206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần X - Y

Thứ sáu - 09/05/2014 08:28
.
.

Bài 100: XÀ SÀNG TỬ THANG (JIA SHO SHI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Xà sàng tử                 10g  Đương quy                10g
 Uy linh tiên                 10g  Khổ sâm                    10g

- Cách dùng và lượng dùng: Cho vào 1000 ml nước đem cô đặc lấy 700 ml, dùng để bôi ngoài.

Cho vào 5 bát nước để đun sôi nhiều lần, nghiêng chậu cho phần bị bệnh lên chậu để xông hơi, khi thuốc nguội cho hẳn phần bị bệnh vào để rửa.

- Công dụng: Trị lở loét, ngứa, hắc lào.

- Giải thích:

     + Theo sách Ngoại khoa chính tông: Đây là thuốc bôi ngoài dùng để trị ngứa ở bộ phận sinh dục.

Người đưa ra bài thuốc này hướng dẫn là thuốc sắc bôi lên chỗ bị bệnh khi thuốc còn nóng, khi thuốc nguội thì ngâm bộ phận bị bệnh vào để rửa, nhưng thông thường người ta dùng vải sạch cho vào nước thuốc sắc còn nóng để chườm lên chỗ bị bệnh.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Ngoại khoa chính tông, Y tông toàn gian: Bài thuốc này được ghi trong mục Bệnh hắc lào trong sách Ngoại khoa chính tông: dùng vải cho vào nước thuốc còn ấm để đắp lên hoặc dùng những chỗ bị lở loét, hoặc những chỗ rất ngứa. Cho các vị thuốc trên vào 1000 ml nước đun lấy khoảng 700 ml., lấy nước thuốc thấm vào vải sạch để đắp hoặc dùng để rửa.

Đây không phải là bài thuốc uống mà là thuốc dùng để bôi ngoài, được ghi trong mục bệnh hắc lào trong sách Ngoại khoa chính tông. Thuốc chủ yếu dùng để chữa hắc lào, nấm da, nốt ruồi (những vết nhỏ), ngứa, những chỗ cứ gãi là đau. Thuốc nên dùng để rửa.

Cho 4 vị Xà sàng tử, Đương quy, Uy linh tiên và Khổ sâm vào thành từng gói, mỗi gói 10g, cho vào túi đun với khoảng 1000 ml nước, dùng nước thuốc nóng đó vào vải sạch đắp lên hạ bộ của nam giới, còn đối với nữ thì ngâm cả phần ngứa của cơ quan sinh dục ngoài vào. Thuốc đặc biệt có hiệu quả đối với những trường hợp cơ quan sinh dục ngoài ngứa không thể chịu nổi. Tuy nhiên, bài thuốc này phải dùng liên tục từ 10 ngày trở lên.


 

Bài 132: XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN (SEN KYU CHA CHYO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Bạch chỉ                    2g  Khương hoạt              2g
 Kinh giới                    2g  Phòng phong              2g
 Bạc hà diệp                2g  Cam thảo                 1,5g
 Tế tân                      1,5g  Xuyên khung              3g
 Hương phụ tử             4g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị cảm cúm, các chứng về đường huyết đạo, đau đầu.

- Giải thích:

     + Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc ít được dùng trong số các bài thuốc cổ, nhưng thời sau người ta thường dùng cho những phụ nữ bị đau đầu thường xuyên.

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Dùng trị đau đầu và đau dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ số V).

 

Bài 197:  Ý DĨ NHÂN THANG (YOKU I NIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Ma hoàng                 4g  Đương quy               4g
 Truật                        4g  Ý dĩ nhân           8 - 10g
 Quế chi                    3g  Thược dược             3g
 Cam thảo                 2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị đau khớp, đau cơ.

- Giải thích:
     + Theo Minh y chỉ chưởng:
ý dĩ nhân thang có trong cuốn Ngoại khoa chính tông, và trong sách Nhất quán đường cũng có ý dĩ nhân tán. Bài thuốc tiêu chuẩn này không thấy ghi trong các sách trên.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc thường được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã bước sang giai đoạn bán cấp và giai đoạn mạn tính. Thuốc cũng thường được dùng trị thấp khớp đa phát và viêm khớp dạng tương dịch, và được ứng dụng trị viêm khớp dạng lao, thấp cơ, cước khí.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Bài thuốc này thường được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã sang giai đoạn bán cấp và mạn tính. Thuốc dùng cho những người bệnh trạng nặng hơn trong các bài Ma hoàng gia truật thang, Ma hạnh ý cam thang, dùng thuốc này nhưng bệnh vẫn không khỏi, sốt và sưng khớp vẫn không tự khỏi theo thời gian. Bài thuốc cũng có thể dùng cho những người bệnh thấp khớp đã trở thành mạn tính và nặng hơn chút nữa sẽ phải dùng Quế thược tri mẫu thang. Thuốc dùng cho những người bị thấp khớp trong giai đoạn bán cấp, hoặc đã trở thành mạn tính, khớp không sưng và đau lắm nhưng không tự khỏi theo thời gian, và những người bị thấp cơ.

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây