34 công thức huyệt thường dùng: Tam Âm giao, Chí âm
Thứ tư - 27/11/2013 19:26
NHÓM THỨ 23
a) Phối huyệt: Tam Âm giao, Chí âm
b) Hiệu năng: tuyên thông Hạ tiêu, lý khí, vận hành được ứ huyết.
c) Chủ trị: trị các chứng nan sản, tử thai, bào y không ra, chuyển thai vị, kinh bế...
d) Phép châm và cứu: Tam Âm giao, châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn, tiên bổ hậu tả. Châm huyệt Chí âm sâu 1 phân, tả. Sau khi châm cứu 3 đến 5 tráng, lưu kim 5 phút. Nếu muốn chuyển thai vị, không châm chỉ cứu 3 đến 5 tráng là được.
e) Giải phương: Chí âm là Tỉnh huyệt của kinh Túc Thái dương Bàng quang. Tỉnh là nơi khi khí xuất ra, ví như dòng nước từ nguồn chảy ra. Bàng quang và Thận cũng làm biểu lý nhau. Nay châm và cứu Chí âm là điều lý khí ở Hạ tiêu, đuổi được ứ huyết (khí) sinh ra khí mới.
Tam Âm giao là giao hội huyệt của Túc Tam Âm mà cũng là nơi then chốt của Tam Âm kinh. Khi phối huyệt này có thể lý khí, điều huyết, tuyên thông Hạ tiêu, ích Âm khí để Âm khí hạ hành...
Phó Thanh Chủ nói: “Nan sản là do ở huyết hư”, “nan sản là do ở khí nghịch”. Khí nghịch mà được điều lý, huyết hư mà được bổ, ích, thai nhi làm sao không xuống được.
f) Ghi chú: làm hạ thai (bao gồm cả tử thai) nên phối 4 huyệt sau đây sẽ rất hiệu nghiệm.
Bổ Đơn điền, tả Túc Tam lý, Tam Âm giao, tiên bổ hậu tả, sau đó là tả Chí âm. Sau khí châm Chí âm dùng cây ngải cứu to bằng hạt lúa mạch cứu 3 tráng.