I. Đại cương: Viêm quanh khớp vai (VQKV) thuộc nhóm bệnh thấp ngoài khớp, theo phân loại của YHHĐ. VQKV thường là một cụm từ chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp, chủ yếu là giãn cơ, dây chằng và bao khớp. Theo định nghĩa này, VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thương của đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch (chấn thương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…). Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh được phân làm 3 thể: VQKV thể đơn thuần, VQKV thể nghẽn tắc và VQKV có hội chứng vai tay. Chẩn đoán VQKV dựa theo tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán của Boissier MC 1992.
I. Đại cương: 1. Quan niệm của YHHĐ: Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là khó thở, tiếng cò cử, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ hen phế quản khoảng 2-6% dân số và >10% ở trẻ em.
I ĐẠI CƯƠNG: Quan niệm của y học hiện đại: Là một hội chứng bệnh gây tổn thương thành động mạch. Bệnh có thể cấp tính hoặc mãn tính. Hậu quả là thành động mạch bị chít hẹp (gây thiếu máu ngoại vi) hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch (gây hoại tử chi) Có nhiều nguyên nhân gây tắc động mạch chi. Nhưng hay gặp là viêm tắc động mạch chi do xơ vữa động mạch (artério – scléro – oblitérant) và viêm mạch gây huyết khối (thrombo-angéite- oblitérant) hay còn gọi là bệnh Buerge. Quan niệm của YHCT: gọi chứng thoát thư nguyên nhân bệnh do độc tà xâm phạm hoặc do ăn uống không điều độ làm kinh mạch bế tắc khí huyết không thông đạt dẫn tới tím lạnh chi, hoại tử đầu chi.
I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Quan điểm của YHHĐ - Định nghĩa: TBMMN hay đột quỵ (stroke) là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu. - Hình thành đột quỵ từ một trong hai thể bệnh lý mạch máu não; thiếu máu não cục bộ hoặc xuất huyết. Thiếu máu não cục bộ là nguyên nhân thường gặp nhất ở đột quỵ do tắc mạch máu tại chỗ hoặc do lấp mạch từ nơi khác đưa đến. - Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ cấp tính là những bệnh cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán ngay do có thể điều trị hiệu quả khi sử dụng sớm các thuốc. Giai đoạn phục hồi và di chứng cần được phối hợp điều trị nguyên nhân, phục hồi chức năng.
I Đại cương: Đau dây thần kinh hông là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, đau lan từ thắt lưng xuống hông dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón cái hoặc út (tuỳ theo rễ bị đau). Nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm là hay gặp nhất, ngoài ra còn do cùng hoá thắt lưng V hay cùng I, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống hoặc do chấn thương cột sống, viêm cột sống dính khớp,… Theo Y học cổ truyền đau dây thần kinh hông còn gọi là “yêu cước thống”, “toạ cốt phong”, “toạ điến phong”, thuộc phạm vi “chứng tý”. Nguyên nhân do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa cơ tấu lý sơ hở xâm lấn vào kinh túc Thái dương Bàng quang và túc Thiếu dương đởm, hoặc do chính khí hư yếu, rối loạn chức năng tạng phủ nhất là tạng can, thận hoặc do lao động quá sức, trọng thương gây huyết ứ, khí ứ làm bế tắc kinh khí của kinh Bàng quang, kinh Đởm gây đau.
I. Đại cương: Trĩ là bệnh thường gặp chiếm tới 40% dân số và đã có các phương pháp điều trị từ rất sớm theo y học cổ truyền cũng như y học hiện đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng laser trong y học nói chung và cụ thể là ứng dụng của laser trong phẫu thuật trĩ đã được áp dụng và đem lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh.
I. Đại cương: Sử dụng ngải cứu nóng đắp lên vùng cơ thể cần điều trị. Tác dụng chính là tác dụng nhiệt. II. Chỉ định: + Giảm đau + Giãn cơ. + Chuẩn bị cho kéo giãn, tập vận động, xoa bóp.
I Đại cương: Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc,…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh.