2. CHỈ ĐỊNH- Người bệnh có sỏi niệu quản ở một phần ba giữa và một phần ba dưới, có chỉ định phẫu thuật của chuyên khoa tiết niệu.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH- Người bệnh dưới 18 tuổi
- Người bệnh có bệnh tâm thần, động kinh, bệnh tim nặng
- Người bệnh không hợp tác với châm tê
- Phụ nữ có thai
- Người bệnh có huyết áp cao trên 180/110mmHg.
4. CHUẨN BỊ4.1. Cán bộ y tế: 01 bác sĩ; 01 kỹ thuật viên hoặc lương y đã được đào tạo châm tê
4.2. Phương tiện- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô trùng: loại 6- 8-10- 30cm
- Bơm tiêm vô trùng 5ml, bông, cồn sát trùng, kìm có mấu.
- Thuốc:
Atropin sunphat 0,25mg x 01 ống,
Seduxen 10mg x 01 ống,
Morphin 10mg x 01 ống,
Fentanyl 5mg/10ml x 01 ống.
- Các phương tiện, dụng cụ, thuốc hồi sức cấp cứu.
4.3. Người bệnh- Hồ sơ bệnh án thường quy chuyên khoa tiết niệu theo quy định.
- Được giải thích biết cảm giác căng tức nặng ở chân và vùng mổ khi châm tê.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH5.1. Phác đồ huyệt- Tam âm giao - Túc tam lý
- Giáp tích D8, D10, L2 - Đường mổ: Đới mạch xuyên Duy đạo
Đại hoành xuyên Phủ xá bên mổ.
5.2. Tư thế người bệnh: nằm ngửa, hai tay dang.
5.3. Thủ thuật Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim từ từ theo hướng huyệt đã định, châm phải đạt đắc khí.
- Tam âm giao: châm tả, kim nghiêng góc 45° sâu 1,5-2 thốn.
- Túc tam lý: châm bình bổ bình tả, kim sâu 1,5-2,5 thốn.
- Giáp tích D8, D10, L2: châm tả, kim thẳng góc với mặt da, hướng kim hơi chếch ra ngoài, sâu 2-3 thốn.
- Đường mổ: + Đới mạch xuyên Duy đạo, mãng châm.
+ Đại hoành xuyên Phủ xá, mãng châm.
5.4. Kích thích bằng máy điện châm- Tần số: cao ngay từ đầu 25-55Hz.
- Cường độ: tăng dần từ 40-300 micro-Ampe.
- Thời gian: kích thích ban đầu từ 20-30 phút sẽ tê và duy trì kích thích trong suốt quá trình phẫu thuật.
5.5. Thuốc hỗ trợa.Tiêm tĩnh mạch chậm 5-10 phút trước khi rạch da:
- Atropin sunphat 0,5mg/1kg cân nặng.
- Seduxen 0,2mg/kg cân nặng.
- Morphin 0,2mg/kg cân nặng.
b. Tiêm tĩnh mạch chậm khi cần thiết tăng cường
- Fentanyl 2mg/kg cân nặng.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÍ TAI BIẾN6.1. Trong khi châm- Trong khi châm các huyệt giáp tích hướng kim đi không đúng có thể đâm phải gai ngang, rút kim châm lại.
- Huyệt đường mổ: phải luôn luôn kiểm soát mũi kim không để mũi kim vào trong ổ bụng.
- Vựng châm: người bệnh ra mồ hôi, lạnh toát. Xử lý: rút hết kim, bấm huyệt Nhân trung. Chờ 15 phút, châm lại nếu vẫn vựng châm thì rút kim, đổi phương pháp vô cảm; nếu người bệnh bình thường thì lại tiếp tục châm tiến hành phẫu thuật.
6.2. Sau khi châmNếu chảy máu sau khi rút kim, dùng bông khô vô khuẩn, ấn cầm máu tại chỗ, không day.
7. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢSau khi kích thích máy, bệnh nhân có cảm giác tê bì, nặng lan từ ngón chân lên. Sau 20-25 phút, cảm giác này lan lên đến đầu gối, đồng thời vùng bụng có cảm giác tê bì, căng, nặng. Đó là thời điểm bắt đầu tiến hành phẫu thuật.