Báo Kiến thức gia đình phối hợp cùng Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu tới bạn đọc các cây thuốc, vị thuốc thay thế mật gấu, từ đó góp phần chung tay chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y tại Việt Nam. Còn gọi là Mẫ đề thảo, Xa tiền thảo, Xa tiền tử, Nhả én. Tên khoa học là Plantago Asiatica L. Thuộc họ Mã đề Plantaginaceae.
Mô tả: Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành từng cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẻ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồ n tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.
Nơi sống và thu hái: Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở nước ta, mọc hoang và được trồng vào mùa thu và mùa xuân nhưng tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to. Thu hái vào tháng 7 – 8 quả chín thì thu hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Lấy hạt thì đập dũ lấy hạt phơi khô.
Bộ phận dùng: Cây Mã đề cho các vị thuốc: Hạt Mã đề gọi là Xa tiền tử. Toàn cây và lá gọi là Xa tiền thảo.
Thành phần hóa học: Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Tính vị, qui kinh: Vị ngọt, tính hàn, vào 3 kinh Can, Thận và Tiểu trường.
Tác dụng: Lợi tiểu, thanh phế, can. Trừ đàm, chỉ tả, minh mục.
Công dụng: Chữa phù thũng, chữa ho đàm, tiểu tiện bí, vàng sẻn, lỵ, mắt mờ
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 – 12g, dạng thuốc sắc.