206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần U - V

Thứ năm - 08/05/2014 11:31
.
.

Bài 198: ỨC CAN TÁN (YOKU KAN SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                    3g  Điếu đằng câu              3g
  Xuyên khung                3g  Truật                               4g
 Phục linh                       4g  Sài hồ                             2g
 Cam thảo                  1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng thần kinh, chứng mất ngủ, trẻ em đái dầm, cam ở trẻ em cho những người thể chất hư nhược, thần kinh bị hưng phấn.

- Giải thích:

(1) Nghe nói bài này xuất hiện đầu tiên trong sách Bảo anh toát yếu.

(2) Bài thuốc này được dùng để trị chứng kinh giật ở trẻ em, đối tượng là những người can khí tǎng, thần kinh quá mẫn cảm, hưng phấn, mất ngủ.

(3) Cái tên ức can tán xuất phát từ hiệu quả của bài thuốc là làm dịu bớt và trấn tĩnh sự hưng phấn của can khí.

(4) Đây là một bài biến dạng của Tứ nghịch tán, có tác dụng làm dịu sự kích thích của thần kinh não được gọi là cấp kinh phong ở những đứa trẻ hư nhược. Thuốc dùng trị chứng nghẹo cổ dạng thần kinh.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trị chứng động kinh, chứng thần kinh, suy nhược thần kinh, hysteria v.v... Thuốc còn được dùng để trị các chứng khóc đêm, mất ngủ, nghiến rǎng ban đêm, động kinh, phát sốt không rõ nguyên nhân, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng về đường của huyết, chân tay khẳng khiu, nghẹo cổ dạng thần kinh.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng để trị các chứng thần kinh, mất ngủ, các chứng về đường của huyết, các di chứng của chảy máu não, trẻ em khóc đêm, bệnh gù, động kinh, nghiến rǎng ban đêm.

 

Bài 199: ỨC CAN TÁN GIA TRẦN BÌ BÁN HẠ (YOKU KAN SAN KA CHIN PI HAN GE)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy               3g   Điếu đằng câu         3g
 Xuyên khung            3g  Truật                           4g
 Phục linh                  4g  Sài hồ                         2g
 Cam thảo              1,5g  Trần bì                        3g
 Bán hạ                      5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng thần kinh, mất ngủ, trẻ em khóc đêm, cam ở trẻ em, cho những người thể chất hư nhược, thần kinh bị hưng phấn.

- Giải thích:

     + Theo Bản triều kinh nghiệm phương:

(1) Đây là bài biến dạng của Tứ nghịch tán.

(2) Hoặc là bài Ức can tán thêm Trần bì và Bán hạ.

(3) Thuốc này có tác dụng trấn tĩnh những đứa trẻ hư chứng thần kinh não bị kích thích.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc trị các chứng suy nhược thần kinh, hysteria, các chứng thần kinh do các chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, trúng phong, khóc dạ đề, mệt mỏi, chân tay suy nhược (liệt nhẹ), ốm nghén, động kinh ở trẻ em, v.v...

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người cơ bụng mềm nhão, nhịp đập động mạch bụng tǎng vọt. Thuốc được ứng dụng để trị các chứng thần kinh, mất ngủ, các bệnh của huyết, chứng khóc đêm ở trẻ em, bệnh gù, di chứng của chảy máu não, động kinh, nghiến rǎng đêm (cả người lớn lẫn trẻ em), v.v...

 

Bài 12: ỨNG CHUNG TÁN (O SHO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng            1g  Xuyên khung              2g

- Cách dùng và lượng dùng: Trong trường hợp dùng theo cách tán thì uống ngày một lần.

Trong trường hợp thang: số lượng ở thành phần trên là lượng dùng của một ngày.

- Công dụng: Dùng khi bí đại tiện hoặc bị chứng máu dâng lên mặt gây ra choáng váng và đau vai đi kèm theo bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Bài thuốc này còn có tên là Khung hoàng tán: dùng kết hợp với các thuốc khác cho các chứng bệnh ở vùng mặt và vùng đầu.
    + Theo Chẩn liệu y điển, tất cả những bệnh về mắt người ta cũng thường dùng kết hợp bài thuốc này. Bài thuốc này cần thiết cho việc giải độc ở phần trên của thân thể như vùng mặt và vùng đầu. Đặc biệt, trong trường hợp những bài thuốc có thêm Quế chi, người ta thêm Xuyên khung, Đại hoàng, hoặc là dùng kết hợp với Khung hoàng tán.

Đối với những bệnh viêm tuyến nước mắt cấp và mạn tính, viêm kết mạc cấp và mạn tính, mắt hột và đục thủy tinh thể dùng kết hợp với Cát cǎn thang.

 

Bài 3: VỊ LINH THANG (I REI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Thương truật          2,5 - 3g  Hậu phác          2,5 - 3g
 Trần bì                     2,5 - 3g  Trư linh             2,5 - 3g
 Trạch tả                   2,5 - 3g  Thược dược     2,5 - 3g
 Bạch truật               2,5 - 3g  Phục linh           2,5 - 3g
 Quế chi                    2 - 2,5g  Đại táo               1,5 - 3g
 Can sinh khương   0,5 - 2g  Cam thảo             1 - 2g
 Súc sa                               2g  Hoàng liên                2g

(có thể không dùng Thược dược, Súc sa, Hoàng liên).

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g.

2. Thang.

- Công dụng: Trị đi ngoài, nôn mửa, trúng độc thức ǎn không tiêu, bị trúng thử, ra khí, nước, đau bụng do lạnh, viêm ruột, dạ dày cấp tính, đau bụng kèm theo miệng khát và lượng tiểu tiện ít.

- Giải thích:

     + Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc kết hợp bài Ngũ linh tán và Bình vị tán dùng để trị cho những người vốn dĩ khả nǎng thải nước kém, do bụng bị tổn thương cho nên kém hấp thu nước, thức ǎn vào không tiêu hóa được, tháo ra như nước, người có những triệu chứng miệng khát, trong dạ dày óc ách nước và bụng cǎng tức, lượng nước tiểu ít.

     + Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc gồm 8 vị Hậu phác, Quất bì, Cam thảo, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phục linh và Quế chi dùng để trị cho những người bị ngộ độc thức ǎn hoặc không tiêu hoá nổi thức ǎn mà đi tả, hoặc những người tỳ vị bất an mà đi tả. Gia vị linh thang gồm 11 vị: Thương truật, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Hậu phác, Quất bì, Tô diệp thảo, Mộc hương, Bạch truật, Sinh khương, trị rất công hiệu tất cả những bệnh với liều lượng tùy theo chứng bệnh, trị những người đi tả do thức ǎn không tiêu. Thuốc còn được dùng sau khi thương hàn và đặc biệt công hiệu đối với bị gió sau khi đi tả.

 

Bài 2: VỊ PHONG THANG (I FU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy             2,5 - 3g   Thược dược         3g
 Xuyên khung           2,5 - 3g  Nhân sâm              3g
 Phục linh                   3 - 4g  Quế chi             2 - 3g
 Túc (Thóc)                 2 - 3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Có tác dụng trị viêm ruột cấp và mạn tính, ỉa lỏng do bị lạnh ở những người có sắc mặt kém, ngại ǎn, dễ bị mệt mỏi.

- Giải thích:

     + Theo Hòa Tễ Cục Phương: dùng cho những người Tỳ suy yếu, gặp lạnh là bị tiêu chảy, những người mệt mỏi và suy nhược vì bị bệnh tiêu chảy mạn tính. Đại tiện ra phân sống, phân lỏng như nước, phân có mũi hoặc phân có lẫn ít máu. Trong chương về bệnh tả, lỵ viết: Thuốc trị cho cả người lớn và trẻ em, phong lạnh thừa hư mà nhập vào tì vị khiến máu ứ thức ǎn không tiêu hóa được, dẫn tới đi tả như tháo, bụng đầy trướng, sôi bụng và lâm râm đau, thấp độc trong tì vị tháo ra như nước đậu ép bất kể ngày đêm.

     + Sách Vật Ngô Phương Hàm Khẩu Quyết viết: "Thuốc này dùng chữa những người ǎn không tiêu dẫn tới tiêu chảy và xuất huyết không ngừng, da mặt xanh xao kéo dài".

      + Sách Phương Hàm Loại Tụ viết: "Thuốc này dùng cho những người uống phải nước không hợp hoặc không tiêu hóa được thức ǎn, tiêu chảy hoặc do tiêu hoá không tốt mà tiêu chảy".

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây