BÁT TÀ
Vị trí: - Ở kẽ 5 ngón tay, mỗi bên có 4 huyệt (Đại thành):
- Lấy ở kẽ các ngón tay, trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay, ngang với khe khớp xương bàn tay-ngón tay.
Giải phẫu: Dưới da huyệt Đại đô là các cơ liên cốt, cơ khép ngón cái. Các huyệt khác là cơ gian cốt và cơ giun. Thần kinh vận động cơ ở huyệt Thượng đô do một nhánh dây thần kinh giữa , hai nhánh dây thần kinh trụ; còn các huyệt khác do các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 (Đại đô), C6 (Thượng đô), C6 (Trung đô), C8 hay D1 (Hạ đô).
Tác dụng:
- Tại chỗ: Tê sưng bàn tay, liệt ngón tay do trúng phong.
- Của từng huyệt: Đau đầu, đau răng (Đại đô); Đau sưng cánh tay (Thượng đô, Trung đô, Hạ đô).
Cách châm cứu: Châm 0,1-0,5 tấc, chữa sưng đau có thể chích ra máu.
Cứu 5-10 phút.
ĐẠI CỐT KHÔNG
Vị trí: - Ở trên đốt ngón tay cái, gấp đầu ngón tay lại thời huyệt ở ngay chỗ lõm trên đầu đốt (Đại thành).
- Lấy ở chính giữa mặt sau khớp đốt 1 và đốt 2 ngón tay cái gấp đầu ngón cái thì có chỗ lõm.
Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của gân cơ ruỗi dài riêng ngón tay cái, khe khớp đốt 1 và đốt 2 xương ngón tay cái. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác dụng: Chữa đau mắt lâu ngày, mắt có màng.
Cách châm cứu: Cứu 10-15 phút.
KIÊN TRỤ CỐT
Vị trí: - Ở tại đầu xương vai, chỗ lồi nhọn lên (Đại thành)
- Lấy ở đầu ngoài xương đòn, chỗ đầu xương đòn nổi lên cao nhất trên khớp cùng-vai-đòn.
Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của cơ delta và xương. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
Tác dụng: chữa tay không cử động được, tràng nhạc.
Cách châm cứu: Cứu 10-15 phút.
NHỊ BẠCH
Vị trí: - Ở nếp gấp khớp cổ tay thẳng lên 4 tấc, mỗi tay có 2 huyệt ngang nhau, một huyệt ở trong gân, giữa hai gân, tức sau huyệt Giản sử 1 tấc; một huyệt ở ngoài gân (phía quay) ngang với huyệt trên.
- Một huyệt lấy ở bờ trong, một huyệt lấy ở bờ ngoài cơ gan tay bé và đều cách khớp cổ tay 4 tấc.
Giải phẫu: Dưới da là bờ trong và bờ ngoài gân cơ gan tay bé, lớp sâu là cơ gấp dài ngón cái, cơ gấp nông và sâu các ngón tay. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 và D1.
Tác dụng: Chữa trĩ và lòi dom.
Cách châm cứu: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 10-15 phút.
Chú ý: Không kích thích quá mạnh, có thể làm tổn thương bó mạch thần kinh giữa.
NGŨ HỒ
Vị trí: - Ở tại đốt thứ hai ngón tay trỏ và ngón nhẫn, nắm tay lại để lấy huyệt (Đại thành).
- Lấy ở chính giữa mặt sau khớp đốt 1 và đốt 2 của ngón tay trỏ và ngón nhẫn.
Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của gân cơ ruỗi chung các ngón tay. Khe khớp đốt 1 và 2 xương ngón tay. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 và c8.
Tác dụng: Chữa 5 ngón tay co quắp.
Cách châm cứu: Cứu 5-10 phút.
TIỂU CỐT KHÔNG
Vị trí: - Ở tại đầu đốt thứ 2 ngón tay út (Đại thành).
- Lấy ở giữa mặt sau khớp đốt 1 và đốt 2 ngón tay út.
Giải phẫu: Dưới da là gân ruỗi ngón út, khe khớp đốt 1 và đốt 2 xương ngón tay út. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hay D1.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Chữa đau các khớp ngón tay bàn tay.
THẬP TUYÊN
Vị trí: - Ở tại 10 đầu ngón tay, cách móng tay 1 phân (Đại thành).
- Lấy ở đỉnh cao nhất giữa 10 đầu ngón tay.
Giải phẫu: Dưới da là đầu đốt cuối của các xương ngón tay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6, C7, C8 và D1.
Tác dụng: Sốt cao, viêm amidan cấp, cấp cứu ngất hôn mê.
Cách châm cứu: Dùng kim tam lăng chích nhanh từng huyệt rồi nặn ra 1 giọt máu (chữa viêm amidan cấp), hoặc dùng hào châm lần lượt châm từng huyệt sâu 0,1 tấc, vê mạnh, ngừng 1 lát rồi rút kim, tỉnh thì thôi (trường hợp cấp cứu).
TRUNG KHÔI
Vị trí: - Ở tại đốt thứ 2 ngón tay giữa, gập ngón tay lại để lấy huyệt (Đại thành).
- Lấy ở mặt sau khớp đốt 1 và đốt 2 ngón tay giữa.
Giải phẫu: Dưới da là gân ruỗi ngón giữa của cơ ruỗi chung các ngón tay khe khớp đốt 1 và đốt 2 xương ngón tay giữa. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác dụng: Chữa ăn xong là mửa, nghẹn, nấc.
Cách châm cứu: Cứu 10-15 phút.
TRUNG TUYỀN
Vị trí: - Ở chỗ lõm trên cổ tay phía mu tay, khoảng giữa hai huyệt Dương khê và huyệt Dương trì (Đại thành)
- Lấy ở mặt sau khớp cổ tay, giữa gân cơ ruỗi chung các ngón tay và gân cơ ruỗi dài riêng ngón tay cái; khi ngữa bàn tay ra sau thì hai gân làm thành một chỗ lõm nằm giữa hai huyệt Dương khê và Dương trì.
Giải phẫu: Dưới da là góc giữa gân cơ ruỗi chung các ngón tay và gân cơ ruỗi dài riêng ngón tay cái, gân cơ quay 2, khe khớp xương cổ tay. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
Tác dụng: Chữa đau vùng tim, đau bụng không chịu nổi.
Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-7 phút.
TỨ PHÙNG
Vị trí: - Ở tại đốt giữa 4 ngón tay (Đại thành)
- Lấy ở giữa nếp gấp mặt trước khớp đôt 1 và đốt 2 của các ngón tay 2,3,4 và 5.
Giải phẫu: Dưới da là các gân cơ gấp chung các ngón tay, khe khớp đốt 1 và đốt 2 của ngón tay. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 và C8.
Cách châm cứu: dùng kim tam lăng chích nặn máu , không cứu.
Nguồn tin: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) - Tổng hợp từ Internet