THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần C

Chủ nhật - 18/05/2014 18:52

.

.
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)
1. CẢM MẠO

- Biện chứng đông y: Ngoại cảm ôn nhiệt, nội thương phòng sự, biểu lý đều bị tà quấy phá.
- Cách trị: Giải biểu thanh lý, tiết hỏa giải độc.
- Ðơn thuốc: Gia vị thạch cao tam hoàng thang.
- Công thức:

 Thạch cao (sống)     15g  Hoàng cầm                6g
 Hoàng liên                 6g  Hoàng bá                  6g
 Ma hoàng                  6g  Cát căn                   15g
 Sơn chi                   10g  
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Ðinh XX, nam 30 tuổi, công nhân. Bị bệnh từ ngày 13-1-1977, sau khi đi thăm người nhà ở xa về, đi xe khách đường dài, cơ thể mỏi mệt, ngay tối hôm về tới nhà tiến hành phòng sự. Ngày hôm sau thấy đau lưng, người mệt mỏi rã rời, đau đầu, phát sốt, ớn lạnh. Ðã tiêm thuốc 4 ngày tại trạm xá mà không có tác dụng, lại vào bệnh viện huyện chẩn trị 2 ngày, bệnh vẫn chưa giảm. Lúc đến xin điều trị, thân nhiệt 39o4 C. Mạch 86 lần/phút, huyết áp 110/70mm Hg, mặt đỏ, miệng đắng, môi khô, không ra mồ hôi, kêu đau đầu không chịu nổi như muốn vỡ ra, tâm phiền, thần cuống, đêm không chợp mắt, không ăn được, mạch huyền phù, lưỡi đỏ rêu vàng. Lúc đó chữa theo cảm mạo thông thường nên cho dùng "Sài cát giải cơ thang". Bệnh không hề thuyên giảm. Lại hỏi tiền sử, bèn đổi sang điều trị bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục. Cho dùng Gia vị thạch cao tam hoàng thang, dùng 1 thang thì bệnh lui hơn nửa phần. Lại dùng 2 thang nữa, các chứng trên hết hẳn, người khỏe ra, ăn ngủ được như thường.
- Bàn luận: Rõ ràng là ca bệnh trên đây do người mệt mỏi bị lạnh nên nhiễm cảm mạo nặng. Tây y điều trị theo cảm thông thường không có hiệu quả. Sau kết hợp biện chứng luận trị đông y nhận thấy tuy là cảm mạo nhưng vì tiến hành phòng sự ngay sau khi người mệt mỏi bị lạnh, do đó điều trị theo cách chữa bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục thì có hiệu quả tốt. Một thang bệnh giảm, 3 thang khỏi hẳn. Cũng đã dùng bài thuốc trên chữa cho 4 ca bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục nữa đều đạt hiệu quả tốt.



222. CHẤN ĐỘNG NÃO KÈM XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN

- Biện chứng đông y: Ngoại thương bạo lực làm tổn thương đến lạc của não, khí huyết ứ tắc, thanh không thông lợi.

- Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh chỉ thống.

- Đơn thuốc: Thanh não trục ứ thang.

- Công thức:

 Sinh địa hoàng          15g  Bạch thược dược      12g
 Xích thược dược       12g  Đào nhân                  10g
 Hồng hoa                  10g  Câu đằng                 15g
 Thạch quyết minh      15g  Ti qua lạc                 12g
 Cúc hoa                   12g  Trúc nhự                  12g
 Cam thảo                   3g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Hà XX, nam, 41 tuổi, công nhân. Bị tai nạn xe, ngã ngửa xuống đất, bị thương vào đầu, cảm thấy ngơ ngẩn thất thần, đầu đau như búa bổ, kèm theo sốt, không ngủ, không ǎn, nôn, đã mấy ngày rồi. Tây y khám, chẩn đoán là chấn động não kẽm theo xuất huyết dưới màng nhện. Khám thấy bệnh nhân đang trong trạng thái nửa hôn mê, mạch huyền, rêu lưỡi vàng dầy. Chứng này thuộc về ngoại thương tổn não, khí huyết ứ tắc, uất lâu phát nhiệt, bên trong nhiễu loạn thanh không. Cần trị bằng phép hoạt huyết hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho uống "Thanh não trục ứ thang". Ngoài ra dùng sirô Kim bất hoán 500 ml uống xen kẽ nhiều lần với Vân Nam bạch dược 4g. Uống thuốc được hơn nửa tháng, các triệu chứng đều hết, hồi phục như thường, lại trở về đi làm.

 

113. CHẢY MÁU CẤP ĐƯỜNG TIÊU HÓA

- Biện chứng đông y: Huyết lạc nội thương, đường tuần hoàn rối loạn.

- Cách trị: Chỉ huyết tiêu ứ.

- Đơn thuốc: Tam bạch tử hoàng hợp tễ.

- Công thức:

 Bạch mao cấp 30g  Tử chu thảo 30g
 Bạch cập phấn 12g  Vân nam bạch dược 1g
 Đại hoàng phấn 1g  

Lưu ý: chia hỗ hợp bột Bạch cập, Vân nam bạch dược, Đại hoàng, làm 2 phần uống với nước sắc Bạch mao cǎn, Tử chu thảo sáng và chiều.
Mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi trên lâm sàng nhiều ca xuất huyết cấp đường tiêu hóa dùng thuốc này cầm máu nhanh, bệnh tình chuyển tốt rất mau chóng. Ngô XX, nam, 56 tuổi, nông dân, bị loét hành tá tràng có hẹp môn vị không hoàn toàn, bụng đau, ǎn vào lại nôn ra rồi chảy máu. Chất nôn ra là thức ǎn vụn nát màu cà phê và máu cục, nhiều ngày chưa đại tiện. Theo dõi điều trị ở phòng cấp cứu 3 ngày không có kết quả rõ rệt. Ngày 21-4-1979 hội chuẩn, bệnh nhân đau nhǎn nhó, khai các chứng như trên. Chất lưỡi vàng đục dày dính, mạch huyền. Cho Tam bạch từ hoàng hợp lễ, tǎng Đại hoàng thành 6g, dùng thêm Đại giả thạch 30g. Chia làm 2 lần mà uống, uống xong ngày hôm sau đi ngoài ra khá nhiều phân đen, đỡ đau bụng. Lại cho uống tiếp 2 thang nữa như trên, sau đó phân chuyển màu vàng, các chứng giảm nhiều, có thể ǎn chế độ nửa lỏng, về nhà nghỉ dưỡng sức.

 

213. CHOÁNG

- Biện chứng đông y: Vong âm vong dương.

- Cách trị: Hồi dương cứu nghịch, bổ ích khí âm.

- Đơn thuốc: Kỳ phụ sinh mạch tán dương.

- Công thức:

 Hoàng kỳ 15g  Thục phụ 9g
 Nhân sâm 9g  Mạch đông 12g
 Ngũ vị tử 9g  

Sắc uống nhiều lần, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã sử dụng "Kỳ phụ sinh mạch tán" trên lâm sàng điều trị cho 30 bệnh nhân bị choáng, trong đó có 24 ca sau 4 giờ các triệu chứng bắt đầu chuyển biến tốt rõ rệt, huyết áp tǎng lên, sắc mặt hồng hào hơn, chân tay ấm lại dần, mạch đều và có lực hơn trước, hiện tượng đổ mồ hôi cũng giảm bớt dần. 6 trường hợp khác do cơ thể bệnh nhân vốn đã suy nhược, nên sau 24 giờ các triệu chứng mới bắt đầu chuyển biến tốt. Giang XX, nữ, 27 tuổi, nông dân. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, ho đã hơn 20 ngày, 5 ngày nay thở gấp, mồm miệng xanh nhợt, chân tay phù, vào viện ngày 12-12-1978. Khám thấy: sắc mặt trắng bệch, mồm miệng tái nhợt, chân tay lạnh ngắt, mồ hôi vã ra không ngớt, 2 gò má đỏ, miệng khô, đái ít, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng, mạch hơi tế, bệnh thuộc về do ốm lâu, khí huyết bị tổn hại dẫn đến âm dương mất cân bằng, có nguy cơ âm kiệt ở trong, dương thoát ra ngoài, phải cấp tốc hồi dương cứu nghịch, bổ ích khí âm, dùng bài "Kỳ phụ sinh mạch tán" làm chủ phương. Mấy giờ sau khi uống thuốc, tinh thần đã tỉnh táo, sắc mặt hơi hồng hào trở lại, tay chân ấm lên, ít ra mồi hôi, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu mỏng trắng, mạch tế nhược, biết rằng thuốc đã trúng bệnh, cho uống tiếp 2 thang nữa. Ngày 16-12 hết mồ hôi, tinh thần đã khá hơn nhiều, đã có thể xuống đất đi lại nhưng còn cảm thấy chân tay nặng nề, ǎn không ngon, đổi dùng Dưỡng tâm thang để củng cố kết quả điều trị, ngày 20-12 bệnh nhân ra viện.

- Bàn luận: Choáng trong tây y dùng để chỉ trạng thái bệnh nguy hiểm, tương đương với vong âm vong dương trong đông y. Biểu hiện lâm sàng là hệ thống tuần hoàn bị trở ngại, huyết áp xuống thấp, tim đập nhanh, thở gấp, mạch tế nhược, đái ít, người không tỉnh thậm chí hôn mê. Quá trình cấp cứu phải được theo dõi chặt chẽ.

 

65. CHỨC NĂNG THẦN KINH TIM

- Biện chứng đông y: Lo buồn, uất kết, sợ hãi làm tổn thương tâm khí.

- Cách trị: Chấn tâm an thần, sơ can giải uất.

- Đơn thuốc: Định tâm thang gia vị.

- Công thức:

 Đan sâm                     15g  Đảng sâm                   15g
 Hương phụ                 12g  Phật thủ                       10g
 Viễn chí                       10g  Long cốt                      15g
 Mẫu lệ                         15g  Bá tử nhân                  10g
 Hổ phách                   1,2g
(uống với nước thuốc)
 Chu sa                        1,2g
(uống với nước thuốc)
 Sa táo nhân               15g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nữ, 48 tuổi, giáo viên. Bệnh nhân thường tim hồi hộp, ngực bức bối khó chịu, lại thêm hay lo lắng ngờ vực, tâm phiền hay cáu, mất ngủ hay mộng mị, yếu sức, ǎn uống kém sút. Khám thấy tim đập nhanh, chưa thấy biến đổi bệnh lý. Chẩn đoán là chứng chức nǎng thần kinh tim, mạch tế sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Cho dùng bài thuốc "Định tâm thang gia vị". Uống 6 thang cảm thấy các chứng đỡ hẳn, do đó tǎng sự tin tưởng, kiên trì uống 10 thang nữa, tinh thần và thể lực đều hồi phục về cơ bản. Sau đó lại thường dùng Bá tử dưỡng tâm hoàn và An thần bổ tâm hoàn để củng cố.

- Bàn luận: Thực nghiệm lâm sàng chứng tỏ, có một số bệnh nhân chỉ nghĩ đến điều trị bệnh động mạch vành, hiệu quả không rõ rệt, chuyển sang dùng bài này mà trị thì luôn luôn được công hiệu rõ ràng. Sau cùng xác chẩn là chứng chức nǎng thần kinh tim. Nếu bài này bỏ Hương phụ, Phật thủ, thêm Xương bồ 10g, Quế chi 6g, Đương qui 12g, trị nhịp sớm thất dai đẳng khí chất hoặc phi khí chất thì cũng có hiệu quả tốt. Bài này biện chứng gia giảm thích đáng được thực tiễn chứng tỏ là đối với bệnh viêm cơ tim do virus cũng có hiệu quả rất tốt.

 

175. CHỨNG KHÔNG CÓ TINH TRÙNG

- Biện chứng đông y: Thận khí tiên thiên hao tổn, tì khí hậu thiên không mạnh, can mất tác dụng thúc đẩy sự sinh sản làm cho tinh trùng không có.

- Cách trị: Bổ ích tì thận bình can.

- Đơn thuốc: Tứ quân bát vị hợp tễ gia vị.

