Trong thời kì Tam Quốc, danh y Hoa Đà có “Thanh nang thư”, trong đó Trung y được gọi là Thanh nang. Hoa Đà có khả năng nhìn xuyên thấu, khi điều trị bệnh đau đầu cho Tào Tháo, ông vừa nhìn qua đã thấy não của Tào Tháo có khối u cần cắt bỏ, nhưng Tào Tháo không tin, cuối cùng ông ta vì khối u đó mà mất mạng.
Y học cổ truyền mở ra phương pháp điều trị bệnh từ không gian khác.
Văn hóa Trung Hoa cổ đại là một nền văn hóa Thần truyền sâu xa vĩ đại, chứa đựng trí tuệ của Thần, mang theo dấu vết của Thần. Theo truyền thuyết, người phát minh ra y học Trung Hoa là một trong Tam Hoàng thời Hoa Hạ cổ xưa, đó là Thần Nông, người đã nếm thử qua hàng trăm loại thảo mộc. Sau này ông được hậu nhân tôn sùng là Thủy tổ của Trung y.
Trong lịch sử có bảy tác phẩm nổi bật, bao gồm: Hoàng Đế nội kinh, Hoàng Đế ngoại kinh, Biển Thước ngoại kinh… Nhưng bởi vì nguyên nhân lịch sử, mà hậu thế chủ yếu chỉ có thể được nghe nhắc nhiều đến ‘Hoàng Đế nội kinh’. Có thể nói, “Hoàng đế nội kinh” là một bộ sách bao gồm một hệ thống hoàn chỉnh về y lý, y luận và y phương.
Không những vậy, các đại y học gia nổi tiếng thời cổ đại, phần lớn đều là được Thần tiên truyền thụ, hoặc thông qua một số phương pháp tu luyện nào đó mà đắc được khả năng đặc biệt.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, nền Trung y từng bị những học giả vô thần coi là ngu muội lạc hậu, đang dần dần mở ra một không gian khác trước mắt chúng ta.
Nền Trung y cổ xưa đã bảo hộ dân tộc Trung Hoa suốt 5000 năm. Trước khi y học phương Tây còn chưa du nhập vào Trung Quốc, thì Trung y đã có một ý nghĩa đặc biệt cũng như nội hàm phong phú, nó đều có liên quan đến thần tiên hoặc công năng tu luyện.
Trung y cổ đại có liên quan đến Đạo tu tiên
Vào thời thượng cổ, “Hoàng đế nội kinh” là cuộc thảo luận y học giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá, nên người ta còn gọi Trung y là “Kỳ Hoàng chi thuật”. Hoàng Đế là người đứng đầu trong Ngũ Đế, là ông tổ khai thủy của Trung Hoa.
Còn Kỳ Bá là ai? Tương truyền rằng, Kỳ Bá là bề tôi của Hoàng Đế. Cũng có truyền thuyết nói rằng, Kỳ Bá là một thế ngoại cao nhân, sống ở dưới chân núi Kỳ Sơn. Hoàng Đế từng đến đây để bái kiến ông.
Trong “Sử ký. Biển Thước liệt truyện” có chép một chuyện như sau: “Trường Tang Quân lấy từ trong túi trước ngực ra một loại thuốc đưa cho Biển Thước, và nói: ‘Dùng thuốc này với sương trên thảm thực vật, 30 ngày sau, ngươi sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ’. Khi Tang Quân đã truyền xong tất cả phương thuốc bí truyền cho Biển Thước, thì đột nhiên biến mất.
Biển Thước làm theo lời của Trường Tang Quân, dùng thuốc đó trong 30 ngày, liền có thể nhìn xuyên qua tường. Biển Thước sau đó đã dùng khả năng này để khám bệnh, ông hoàn toàn có thể thấy nguyên nhân gốc rễ gây bệnh ở ngũ tạng, nhưng bề ngoài thì vờ là bắt mạch khám bệnh.
Biển Thước hoàn toàn có thể thấy nguyên nhân gốc rễ gây bệnh ở ngũ tạng, nhưng bề ngoài thì vờ là bắt mạch khám bệnh.
Biển Thước có khả năng nhìn xuyên qua vật thể, và trở thành Thần y là do được truyền thụ năng lực từ vị thần tiên Trường Tang Quân.
Trong thời kì Tam Quốc, danh y Hoa Đà có “Thanh nang thư”, trong đó Trung y được gọi là Thanh nang. Hoa Đà có khả năng nhìn xuyên thấu, khi điều trị bệnh đau đầu cho Tào Tháo, ông vừa nhìn qua đã thấy não của Tào Tháo có khối u cần cắt bỏ, nhưng Tào Tháo không tin, cuối cùng ông ta vì khối u đó mà mất mạng.
Theo các ghi chép trên Giáp cốt văn được khai quật, thì tổ tiên Khóa Hồ Kiều đã nắm vững kỹ thuật châm cứu nguyên thủy từ cách đây 8.000 năm. Các di chỉ văn hóa Đại Mân Khẩu cũng phát hiện ra rằng, từ 5000 đến 5200 năm trước, người xưa đã thực hiện thành công phẫu thuật não.
Đáng nói rằng, vào thời kì đó không hề có dụng cụ quét (scan), thì làm thế nào để phát hiện được căn bệnh trong não của bệnh nhân? Đó là do những vị đại y có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
“Dược vương” Tôn Tư Mạc đời nhà Đường, truyền thuyết dân gian kể rằng ông đã sống đến tuổi 168, các ghi chép chính thức cũng nói rằng ông sống hơn 100 tuổi. Cơ thể và gương mặt lúc ông hơn 50 tuổi vẫn như thiếu niên, Đường Thái Tông gặp được ông cũng cảm thán rằng thần tiên thực sự có tồn tại.
Điều trị bệnh tại một không gian khác
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng trong vũ trụ tồn tại không gian đa chiều. Từ cấp độ vi mô tế bào đến bề mặt bên ngoài, thì cơ thể con người tồn tại ở các mức không gian khác nhau.
“Hoàng Đế nội kinh” có ghi rằng: “Thượng y y vị bệnh chi bệnh”, ‘vị bệnh chi bệnh’ ý chỉ những căn bệnh còn chưa biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, nhưng nó đã âm thầm hình thành sâu trong không gian vi mô. Những thần y có năng lực chữa trị cao thì đã có thể nhìn thấy được căn nguyên của bệnh, và vận dụng khả năng cứu chữa của mình để giúp bệnh nhân đó loại bỏ căn bệnh ngay cả khi họ chưa cảm thấy mình bị bệnh.
Theo ghi chép trong “Sử Ký”, khi Ngụy Văn Công hỏi y thuật của ba huynh đệ Biển Thước ai là cao siêu nhất, Biển Thước có nói rằng: “Đại ca là giỏi nhất, trước khi bệnh bùng phát, bệnh nhân còn chưa cảm thấy mình bị bệnh thì căn bệnh đã bị loại bỏ, cho nên sự tinh thông của đại ca chỉ được người trong gia đình biết;
Nhị ca thì giỏi thứ hai, khi bệnh đã bắt đầu phát, các triệu chứng vừa được phát hiện cũng đã được chữa khỏi, vì vậy huynh ấy chỉ nổi tiếng trong làng;
Còn tôi là người dở nhất, khi bệnh tình đã nghiêm trọng rồi, không chỉ bệnh nhân bị đau khổ, mà tôi còn phải cố gắng rất nhiều mới điều trị khỏi bệnh, nhưng danh tiếng của tôi lại được lan truyền khắp cả nước”.
Điều này cho thấy bệnh tật tiến triển từ không gian vi mô của cơ thể con người đến không gian trên bề mặt, việc điều trị bệnh trong y học cổ truyền Trung Quốc được biểu hiện trong các không gian khác nhau tùy theo trình độ chữa trị khác nhau của thầy thuốc.
Thế nhưng, con người chỉ có thể nhìn thấy một lớp không gian bề mặt, đó cũng chính là biểu hiện của bệnh tật trên cơ thể của chúng ta, và chúng ta hoàn toàn không biết hoặc không tin vào những căn bệnh ở tầng không gian sâu hơn.
Cùng một loại vật chất nhưng ở không gian khác nhau thì tính chất cũng sẽ khác nhau
Cách dùng thuốc của Trung y cũng dựa trên thuyết Ngũ hành Âm Dương, và vận dụng các thuộc tính khác nhau của cùng một loại vật chất trong các không gian khác nhau để chữa bệnh.
Cách dùng thuốc của Trung y cũng dựa trên thuyết Ngũ hành Âm Dương, và vận dụng các thuộc tính khác nhau của cùng một loại vật chất trong các không gian khác nhau để chữa bệnh.
Ví dụ, y học phương Tây phải ‘bó tay’ với chứng quấy đêm của trẻ em, nhưng đối với y học cổ truyền Trung Quốc thì đó là chuyện đơn giản, chỉ cần lấy vàng nguyên chất đun sôi trong nước, rồi cho trẻ uống là có thể trị được. Bởi vì năng lượng của vàng được giải phóng trong nước, nước này trở thành nước tinh khiết mang tính dương, các đặc tính của nước đã được thay đổi hoàn toàn.
Theo khoa học vật lý hiện đại, thì vàng không hòa tan trong nước, vậy thì tại sao đặc tính của nước đun sôi vàng lại thay đổi? Đó là vì vật chất tồn tại trong nhiều lớp không gian cùng một lúc, vàng và nước không hòa tan trong không gian bề mặt, nhưng lại có thể hòa vào nhau trong tầng không gian sâu hơn, và các đặc tính của vật chất đã có sự thay đổi.
Trong “Bản thảo cương mục” nói rằng, người “có bệnh nôn mửa, thì uống nước âm dương có thể chữa khỏi”. Nước âm dương chính là hỗn hợp của nước giếng và nước sôi. Nước lã và nước sôi là những vật chất khác nhau, trong tầng không gian này chúng có thể được kết hợp với nhau, nhưng trong tầng không gian sâu hơn, chúng lại tách ra và không thể kết hợp được.
Trung y trị bệnh có phân chia thành hàn bệnh và ôn bệnh để điều trị, thuốc cũng được chia thành tính mát và tính nhiệt. Lạnh và nóng, mát và nhiệt này cũng không phải là khái niệm trên không gian trên bề mặt của chúng ta.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy rằng “kinh lạc”, “huyệt vị” và các khái niệm khác trong lý luận châm cứu y học cổ truyền Trung Quốc không chỉ đúng, mà còn tồn tại trong một không gian riêng biệt.
Mặc dù những hiện tượng này không thể giải thích được, nhưng con người có thể sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại, để mở một cánh cửa đến một không gian khác thông qua y học cổ truyền.
Tuệ Tâm