34 công thức huyệt thường dùng: Đại chùy, Nội quan

Thứ tư - 27/11/2013 19:29
NHÓM THỨ 24
a) Phối huyệt: Đại chùy, Nội quan
b) Hiệu năng: khai hung, lợi khí, ôn Dương hoá khí, trừ đàm ẩm
c) Chủ trị: ho, nhiều đàm, khí suyễn, hung cách đầy, phiền muộn, hoặc thở gấp,  đàm kéo khò khè, cách tích thủy...
d) Phép châm và cứu: châm Đại chùy sâu từ 5 đến 8 phân, tiên bổ hậu tả. Châm Nội quan sâu từ 3 đến 5 phân, tiên tả hậu bổ. Tất cả đều lưu kim 10 phút cứu 3 tráng.
e) Giải phương: Đại chùy là hội huyệt của Thủ Tam Dương kinh và Đốc mạch. Nội quan là huyệt lạc của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc, nó vận hành riêng vào với kinh Thủ Thiếu dương Tam tiểu, tương thông với Âm duy mạch, khởi lên ở giữa lồng ngực thuộc vào Bào lạc, đi xuống dưới xuyên qua cách đến bụng, thông cả Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Các đường kinh Âm đi từ tức lên trên đến bụng, xuyên qua cách đến ngực, vì thế nó trị các tật bệnh thuộc vùng ngực.
Thủ Đại chùy nhằm điều hoà khí của Thái dương khi mà khí được điều hoà thì thủy sẽ tự nó được lợi Châm phối với Nội quan là nhằm tuyên thông Dương khí ở Tâm, thông lợi được các màn mỡ (Tam tiêu) sơ thông được ứ tắc. Khi mà Tam tiêu được thông sướng thì nước uống sẽ đi tới Bàng quang, đàm sẽ tự trừ. Phối huyệt có thể sánh với “Đại Thanh long”, “Tiểu Thanh long thang” và “Linh quế truật cam thang”...
f) Ghi chú: Kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu và Thủ Quyết âm Tâm bào lạc cùng quan hệ lạc thuộc. Tam tiêu là 1 trong lục phủ, là 1 phủ mà ngoại vi rộng nhất trong các phủ. Nan kinh nói: “Tam tiêu là con đường thông lộ, con đường chung thỉ của khí”. Nội kinh nói: “Tam tiêu là quan năng khai thông lạch nước, đường thủy đạo xuất ra từ đây”. Như vậy là Tam tiêu đã thống lãnh nguồn khí, có tác dụng sơ thông thủy đạo. Phàm khi uống nước thành chứng thủy ẩm, đàm tích, khí trệ, phần lớn có quan hệ với Tam tiêu. Khi thủy nhập vào Vị, từ Vị thẩm thấu ra, trải qua con đường của Tam tiêu để đạt xuống tới Bàng quang, vì thế Tam tiêu có vai trò sơ thông thủy đạo. Nếu thủy đạo được thông sướng, lạch nước không bị bế tắc thì con đường nước chảy sẽ không có lý do “đọng” lại. Giả sử con đường “màu mỡ” của Tam tiêu bị tắc trệ không thông thì con đường nước chảy cũng sẽ bế tắc, như vậy là khí hoá không vận hành gây nên chứng “ẩm” vậy.
Do đó khi thủ huyệt Nội quan để tuyên thông Dương khí ở Tâm, để sơ lợi Tam tiêu, rồi phối thêm Đại chùy để điều hoà khí của Thái dương. Dùng 2 huyệt này sẽ trừ được chứng “đàm ẩm” rất tuyệt.

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây