NHÂN NGHÊNH

Thứ tư - 02/12/2015 07:21

.

.
NHÂN NGHÊNH ( Rényíng - Jenn Ing). Huyệt thứ 9 thuộc Vị kinh (S 9). Tên gọi: Nhân ( có nghĩa chỉ con người và sinh mạng); Nghênh ( có nghĩa là nghênh tiếp, tiếp thu). Động mạch ở hai bên của hầu ( trái táo Adam) có thể tiếp thu khí của ngũ tạng trời đất để nuôi dưỡng con người, nên gọi là Nhân nghênh.

NHÂN NGHÊNH

( Huyệt Hội của các kinh Dương minh và Thiếu dương ở chân)

Vị trí: - Ở động mạch lớn bên cổ, sờ thấy mạch đập, phía ngoài yết hầu 1,5 tấc (Phát huy, Đại thành).

- Lấy ở điểm gặp nhau của bờ trước cơ ức đòn chũm và đường ngang qua chỗ lồi nhất của Yết hầu. Dưới huyệt sờ thấy động mạch cảnh đập.

Giải phẫu: Dưới da là bờ trước cơ ức đòn chũm, bó mạch thần kinh cảnh, lớp sâu là cơ bậc thang, cơ đổ dài và cơ góc. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, các nhánh của đám rối thần kinh cổ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh C3.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau sưng họng, mất tiếng đột ngột, lao hạch.

     - Toàn thân:hen suyễn, tức ngực, cao huyết áp.

Cách châm cứu: Sách Đồng nhân nói cấm châm (có thể chết người). Ngày nay dùng kim nhỏ có thể châm nông, không kích thích mạnh và phải lấy tay đẩy động mạch sang một bên để tránh châm vào động mạch.

Chú ý: dễ bị say kim và chảy máu.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây