BẢN THẢO VẤN ĐÁP - Quyển thượng ( Câu 11 - 20 )

Thứ hai - 24/02/2014 18:59

.

.
11. Hỏi: SINH ĐỊA chất nhuần, trong chứa chất nước, A Giao nhờ nước nấu thành, vốn tính Thủy âm. Hai thứ ấy đều có công năng sinh huyết, sao vậy ?

Đáp: Hào âm trong quẻ Ly, tức là khảm thủy. A Giao, SINH ĐỊA lấy thủy giúp Hỏa, chính là lấy Khảm bù cho Ly; có chất nước âm đó, rồi sau nước được Tâm hỏa biến ra đỏ tức là huyết. Chính Nội Kinh nói: trung tiêu lấy chất nước, nhờ Tâm hỏa biến ra đỏ thành huyết. Biết được lý đó thì biết được sự sinh hóa của huyết. Theo đó thì biết các thứ thuốc vào huyết phận.

12. Hỏi: Nam Bắc đất khác nhau: thuốc sinh ra ở đó, đã được sinh ra có Thủy, Hỏa, Khí, Huyết: tiên sinh nói rồi. Còn như đông nam, trung ương chẵng có đều khác biệt, sao không bàn đến ?.

Đáp:Thủy hỏa ở Nam Bắc phân biệt rõ ràng. Nhưng âm dương cọ sát, ở Nam chưa hẵn không có Bắc khí; ở Bắc chưa hẵn không có Nam khí. Đến như đông nam tuần hoàn. Trung ương lưu thông bốn phía, khí xen lẫn lưu hành, cho nên không thể phân. Nhưng cũng có thể phân biệt được, như THANH MÔNG THẠCH, QUẤT HỒNG BÌ, HẠT TRÁI VẢI, đều thấm nhuần Mộc khí của phương đông, hoặc có công năng bình Can để hành đàm, hoặc có khả năng tán Can để giải uất, đều lấy khí sinh ở phương Đông là đươc tòan mộc khí, cho nen các thứ thuốc đó sản suất ở Quảng Đông là tốt. XUYÊN BỐI MẨU, SINH THẠCH CAO, TANG BẠCH BÌ đều thấm đưởm kim khí của phương Tây mà sinh ra , thì hoặc là lợi khí giáng đàm hoặc thanh kim khử nhiệt; đều lấy thứ sinh ở phương tây là được chất tốt của kim khí, cho nên mấy thứ thuốc đó sản xuất ở Tứ Xuyên, Quãng Tây là tốt còn như dùng rễ phía đông của cây Ly, dùng phần hướng về phía đông của THẠCH LỰU , là đều cốt lấy được Mộc khí. TRẮC BÁ DIỆP đều xoay về tây; khi dùng thì lấy nhánh phía tây, chỉ là để lấy nhánh có nhiều kim khí. Còn ở trung ương, có đầy đủ khí của bốn phía Đông, Nam,Tây, Bắc mà cũng có khí độc đắc của trung ương; như Hà Nam ở giữa thì sản xuất ĐỊA HOÀNG. Người ta thấy Địa hoàng màu đen, không biết là trước khi chưng sái (chưng phơi), sắc nó vốn vàng. Trung nguyên ở Hà Nam, đất dày nước sâu, cho nên Địa hoàng được khí ẩm ướt của trung ương sinh ra, trong thấm nhuần chất ẩm ướt. Người ta chỉ thấy Địa Hoàng chưng thành sắc đen, có công năng tư thận âm, mà thật sự không biết nó tư nhuận tỳ âm. Nội Kinh nói : Tỳ là chí âm trong âm; ĐỊA HOÀNG ẩm ước qui Tỳ; Tỳ âm đủ thì Can Thận tự nhiên được thắm nhuần. SƠN DƯỢC cũng lấy thứ ở HÀ NAM là tốt; vị ngọt có chất nước, là được khí của thấp thổ; có công năng bổ Tỳ, cũng bổ Tỳ âm. Nhưng SƠN DƯỢC sắc trắng là được kim khí trong đất, cho nên vừa bổ Tỳ vừa ích Phế. Địa Hoàng biến thành sắc đen, là Thủy khí trong đất, cho nên vừa nhuận Tỳ vừa tư Thận. Tuy cùng sản xuất ở một địa phương, mà cũng có chủng loại, hình sắc khác nhau, cho nên công năng cũng khác nhau.

13. Hỏi: CAM THẢO vào Tỳ vì sinh ở Cam Túc. BẠCH TRUẬT chính bổ Tỳ thổ, vì sao không sinh ở Hà Nam mà sinh ở Triết Giang ?.

Đáp: Như vậy mới thấy ly của ngũ hành, không nên phân hẵn ranh giới. Huống hồ nửa là thổ vượng ở tứ quý, bốn bên đều có thổ khí. BẠCH TRUẬT sinh ở Chiết Giang, ắt là chổ đất tốt có thổ mạch. cho nên Bạch Truật sinh ra trong chứa chất dầu cam nhuận, có thể tư Tỳ âm; ngoài phát ra tính ấm của vị thơm cay có thể thông được Tỳ dương. Muốn thông nhuận thì dùng thứ sản xuất ở Chiết Giang, cho được nhiều dầu, muốn ôn táo thì dùng thứ sản xuất ở Hấp Huyện, cho được nóng hơn. CAM THẢO vị ngọt vào Tỳ Vị, ở yên chổ không chạy. Bổ trung khí, điều hòa các vị thuốc, tuy không sinh ở Hà Nam trung châu mà sinh ở Cam Túc cực Tây, cũng do đất đai ở Cam Túc đôn hậu (đầy đặn) cho nên sinh Cam Thảo, rễ sâu 4-5m, giống như Hoàng Kỳ, nhưng Hoàng Kỳ trong rỗng thuộc khí phần, là được Thủy khí trong đất; Cam Thảo ruột đặc, thuần được nhiều thổ khí, cho nên đi sâu, dài mà chắc. Tuy sinh ở Tây, mà thật được khí của trung thổ. Tóm lại, lý của ngũ hành, phân ra mà nói thì có các phương hướng phân biệt, chung lại mà bàn thì cùng một thái cực.

14 Hỏi: Có thứ thuốc lấy tên thời gian như HẠ KHÔ THẢO, KHOẢN ĐÔNG HOA. cũng lấy thời gian để trị bệnh sao ?

Đáp: Thời gian là ngũ hành lưu vậy, âm dương xuất hiện, cho nên biện luận thuốc, lại nên biện luận lúc sinh ra, lúc trưởng thành. Tuy không hoàn toàn câu chắp thời gian, mà cũng có khi lấy thời gian để trị bệnh. HẠ KHÔ THẢO sinh ở cuối Đông, lớn lên ở Xuân, là được khí của Thủy Mộc; gặp Hạ thì khô, Mộc chống lại với Hỏa, thì khí tàn tạ; cho nên dùng để bớt Hỏa của kinh Can Đởm, KHOẢN ĐÔNG HOA sinh trong tháng Đông băng tuyết mà Hoa lại ở dưới rễ, hình tượng phần dương trong quẻ Khảm , cho nên dẫn được dương khí của Phế đi xuống, mà làm thuốc lợi đờm chỉ khái. Hai thứ ấy lấy thời gian đặt tên, đều có sự diệu dụng của thời gian. Lại như ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO, không ghi chép trong bản thảo, nay xét vật ấy, thật là thiêng liêng (linh vật ).Vật ấy sinh ra trùng ( con sâu ) lúc Đông chí, từ Xuân qua Hạ, trùng lớn hơn tấc, to như ngón tay út; trước Hạ chí một lúc, cũng còn là trùng; đến lúc Hạ chí, thình lình không thấy trùng, chúng đều vào đất, trên đầu sinh mầm; lớn dần đến sau tiết thu phân, thì mầm lớn 3 tấc, tự nhiên thành cỏ. Vật này sinh ở đồng cỏ Tây Phiên. khắp nơi đều là cỏ, không thể biết nó được; sau Thu Phân, tức có vi tuyết (tuyết nhỏ ) người đi chọn nhặt TRÙNG THẢO , xem trong tuyết có chổ nào không có tuyết, chừng vài tấc, lấy cuốc đào lên, trong chổ đó có TRÙNG THẢO.Xem nó có công năng hóa Huyết, thì tính khí là thuần dương, vì trùng là động vật, tức là dương tính; sinh vào Đông chí, cảm được khí dương; Hạ chí vào dưới đất, là dương nhập âm để sinh mầm, là hình tượng dương nhập âm xuất, là vật chí linh; cho nên muốn bổ dương ở hạ tiêu, thì dùng đơn độc phần rễ; như muốn bổ âm ở thượng tiêu, thì dùng với mầm. Tóm lại, thấy rõ khí hóa của hai mùa Đông Hạ mà thôi. MẠCH ĐÔNG, THIÊN ĐÔNG, NHẪN ĐÔNG, ĐÔNG THANH đều không héo rụng trong mùa đông băng giá, cảm khí của Thủy tân; cho nên MẠCH ĐÔNG, THIÊN ĐÔNG có công năng thanh Phế kim; NHẪN ĐÔNG có công năng thanh phong nhiệt, ĐÔNG THANH TỬ có công năng tư Thận; chổ phân biệt là lấy rễ trắng để vào Phế, nhánh vòi để vào kinh lạc, ĐÔNG THANH TỬ sắc đen thì vào Thận tư âm. Còn như Bán Hạ tùy sinh ở nữa mùa Hạ, rễ thành ra ở mùa Thu, được khí vị Táo kim cay nóng, cho nên chủ giáng lợi thủy ẩm, là thuốc của Dương minh; như thế lại không thể theo tên Bán Hạ mà sai với sự thật. Cho nên biện luận về thuốc, hoặc lấy chỗ đất, hoặc lấy thời gian, hoặc chỉ lấy khí vị, đều xét đến chỗ trọng yếu làm chủ, thì chân tính của thuốc tự nhiên rõ ràng. 

15 Hỏi: Phần nhiều dùng thuốc trị bệnh theo mùi vị, vị ngọt thì vào kinh Tỳ. Mà thuốc có vị ngọt rất nhiều, có thứ vào thẳng Tỳ Vị, hoặc có thứ còn ghé vào bốn tạng khác nữa, làm sao để phân biệt ?

Đáp: Thuốc có chính vị ngọt vào thẳng Tỳ kinh. Nếu gồm vị đắng, gồm vị chua, gồm vị mặn, gồm vị cay thì đều có mùi khác xen lẫn với vị ngọt, cho nên ghé vào bốn tạng kia. CAM THẢO thuần vị ngọt, bổ được Tỳ âm, thêm được dương của Vị ; hoặc dùng sống, hoặc dùng chín, hoặc để điều hòa trăm vị thuốc, cố nhiên dùng vào chỗ nào cũng được. Hoàng Tinh vị ngọt mà nhiều nước, chính là để bổ thấp cho Tỳ thổ. SƠN DƯỢC sắc trắng vị chua, cho nên bổ Tỳ mà ghé vào Can Phế. BẠCH TRUẬT vị ngọt mà đắng ấm, cho nên bổ Tỳ làm ấm Thổ, hòa Can khí để ảnh hưởng đến Tỳ khí. THƯƠNG TRUẬT vị ngọt mà đắng ráo, cho nên làm khô ráo Vị trừ thấp. HOÀNG KỲ vị ngọt mà khí mạnh, cho nên bổ khí. TỀ NI vị ngọt mà có nước, cho nên sinh tân (chất nước) . LIÊN MỄ (hột sen) vị ngọt hơi ít, khí thì trong thơm, được khí của Thủy Thổ cho nên bổ Thổ, để làm cố tinh trừ ỉa chảy. KHIẾM THỰC vị ngọt ít mà tính chác nhiều, như thế vị thấm ướt của Thổ ít, mà tính kim thu nhiều, lại sinh trong nước, là loại hột thuộc Thận, cho nên dùng để thu ráp Thận kinh, và cầm ỉa chảy. DĨ NHÂN cũng sinh trong nước mà vị rất nhạt thì không bổ lại cũng không ráp, thì dùng thuần vào việc thấm lợi (lợi tiểu) . PHỤC LINH cũng vậy, cũng nhạt mà không chát. XÍCH THẠCH CHI dính rít lại vị ngọt, thì đều bổ và cầm ỉa chảy. VŨ DƯ LƯƠNG là chất đất của lớp vỏ đá, vị ngọt hơi mặn, ngọt thì bổ chính cầm ỉa chảy, mặn thì vào Thận để cố tinh, đều dùng vị ngọt, cũng dùng tính chát, như thuần vị ngọt mà không chát, như LONG NHÃN vào Tỳ, lại sản xuất ở Viêm Châu, được Hỏa khí của mùa Hạ, vì Hỏa sinh Thổ, cho nên bổ Tâm, cả bổ Tỳ. SỬ QUÂN TỬ NHÂN vị ngọt bổ Tỳ mà lại giết cam trùng; vì khí gồm mùi thơm, có tính ấm mạnh, cho nên
Uống thứ thuốc này kỵ uống trà nóng.
Phạm phải thì ỉa chảy. Với BA ĐẬU uống nóng thì ỉa chảy, đồng như ý trên.
Bàn về súc vật, Thịt Bò ngọt ấm, đại bổ Tỳ Vị. Thịt Dê tuy ngọt, mà có mùi Dê, là được khí ấm của Mộc, cho nên bổ Tỳ và bổ Can. Thịt Heo tuy ngọt mà có vị mặn, được tính hàn (lạnh) của Thủy Thổ cho nên tư Tỳ nhuận Thận. Nhân Nhũ (sữa người) vị ngọt, là chất nước của đồ ăn uống, được khí của phế Vị hóa thành, cho nên nhuận dưỡng vị, tư sinh huyết dịch, bổ Tỳ âm không có vị thuốc nào hơn được. TAM TÒNG vị ngọt mà mùi thơm mạnh. Cho nên chủ về điều chỉnh Tỳ khí. MỘC HƯƠNG điều chỉnh khí là vì mùi thơm vào Tỳ, mà lại hơi cay, lại được tính ấm của Mộc khí có sức sơ thổ (giúp việc tiêu hóa). Vả lại Mộc Hương thân có năm nhánh, năm lá, năm đốt hợp với số của Tỳ thổ, cho nên lý Tỳ (giúp việc tiêu hóa) .
Bàn về các thứ trái cây, Đại Táo da hồng, thịt vàng, da cay thịt ngọt, được tính của Hỏa sinh Thổ, cho nên nhuần bổ tỳ vị. Lê vị ngọt mà có Thủy tân (chất nước) cho nên nhuận Tỳ Phế. Lệ Chi sinh ở phía Đông Nam, vị ngọt chua, cho nên vào Tỳ và Can để ôn bổ. Tóm lại, vị ngọt đều vào Tỳ, lại xét chổ vị lẫn lộn, để vào các tạng khác, thì chủ trị của vị thuốc biết được rõ ràng.

16. Hỏi: Đắng là vị của Hỏa. Mà các vị đắng đều không bổ Hỏa, lại hay tả Hỏa, sao vậy ?

 Đáp: Vật cùng tột thì trở lại, dương cùng tột âm sinh. Lấy quẻ mà bàn, hào âm ở trong Ly Hỏa, là trong Ly Hỏa có tượng của khảm Thủy. Hễ thuốc có Hỏa vị, tức cũng có Thủy tính, mà giáng Hỏa được. Đó chính là điều chí lý của Thủy Hỏa giúp đỡ lẫn nhau. HOÀNG LIÊN vị đắng, cho nên vào thẳng Tâm kinh để tả Hỏa. CHI TỬ vị đắng tượng Tâm bào, cho nên tả Hỏa của Tâm bào lạc. LIÊN KIỀU cũng tượng hình Tâm bào, mà chất nhẹ bốc lên, vị hơi đắng, thì nhẹ nhàng thông lên trên thanh Hỏa của Tâm và Đầu Mắt ở thượng tiêu. LIÊN TỬ ( HỘT SEN ) tượng hình Tâm mà tim hột sen lại ở giữa, vị lại rất đắng, giống như hào âm trong quẻ Ly, dùng để thanh Hỏa trong Tâm, thật là thích hợp. HOÀNG CẦM vị đắng, trong có nhiều chỗ trống, có đường trống. Trong thân thể người ta duy Tam Tiêu có đường rỗng cho Thủy khí đi, chủ Tướng Hỏa. Hoàng Cầm trong rỗng có Lỗ, vào Tam Tiêu, mà vị lại đắng, cho nên chủ thanh tướng hỏa. ĐẢM THẢO, HỒ HOÀNG LIÊN, vị đắng mà cứng rít, gồm tính của Thủy Mộc, cho nên tả Mộc Hỏa của Can Đởm. Nhưng ĐẢM THẢO rễ nhiều mà sâu nhỏ, cho nên tả hỏa gồm giáng lợi. HỒ HOÀNG LIÊN thì ở một chỗ không phân tán, nên cần phân biệt rõ ràng. ĐẠI HOÀNG vị đắng, hình lớn mà khí mạnh, cho nên chạy đến Tỳ Vị, hạ Hỏa nhanh.

17. Hỏi: Thuốc có vị đắng để tả Hỏa, phần nhiều sắc vàng, vì sao vậy ?

 Đáp: Vàng là sắc của Thổ; theo lý của ngũ hành, thành công rồi thì lui; sắc của hỏa là đỏ, mà sinh thổ sắc vàng; như vậy sắc vàng sinh ra do hỏa khí lui lại. cho nên thuốc có vị đắng sắc vàng đều chủ làm lui hỏa. Nếu vị đắng mà sắc không vàng, thì lại có gồm tính khác. Cho nên HOA PHẤN sắc trắng, vị đắng mà có chất nước, thì công năng tả hỏa nhẹ, mà vào vị sinh tân dịch thì có sức lực nhiều. Huyền Sâm sắc đen vị đắng, thì công năng tả hỏa ít, mà công năng tư Thận nhiều. Đan bì sắc đỏ lợt vị đắng, thì thanh Tâm Hỏa mà vận hành huyết. THANH ĐẠI sắc xanh vị đắng, mà có chất nước thì thanh Can Hỏa mà dức được phong. Tóm lại, có vị đắng của hỏa, đều có tính hàn của Thủy. Xem qua bản thảo thì thấy rõ ràng, gần đây nhiều thầy thuốc ở xứ ta (đất Thục), nói rằng vị đắng đều có tính khô ráo, hỏa chứng lại phải kiêng kỵ. Không biết rằng lý thuyết đắng hóa khô ráo là gồm các thứ thuốc khô ráo, như THƯƠNG TRUẬT, CAN KHƯƠNG dùng chung với HOÀNG LIÊN thì táo (KHÔ RÁO). SINH ĐỊA, BẠCH THƯỢC dùng chung với Hoàng Liên đâu có táo được! Huống nữa, sáu khí trong thân thể, nhiệt (nóng) và hỏa (lửa) không giống nhau. Nhiệt là sức nóng của khí phần, cho nên thanh nhiệt làm bớt nóng) thì lấy THẠCH CAO, HOA PHẤN làm chủ để cho vào khí phần. Hỏa là huyết phần, cho nên tả hỏa, thì lấy Hoàng Liên, Hoàng Cầm làm chủ, để cho vào huyết phần.Chỉ biết dùng cam hàn ( vị ngọt tính lạnh) mà bỏ khổ hàn ( vị đắng tính hàn), thì thanh nhiệt được, mà không làm lui hỏa được. Bàn về thuốc nên biết lẽ đó.
 
18. Hỏi: Có vị đắng của hỏa, đều có tính hàn của thủy, thanh hỏa được. Tại sao Ngãi Diệp, Cố Chỉ, Ba Kích, Viễn Chí đều có vị đắng, mà đều bổ hỏa được ?
 
 Đáp: Đắng cùng tột lại có tính của thủy. nếu đắng chút ít thì còn giử tính của hỏa, cho nên bổ hỏa được. Vả chăng trong chỗ ít đắng hẵn có cay ấm, không phải thuần đắng. Ngãi Diệp vị đắng mà khí ấm, lông nhỏ của nó cháy được, cho nên làm ấm can bổ hỏa. Cố Chỉ sắc đen mà hột cứng, thì làm ấm thận. Ba Kích sắc tía mà rễ chắc, thì làm ấm can. Viễn Chí hình rất nhỏ, cho nên vào Tâm, đèo thêm vị đắng, cũng vào Tâm, mà gồm cay ấm, cho nên bổ Tâm hỏa. Có mùi xen lẫn tức là có khí xen lẫn, không thể lấy thuần đắng mà bàn được.
 
19. Hỏi: Cay là vị của Kim. Tính của kim là thu, nay xét thuốc có vị cay đều chủ tán mà không chủ thu, là vì cớ làm sao ?

 Đáp: Phàm khí vị của thuốc, có thể (thể chất) có dụng (công dụng), tương phản mà thật ra tương thành, cho nên có vị của kim, đều có khí của Mộc. Mộc khí đi lên, ví vậy vị cay không chủ thu mà chủ tán. Khí của Mộc ấm, trừ hàn được; Khí của Mộc tán , trừ bế tắc được. Bạc Hà cay mà chất nhẹ, khí rất nhẹ bốc lên; nhẹ thì khí nổi, chạy ra da lông, để tán khí lạnh; nhẹ bốc thì khí đi lên, đến đầu mặt để trừ phong hàn. TÂN DI (búp đa lông) ở trên ngọn cây, tính lên cùng tột, mà vị cay khí tán cho nên tán được phong hàn ở trong não, trong mũi, KINH GIỚI tính giống Bạc Hà, cho nên tán ở lông da, mà so với Bạc Hà chất nó chìm, cho nên vào được huyết phần, tán cơ nhục. KHƯƠNG HOẠT, ĐỘC HOẠT rễ dài rất sâu, được thủy khí dưới đất mà lên sinh ra mầm tược, giống hình tượng kinh Thái dương trong thân thể, mang dương trong thủy để phát ra kinh mạch , vị cay khí mạnh cho nên vào kinh Thái dương, tán phong hàn của đầu cổ, ĐỘC HOẠT có sắc rất đen, cho nên vào Thiếu âm để đến Thái dương, tán được phong hàn của lưng cột sống. TẾ TÂN hình nhỏ sắc đen, cho nên vào kinh thiếu âm, cho nên trục được thủy ẩm. PHÒNG PHONG cay mà vị ngọt, cho nên vào Tỳ, tán phong hàn của cơ nhục. TỬ TÔ sắc tía vào huyết phần; cành nhánh của nó ở dưới chỉa ra bốn phía, thì tán tứ chi (hai tay hai chân); cành nhánh nó rỗng, có màng mỏng trắng, thì tán khí trong bụng; Hột nó cứng chắc, thì làm cho phế khí lưu hành đi xuống, để dẫn đờm đi. Đồng một vị cay, mà có rễ nhánh hột lá khác nhau. Xem xét tính nhẹ nặng, thăng giáng để phân biệt cách điều trị. QUẾ CHI tán được tứ chi, sắc vị giống như cành nhánh Tử Tô, mà Quế Chi cứng chắc hơn, cho nên Quế Chi gồm có công năng chạy vào gân cốt, Tô Nghạnh thì chỉ chạy vào cơ nhục thôi; NHỤC QUẾ so với Quế Chi vị lại đậm hơn, khí lại ngưng tụ hơn, vì vậy Mộc tính mạnh hơn; cay lắm thì ấm lắm, bổ ích Tâm hỏa được, là thứ thuốc đặc hiệu về Mộc sinh Hỏa; thật ra là thứ thuốc ôn Can; Can là mẹ của Tâm, Tâm hư thì bổ mẹ. Tâm Can đều quản lý huyết phần,cho nên Nhục Quế là thuốc cần yếu để ôn huyết. Trọng Cảnh dùng Nhục Quế trong Thận Khí Hoàn là để tiếp hỏa của Tâm Can về với Thận; cũng vì có Phụ tử, Thục địa, Phục linh khiến cho tính của Nhục Quế theo chúng vào Thận; như vậy là rất khéo dùng Nhục Quế, chứ không phải tự nó vào Thận. NHỤC QUẾ, QUẾ CHI đều là một thứ, mà dùng khác nhau là vì phân biệt hậu bạc để đi lên, đi xuống (thăng giáng). Hễ có vị cay, đều có ôn tính của Mộc. Quế chính là Mộc, mà được tính ôn (ấm), cho nên là vị thuốc ôn Can chính đáng. NGÔ DU, TIỂU HỒI đều được khí cay ấm của Mộc. ĐÀI Ô là rễ cỏ, tự vào hạ tiêu; TIỂU HỒI HƯƠNG là hột cỏ, tính của hột, đều chủ đi xuống, cho nên hai vị thuốc đó đều làm ấm được hạ tiêu, Bào Cung và Bàng Quang. NGÔ DU cay mà hơi đắng, hột lại có tính đi xuống, cho nên chủ về giáng thủy âm, làm lưu hành trệ khí. CỐ CHỈ, CỬU TỬ đều có sắc đen mà ấm, đen là sắc của Thận thủy, hột lại chủ trầm giáng cho nên hai thứ đều ôn Thận được. PHỤ TỬ sinh ở dưới rễ, không giống với cành, lá, da, hột cho nên không vào trung thượng tiêu; sắc thuần đen, mà vị cay nóng, mang khí dương sinh ra trong quẻ Khảm một mình theo vào hạ tiêu, phò bổ dương khí, cực dương, cực âm đều có độc, Phụ tử nóng, vì lấy tính thuần dương của quẻ Khảm, có thể rất độc, tính của Phụ tử và Nhục Quế không giống nhau. Nhục quế bổ Hỏa, mang hỏa khí của địa nhị Phụ Tử trợ nhiệt, nhiệt sinh ở trong thủy, là được dương của thiên thủy cho nên PHỤ TỬ thuần vào khí phần để trợ dương, là thứ thuốc của thận và bàng quang. Hơ lửa thì vô hại, độc của dương trong thủy, gặp lửa thì tan. Cũng là ý nghĩa âm dương dẫn nhau. Ngày nay người ta lấy muối ướp để khử độc khiến cho tính của Phụ Tử không còn nguyên thủy là không đúng phép. phàm thuốc ấm đều mang Mộc khí, nhưng PHỤ TỬ mang dương trong thủy, là vị thuốc chính để ôn Thận đạt dương. Vì mang Mộc hỏa, là được hỏa của địa chi mang dương trong thủy, là được thiên nhất chi dương .
 
20.Hỏi:Tính của Mộc là tán, sao lại vị chua, mà chủ thu ?
 

 Đáp: Đó cũng là tương phản tương thành, lý về Kim Mộc giao hợp. Được vị của Mộc đều được tính của Kim. Vì vậy vị chua, đều chủ thu liễm. NGŨ VỊ TỬ chủ trị khí nghịch lên ho. Vì khí xuất ở dưới rốn, trong bào thất khí hải, theo Xung mạch mà lên vào Phế. Bào thất là chổ Can thống quản, nếu Can lạnh, thì khí của Bào cung và của Xung mạch mang thủy ẩm lên xông vào Phế sinh ra ho suyễn, nếu Can nóng, thì khí của bào cung và của xung mạch mang hỏa đó theo lên xông vào phế, sinh ra ho suyễn. NGŨ VỊ chua liễm Can Mộc làm cho Mộc khí thu vào, không đi nghịch lên, thì hai khí nóng lạnh (thủy hỏa) đó đều không đi lên sinh bệnh. vì vị chua vào Can, mà có tính kim thu, cho nên có được hiệu quả như vậy. NGŨ VỊ TỬ cũng chua ít mà chất nhuận, vỏ lớn mà rỗng, có hình tượng của phế rỗng trống bên trong, sinh ở trong lá, tính nhẹ nổi, cho nên chuyên liễm phế sinh tân. Như vậy NGũ VỊ TỬ liễm Can để liễm Phế, vì tính và vị rất trầm. NGŨ BỘI TỬ thì chuyên chủ liểm Phế, vì tính và vị nó phù. ANH TÚC XÁC (quả thuốc phiện khô) cũng liễm phế, làm hết ho được. Cầm ỉa chảy; vì không chua lắm, trong vỏ rỗng có ngăn, tượng hình phế và cơ hoàng, cho nên tính thu sáp, không vào Can, mà vào được Phế, để thụ liễm nghịch khí cầm ỉa chảy. BẠCH THƯỢC là hoa mùa xuân, mà rễ hơi đắng, cho nên chủ liễm Can Mộc, giáng hỏa, hành huyết. SƠN THÙ DU chua mà chất nhuận cho nên chuyên vào Can, tư dưỡng âm huyết. Ô Mai rất chua hay liễm Can mộc hay trị hồi trùng ( lãi đũa ), hay khử nổ nhục đều là lấy ý nghĩa Mộc khắc Thổ, chua thu liễm. Xem SƠN TRA chua hóa được nhục tích thì biết ô Mai chua trừ được sán lãi, màng mộng nhục lý như nhau.
 

 

 

Tác giả bài viết: sưu tầm

Nguồn tin: yduochoc.vn

 Từ khóa: sinh địa

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây