Phúc Tâm Đường

https://phuctamduong.com


THĂNG MA

.

.

THĂNG MA (Rhizoma Cimicifugae) Dùng làm thuốc thân rễ khô của cây Thăng ma ( Cimicifuga Foetida L.). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.


Vị cay ngọt, tinh hơi hàn, hơi đắng. Qui kinh Phế, Đại tràng, Tỳ Vị.

Thành phần chủ yếu:

Có chất đắng là Cimitin, có chứa một ít ancaloit, salicylic acid, sebum acidum.

Tác dụng dược lý:

A.Theo y học cổ truyền, thuốc có tác dụng: giải cảm thấu chẩn, thăng dương giải độc. Thăng dương tức thăng đề trung khí có tác dụng như kích thích hưng phấn cơ trơn. Trên lâm sàng phát hiện thuốc có tác dụng giảm đau.

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

1.Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

2.Ức chế tim: làm chậm nhịp, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai.

3.Thuốc có tác dụng vi khuẩn lao và một số bệnh nấm ngoài da.
 

Ứng dụng lâm sàng:

1.Chữa bệnh sởi lúc mới mọc: có tác dụng giải độc làm sởi mọc nhanh.Thường dùng bài:

  • Thăng ma cát căn thang:( Tiểu nhi phương luận) Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thược dược 8 - 12g, Chích thảo 2 - 4g sắc nước uống.

2.Chữa chứng sa tạng phủ: như sa tử cung, sa dạ dày, sa trực tràng . hoặc tiêu chảy kéo dài do trung khí hư nhược, thường dùng kết hợp với các thuốc bổ khí khác như bài Bổ trung ích khí.

3.Chữa chứng đau thần kinh: đầu mặt, đau răng, dùng kết hợp với Cát căn, Thạch cao, Hoàng liên, trị đau họng kết hợp với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử.

Liều lượng thường dùng: 4 - 8g.

Chú ý lúc dùng thuốc: Không nên dùng lượng nhiều vì thuốc kích thích dễ gây nôn, liều cao gây đau đầu chóng mặt. Không dùng đối với trẻ em sởi kèm suyễn tức khó thở.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây