ĐẠI ĐÔ

Thứ hai - 22/09/2014 17:28

.

.
ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).

ĐẠI ĐÔ

( Huyệt Hùynh thuộc Hỏa)

Vị trí: - Ở phía trong gốc ngón cái, chỗ lõm mé trong ngón chân ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy trên đường tiếp giáp da gan chân với da mu chân của bờ trong ngón chân cái, ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu sau xương đốt 1 ngón cái.

Giải phẫu: Dươí da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân cái, bờ trong đầu sau đốt 1 ngón chân cái. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng:
    
- Tại chỗ: Đau bàn chân.

     - Theo kinh: Đau quanh mắt cá trong.

     - Toàn thân: Đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, táo bón, ỉa chảy, người nặng nề, sốt không có mồ hôi.

Cách châm cứu: Châm 0,1-0,3 tấc. Cứu 5-10 phút.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây