2. CHỈ ĐỊNH:
Liệt ruột cơ năng do: phẫu thuật vùng bụng, sau sang chấn tủy sống…
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Liệt ruột có chỉ định ngoại khoa.
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về châm cứu.
4.2. Phương tiện
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô khuẩn, loại: 6-10cm, dùng riêng cho từng người.
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 70°.
4.3. Người bệnh
- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tư thế nằm ngửa.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
5.1. Phác đồ huyệt
- Hợp cốc - Chi câu
- Trung quản - Thiên khu
- Đới mạch - Túc tam lý
- Tam âm giao - Khí hải
- Đại trường du - Thứ liêu.
5.2. Thủ thuật
Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim từ từ theo hướng huyệt đã định, châm phải đạt đắc khí.
- Châm tả:
+ Hợp cốc + Chi câu
+ Trung quản + Thiên khu
+ Đại trường du + Thứ liêu.
+ Đới mạch xuyên Duy đạo
- Châm bổ:
- Tam âm giao - Khí hải
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6 - 20Hz, + Bổ: 0,5 - 4Hz
- Cường độ: Từ 14-150micro Ampe
- Thời gian: 20-30 phút cho một lần điện châm
5.4. Liệu trình điều trị:
Điện châm một ngày một lần, một liệu trình điều trị từ 2-4 lần tùy theo mức độ bệnh.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
6.1. Theo dõi: Toàn trạng người bệnh, nếu có dấu hiệu tắc ruột cơ học phải mời bác sĩ ngoại khoa hội chẩn để xử trí kịp thời.
6.2. Xử lý tai biến:
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.