34 công thức huyệt thường dùng: Thiếu thương, Thương dương, Hợp cốc.

Thứ tư - 27/11/2013 19:35
NHÓM THỨ 26
a) Phối huyệt: Thiếu thương, Thương dương, Hợp cốc.
b) Hiệu năng: thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, làm lợi cho yết (thực quản).
c) Chủ trị: trị các chứng cổ họng bị sưng to, hầu tý, sưng quai bị, ho nghịch, chứng nhũ nga của trẻ con, nhức răng, mất tiếng nói, đau mắt…
d) Phép châm và cứu: châm Thiếu thương và Thương dương xuất huyết, châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu. Nói chung, căn cứ vào bệnh tình cụ thể để nhiệt thì thanh, thực thì tả, hư thì bổ, vận dụng 1 cách linh hoạt.
e) Phép gia giảm: nếu là kiêm thêm bệnh ngoại cảm phát nhiệt, yết hầu sưng đau, Tâm phiền, tiểu màu đỏ, trước hết nên châm xuất huyết các huyệt Tỉnh và Thập tuyên, sau đó châm các huyệt trên.
  • Nếu bị nhiệt độc nặng, châm thêm Quan xung, Trung xung, Thiếu trạch, xuất huyết.
  • Nếu cổ họng đau kéo dài không hết, châm thêm Chiếu hải sâu 3 phân, tiên bổ hậu tả, lưu kim 10 phút.
  • Nếu nội thương do ẩm thực đến thành thổ tả, châm thêm Trung quản, sâu 5 phân, Túc Tam lý sâu 5 phân đến 1 thốn, tiên tả hậu bổ, lưu kim 10 phút.
  • Nếu nhiệt cực sinh Phong, làm lo sợ, co giật, cắn răng, nghiến răng, mặt tái xanh, ngó thẳng lên trên..., châm thêm 12 Tỉnh huyệt, Thập tuyên và Bát tà. Như bệnh tình chuyển thành nguy hiểm, châm thêm Thủy câu, Phong phủ. Nếu đã châm như trên mà chưa thấy hồi chuyển gì thì châm thêm Bách hội, Phong phủ, Phong trì, Tiền đỉnh, Tố liêu, Mệnh môn.
f) Giải phương: Thiếu dương là huyệt Tỉnh của kinh Thủ Thái âm Phế, huyệt này thuộc Mộc, mạch khí của Phế kinh xuất ra từ đây, đi theo huyệt huỳnh, du, kinh để rồi sau đó đến huyệt Hợp là Xích trạch, sau đó, lại tập hợp vào tạng. Châm cho xuất huyết nơi đây là để tà khí nhiệt độc của nội tạng. Thương dương là huyệt Tỉnh của kinh Thủ Dương minh Đại trường, huyệt này thuộc Mộc? (Kim), mạch của nó lạc với Phê châm xuất huyết nó sẽ làm thanh Phế và lợi cho cổ họng (yết), làm sơ tiết tà nhiệt.
Châm Hợp cốc là để thông giáng kinh khí của  Dương minh, nhiệt đi từ Dương minh giáng xuống dưới để giả làm thanh được Phế khí.
Phối cả 3 huyệt nhằm thanh nhiệt giải độc, khai phát mao khiếu, thanh Phế lợi yết, sơ tiết Trường Vị, nhằm chữa các chứng ở yết hầu, đầu mắt.
g) Ghi chú: phối huyệt này trị các chứng ở yết hầu rất hiệu nghiệm, nhất là đối với 1 số bệnh của trẻ con càng hiệu nghiệm hơn. Tất cả lấy việc làm cho thanh tiết khí nhiệt độc của Thủ Thái ẩm Phế kinh là chính. Đó là vì Phế là cái nắp đậy, là trưởng của trăm mạch, chỗ ở cao mà vận hành xuống thấp. Nếu kinh Dương minh bị nhiệt hay là bị tà khí Phong nhiệt ngoại cảm, trước hết tà khí này phạm vào Phế. Khi mà Phế khí uất bế thì nhiệt độc công lên trên đến yết hầu. Trẻ em là thuộc khí thuần Dương, phần lớn là có nội nhiệt, tạng phủ lại rất mềm non, Vị khí chưa được sung vì thế dễ bị ngoại cảm mà cũng dễ bị nội thương. Vì thế ta thấy chúng thường bị chứng phát nhiệt, ho, nhũ nga, quai bị.  Phép châm trên rất kiến hiệu.

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây