh, Ngũ trảo.
- Vitex negundo L. var. heterophylla (Franch.) Rehd.
- Cardiospermum halicacabum L., họ Bồ hòn (Sapindaceae) - dây Búp bụp, dây Tam phỏng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC:
Theo YHCT, mạn kinh tử có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can, trừ tê thấp, chân tay giá lạnh, co rút, hạ huyết áp. Dùng khi cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, đau vùng thái dương, đau nhức trong hốc mắt, hoa mắt, chóng mặt, cao huyết áp. Trong trường hợp không bị cảm mạo mà vẫn có đau đầu, đôi khi xuất hiện đau nửa đầu, có thể chỉ 1 bên đầu, hoặc cả 2 bên, hoặc đau 2 bên đổi nhau. Dùng mạn kinh tử vẫn phát huy tác dụng. Liều dùng 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc ngâm rượu. Khi dùng cần lưu ý, những người huyết hư mà đau đầu dùng thận trọng vì thuốc có tính thăng tán.
Một số bài thuốc dùng mạn kinh tử:
- Cảm nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ
Mạn kinh tử. |
Mạn kinh tử 16g, cúc hoa, chi tử mỗi vị 12g, kinh giới 10g, xuyên khung 4g. Ngày 1 thang dưới dạng thuốc sắc. Sau khi sắc xong có thể xông hơi nhẹ nhàng vào mắt. Sau uống ấm. Làm nhiều lần tới hết triệu chứng.
- Thiên đầu thống hoặc đau nửa đầu
Mạn kinh tử 10g, cúc hoa 8g, xuyên khung 4g, tế tân, bạch chỉ mỗi vị 3g, sắc với 600 ml. Đun sôi nhỏ lửa còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Cũng có thể dùng mạn kinh tử ngâm rượu để uống hàng ngày trị đau đầu, đau thái dương, dùng 100g mạn kinh tử nghiền dạng thô, ngâm với 500ml rượu 30%. Khoảng 3 tuần lễ có thể chiết lấy dịch 1. Bã thuốc sau khi chiết xuất lần 1, có thể ngâm rượu tiếp lần 2. Gộp dịch chiết của 2 lần lại. Lắc đều, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml – 30ml trước bữa ăn.
- Tăng huyết áp
Mạn kinh tử, hoa hòe, cát căn, đồng lượng 8 - 10g, ngày 1 thang dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hãm. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Mắt đau sưng đỏ có màng che, chói mắt
Mạn kinh tử 12g, thảo quyết minh, xa tiền tử (hạt mã đề), sung úy tử (hạt ích mẫu) lượng bằng nhau (10 – 12g). Dùng dưới dạng thuốc bột ngày 2 lần, mỗi lần 8 – 10g, uống với nước ấm.
- Nhọt vú
Khi nhọt vú mới phát, mạn kinh tử vi sao tới giòn, tán bột. Mỗi lần lấy 4 - 6g bột hòa vào 10 – 20ml rượu trắng. Quấy đều. Gạn lấy rượu uống, bã đắp vào nơi bị sưng đau. Làm nhiều lần, tới khi hết triệu chứng.
- Tiểu tiện không thông
Mạn kinh tử 10g, nghiền bột chia 3 lần, uống với nước ấm trong ngày. Làm nhiều lần tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
GS.TS.Phạm Xuân Sinh