NGƯU BÀNG TỬ
- Thứ sáu - 14/08/2015 17:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
.
Thành phần chủ yếu: trong quả Ngưu bàng có 23 - 30% chất béo, một glycoz gọi là Actiin.
Tác dụng dược lý:
1.Giải cảm sốt ( sơ tán phong nhiệt) thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt kháng khuẩn, nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với phế cầu khuẩn.
2.Giải độc thúc sởi mọc, lợi yết tán kết theo dược lý cổ truyền.
Ứng dụng lâm sàng:
- Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt: sốt ho, đờm vàng ( trường hợp viêm amidan, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp tính) dùng bài:
- Ngân kiều tán ( ôn bệnh điều biện) gồm: Ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Đạm đậu xị, mỗi thứ 8 -12g, Cát cánh, Trúc diệp, Bạc hà mỗi thứ 6 - 12g, Kinh giới tuệ 4 - 6g, Cam thảo 2 - 4g, sắc nước uống. 1 - 2 thang trong một ngày hoặc các bài đơn giản.
- Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Liên kiều, Kinh giới, Bạc hà mỗi thứ 8g, sắc uống, thêm Cam thảo 2 - 4g.
- Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà 6g, Thuyền thoái 2 - 4g.
- Trị bệnh sởi trẻ em: chậm mọc, mề đay. Có thể dùng bài: Ngân kiều tán hoặc các bài sau:
- Kim ngân hoa 12g, Ngưu bàng tử 12g, Thăng ma 8g, Cát căn 12g, Cam thảo 4g, Kinh giới tuệ 4g, sắc nước uống.
- Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Bạc hà 4g, Phòng phong 4g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.
- Chữa phù: ( do dị ứng hoặc viêm cầu thận cấp):
- Ngưu bàng tử ( nửa sao nửa sống), Bèo cái sao khô lượng bằng nhau tán nhỏ trộn đều, mỗi lần 5g, ngày 3 lần với nước nóng. (theo tác giả bài này chữa cả viêm họng sưng đau).
Liều thường dùng: 4 - 12g.
Chú ý lúc dùng thuốc: Ngưu bàng tử còn có tên Đại đao tử, Á thực, Hắc phong tử, thử niêm tử. Tây y dùng rễ Ngưu bàng làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, chữa tê thấp, đau sưng khớp, hắc lào, mụn trứng cá lở loét. Còn dùng trị bệnh tiểu đường ( cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucoza máu), hoặc chữa mụn nhọt, ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,6g cao thuốc ( hoặc bột) trong 3 ngày.
Không dùng đối với người bị tiêu chảy do tỳ hư.