- Công thức:

 Thục địa                     50g  Sơn dược                  10g
 Đơn bì                        10g  Trạch tả                      10g
 Phụ tử                        10g  Sài hồ                         10g
 Bạch thược               10g  Câu kỉ                         25g
 Vân linh                      15g  Bạch truật                   15g
 Nhân sâm                  20g  Đương qui                 30g
 Cam thảo                    5g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Triệu XX, nam, 30 tuổi, công nhân, kết hôn hơn 1 nǎm, vì vợ không có thai nên đi khám ở bệnh viện, kết quả phía vợ không bệnh tật gì. Xét nghiệm tinh dịch chồng thì không có tinh trùng, đã nhiều lần điều trị vẫn không chuyển biến gì. Có cảm giác đau lưng, hai đùi mỏi yếu, ngoài ra việc ǎn uống đại tiểu tiện, ngủ đều bình thường. Vọng chẩn: dinh dưỡng khá, lưỡi đỏ ít rêu. Mạch chẩn: trầm tế mà hoãn. Xét nghiệm tinh dịch ước lượng 2 ml sắc trắng như sữa. Soi không thấy tinh trùng, nhiều lecithin.

- Bàn luận: Tinh chất của sự ǎn uống gọi là tinh của hậu thiên, thận là tiên thiên, tì là hậu thiên, tinh tiên thiên (sinh dục), được tinh của hậu thiên (ẩm thực) nuôi dưỡng thì mới có thể sản sinh ra tinh trùng liên tục, mà trong việc ǎn uống dinh dưỡng của hậu thiên, thức ǎn muốn biến thành chất dinh dưỡng, tinh phải dựa vào sự ôn dương của thận khí, thận khí có sung túc thì mới làm cho bệnh môn tướng hỏa chuyển được vào can đởm để có thể giúp cho sự tiêu hóa của tì vị, do dó bệnh này phải áp dụng phép bổ ích tì thận bình can. Dùng bài "Tứ quân bát vị hợp tễ gia vị", sau khi uống hết 21 thang, khám tinh dịch thấy đặc dính như mầu xám, mỗi mm3 có khoảng 60 triệu tinh trùng. Uống tiếp bài này 15 thang nữa tinh trùng tǎng lên tới 70 triệu, 80% có sức hoạt động. Nǎm sau vợ sinh con gái.

 

237. CHỨNG MỘNG DU

- Biện chứng đông y: Tâm can dinh hư, tâm hỏa rối loạn làm thần chí không yên.

- Cách trị: Dưỡng huyết an thần.

- Đơn thuốc: Gia vị Cam mạch đại táo thang.

- Công thức:

 Cam thảo                   12g  Tiểu mạch                   24g
 Đại táo                  10 quả  Toan táo nhân            15g
 Thảo hà xa                   9g  Bá tử nhân                   9g
 Sinh địa                     15g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 38 tuổi, kế toán, sơ chẩn ngày 29-12-1956. Từ nửa cuối nǎm 1953, bị váng đầu mất ngủ, hay nằm mơ, tim hồi hộp, hay quên, ngủ hay nói mê không ngớt, gần đây nửa đêm không tự chủ dậy đi lung tung, lúc đó thần chí mơ hồ, ngǎn lại cũng không tỉnh, nếu dắt ép về giường ngủ thì hôm sau tinh thần mệt mỏi, chân tay bải hoải, hỏi đêm qua tình hình thế nào thì chẳng biết gì. Ǎn uống ít, miệng khô mà đắng, tâm phiền, lưỡi sạch, mạch huyền nhuyễn. Sau khi chẩn đoán cho dùng "Gia vị cam mạch đại táo thang". Uống được 24 thang thì các chứng đều hết. Theo dõi 7 nǎm, chưa thấy tái phát.

- Bàn luận: Về chứng mộng du thì đông y cho rằng, nguyên nhân phần lớn do hai tạng tâm can hư mà ra. Tâm thì chủ về huyết mà chứa thần, can chức huyết mà che chở hồn, dương nhập vào âm thì ngủ, dương xuất khỏi âm thì thức tỉnh, khí huyết đầy đủ thì tâm thần được nuôi dưỡng, can tàng được hồn, ngủ được yên, còn khi âm huyết khuy tổn, tất can hỏa vượng lên mà tâm hỏa tự bốc, làm cho hồn mộng mung lung mà ngủ chẳng yên, đầu váng mắt hoa cùng lúc sinh ra. Dùng "Gia vị cam mạch đại táo thang" có tác dụng dưỡng huyết an thần nên khỏi bệnh.

 

115. CHỨNG PROTEIN HUYẾT THẤP

- Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.

- Cách trị: Bổ hỏa sinh thổ.

- Đơn thuốc: Tráng dương bổ tì thang gia giảm.

- Công thức:

 Đảng sâm                  12g  Hoài sơn dược         12g
 Phục linh                    12g  Thạch liên nhục         12g
 Xa tiên tử                   12g  Tiêu Bạch truật            9g
 Bổ cốt chỉ                    9g  Thổ ti tử                        9g
 Pháp bán hạ               9g  Kha tử nhục                 6g
 Nhục quế                 2,4g  Chích cam thảo           5g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 32 tuổi, nội trợ, sơ chẩn ngày 20-10-1973. Bệnh nhân cho biết 10 tháng trước, khi sinh con thứ tư, mất máu quá nhiều, sau khi sinh có ra huyết cục hơn nửa tháng. Sau đó thì thấy mí mắt, chi dưới phù nền, mặt trắng bệch, ngày càng nặng thêm. Sáu tháng nay cảm thấy rất mệt, đái ít, phù càng nặng, sữa ít. Sốt không rõ, ho, nôn, mửa. Bốn tháng nay, đại tiện lỏng hoặc sệt,mỗi ngày 6-7 lần không thấy có máu mủ hoặc mũi. Ngày 8-10-1973 vào bệnh viện điều trị khám thấy sắc mặt trắng bệch, mí mắt phù, tóc thưa, hai chân phù, tim phổi chưa có biểu hiện bệnh lý. Trông bề ngoài bụng như hình thuyền. Gan dưới bờ sườn 0,5cm, lách chưa sờ thấy. Huyết áp 88/62mmHg, các khớp xương tay chân, cột sống, hệ thần kinh không có gì lạ thường. Không có tiền sử tim đập và phù thũng. Xét nghiệm thấy hemoglobin 7,5%, bạch cầu 6800/mm3, trung tính 66%, lympho 33%, đơn nhân 1%, xét nghiệm nước tiểu thường quy chưa thấy gì khác thường, cấp phân chưa thấy vi khuẩn sinh bệnh. Protein toàn thân 3,6%, almubin 1,3g, globulin 2,3g. Chuyển hóa cơ bản + 5%. X quang dạ dày ruột không thấy gì bất thường. Tây y chẩn đoán là protein huyết thấp, dinh dưỡng kém, thiếu máu do mất máu kèm rối loạn chức nǎng ruột. Đã dùng cao gan, vitamin B, C v.v... , chứng ỉa chảy càng tǎng, không thấy công hiệu, xin điều trị đông y. Khám thấy các chứng như đã nói trên, chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch, mạch trầm tế. Đó là thuộc tì thận dương hư, nên phải bổ hỏa sinh thổ, cho dùng Tráng dương bổ tì thang. Uống được 2 thang, đến ngày 22-10 khám lại thì đại tiện đã thành khuôn, số lần đi ngoài như người thường, ở vùng rỗn khí bớt nghịch lên, mỗi bữa ǎn được một lạng cháo; đái nhiều hơn, có cảm giác hơi đau. Nước bọt hơi giảm, lưỡi vẫn đỏ tươi, như vậy bệnh đã có chuyển, nên trị bằng phép trên. Dùng đơn thuốc cũ có gia giảm: Đảng sâm, Phục linh, Thạch liên nhục, hòa sơn dược, Thục địa, Xa tiền tử mỗi thứ 12g, Tiêu bạch truật, Pháp bán hạ, Sơn thù nhục, Bổ cốt chỉ, Trạch tả, Toàn phục hoa, Cốc nha, Mạch nha mỗi thứ 9g, Nhục quế 2,4 g. Chính cam thảo 5g. Uống thuốc đến ngày 29-10 khám lại, lưỡi đỏ chuyển nhạt, hơi có rêu mỏng, nước dãi bớt đi, mỗi ngày ǎn được trên dưới 250 gam. Mặt và chi dưới còn hơi phù. Buổi chiều hơi thấy đầy bụng, phân mềm, nước đái giảm. Tiếp tục dùng thuốc như phép trên: Đảng sâm, Tiêu bạch truật, Phục linh, Sơn tra thán mỗi thứ 12g, Bổ cốt chỉ, Đương qui, Bạch thược mỗi thứ 9, Nhục quế 3g, Ngô thù du 3g, Xích tiểu đậu 30g, Chích cam thảo 5g. Bài trên gia giảm mà dùng cho đến ngày 16-11, bệnh chuyển tốt rõ rệt, chất lưỡi, màu rêu đều chuyển thành bình thường, mỗi bữa ǎn được ngoài 100 gam. Ngày 28-11 thấy kết quả được củng cố nên cho ra viện.

- Bàn luận: Bệnh này là khi đẻ mất máu quá nhiều, bồi dưỡng không đủ, thời kỳ cho bú lại càng thêm tổn hao cơ thể làm cho protein huyết tương quá thấp, lại có thể vì thiếu vitamin làm cho các tuyến tiêu hóa đường dạ dày ruột teo đi, ǎn không ngon và xuất hiện các chứng đầy bụng, ỉa chạy. Tuy xét bệnh sử thấy trước hết do dinh dưỡng không tốt dẫn đến hỗ loạn chức nǎng tràng vị, lại vị sự hấp thụ của tiêu hóa bị trở ngại mà sự dinh dưỡng càng kém đi, thành ra một vòng tuần hoàn ác tính "âm tổn tới dương" "dương tồn tới âm". Chất lưỡi đỏ tươi như bôi chu sa, đó là biểu hiện âm hư; mà mặt phù, tay chân thũng, miệng ít nước dãi trong, ỉa chảy liên miên, lại là chứng tì thận dương hư. Chứng có mâu thuẫn cần biện luận để tìm ra cho đúng. Những người có bệnh nội thương mà thấy chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch như sách thuốc đã nói, đều là âm hư, nếu như nhuần hoạt nhiều tân dịch, thì cần phải xét kỹ lưỡng. Về phương diện dùng thuốc, kinh nghiệm lâm sàng của tôi đối với loại bệnh này dùng thuốc bổ mệnh hỏa, trước hết nên chọn Bổ cốt chỉ, thuốc này cùng Phụ tử tuy đều có tác dụng ôn thận tráng dương, nhưng nó thiên về ôn bổ dương của hạ tiêu, lại có công hiệu ấm tì chỉ tả. Do đó dùng nó phối hợp với Nhục quế bổ mệnh hỏa, lại thêm Ngô thù du ôn trung dương để làm chủ dược. Kinh nghiệm của người trước là phàm trị các bệnh mạn tính, khi biện chứng đã rõ ràng thì phép dùng không đổi, uống thuốc nhiều lâu mới có công hiệu, như điều trị ca bệnh nói trên là một trường hợp.

 

149. CHỨNG TĂNG URE HUYẾT HAY VIÊM CẦU THẬN CẤP SUY THẬN

- Biện chứng đông y: Thấp khốn tỳ dương, trọc âm thượng nghịch.

- Cách trị: Ôn dương giáng trọc, hành khí lợi thủy.

- Đơn thuốc: Ôn dương giáng trọc thang.

- Công thức:

 Phục phụ tử        10-15g  Đại hoàng            10-15g
 Bán hạ                10-15g  Hậu phác                 10g
 Hắc bạch sửu          15g  Trạch tả              15-30g
 Sinh khương       10-15g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Tùy bệnh tình mà thêm Trần bì, Sinh mẫu lệ để tǎng thêm hiệu quả. Nếu đau đầu, huyết áp cao thì thêm Câu đằng; sốt nóng thì thêm Liên kiều; ǎn không được thì thêm Cốc mạch nha; khí hư hàn thịnh thêm Quế chi, Nhân sâm.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài Ôn dương giáng trọc thang làm cơ bản, có gia giảm tùy chứng, kết hợp với tây y để điều trị 10 trường hợp chứng tǎng urê huyết do viêm thận cấp tính, mạn tính gây nên, kết quả 8 trường hợp khỏi, 1 trường hợp đỡ, 1 trường hợp chưa khỏi đã tự động bỏ về.

 

129. CỔ CHƯỚNG DO BỆNH SÁN LÁ GAN GIAI ĐOẠN MUỘN

- Biện chứng đông y: Chất độc vào gan, ứ trở lạc, can tì bị thương tổn, thủy thấp trung trở.

- Cách trị: Sơ gan thông lạc, bổ tì ích thận, khử thấp lợi thủy (công trục thủy thấp).

- Đơn thuốc: Gia cảm vị linh hoàn (thang).

- Công thức:

 Thương truật           12g  Hậu phác                12g
 Vân linh                  12g  Trạch tả                  12g
 Hán phòng kỉ           12g  Đương qui              12g
 Thanh bì                  10g  Quảng mộc hương    6g
 Nhục quế                  4g  

Có thể theo cách thông thường sắc uống, cũng có thể chế thành hoàn để uống. Cách chế hoàn: tán bột mịn, nhào nước thành hoàn to cỡ hạt ngô đồng, hong khô, cất trong lọ. Mỗi lần uống 8g, mỗi ngày 2 lần. Hàm ba giáng phàn hoàn: Giáng phàn (thanh phàn), Ba đậu sương với lượng bằng nhau. Bỏ Thanh phàn vào nồi sắt, nung đỏ, khi nung lửa phải to, nếu không tuy nung mà không thấu, tán nhỏ rồi gây bằng rây lụa mắt rất nhỏ. Ba đậu bỏ lớp vỏ trong và ngoài, lấy phần thịt tán nhỏ, ép hết dầu rồi tán lại thành "sương" Trộn đều hai thứ thuốc, cho vào lượng cơm bằng 3/4 nghiền trộn, thêm ít nước sôi, luyện thành hoàn, mỗi viên chứa khoảng 100 mg Ba đậu sương và 100mg Giáng phàn. Khi dùng chú ý uống với nước sôi để ấm sau bữa ǎn 2 giờ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1-6 viên.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam 40 tuổi, nông dân. Từ tháng 3-1979, bắt đầu cảm thấy chướng bụng, ǎn kém, phân nát, đi tiểu ít. Bụng to dần lên, toàn thân yếu sức, đi lại khó khǎn, hoạt động là thở gấp v.v... Đã điều trị ở địa phương không hiệu quả. Vào viện kiểm tra: thân nhiệt 37o C, mạch đập 72 lần/phút, mạch huyền, hoạt, lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Huyết áp 104/62 mmHg, tĩnh mạch thành bụng nổi rõ, gõ đục dị ý (vì bụng có nước). Hai chân không bị phù nước rõ rệt. Xét nghiệm máu: bạch cầu 3700/mm3.

Xét nghiệm nước bụng: Rivalta (-). Kiểm tra chức nǎng gan: TTT 16 đơn vị, ZNTT 17 đơn vị, transaminate glutamic 216 đơn vị. Tổng Albumin 6,24g, albumin 1,98g, globulin 4,26g, tỉ lệ albumin glotamic đảo ngược. Xét nghiệm phân: trứng sán lá gan dương tính. Chẩn đoán là cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn, đông y chẩn đoán là "Trướng độc" (dạng tì thấp sưng đầy). Cho uống 36 thang Gia giảm vị tinh thang, cổ chướng rút hết. Lại dùng 10 thang Lục quân tử thang củng cố về sau. Chức nǎng gan khôi phục bình thường, vòng sườn co còn 80 cm, vòng rốn 75cm. Các chứng khác tiêu hết. Theo dõi thấy không tái phát, bệnh khỏi cho ra viện.

- Bàn luận: Gia giảm vị linh hoàn và Hàm ba giáng phàn hoàn đã được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở và các địa phương trong cả nước. Theo kinh nghiệm của tỉnh Hồ Nam dùng phổ biến bài thuốc này, hiệu quả đối với bệnh cổ chướng do bênh sán lá gan giai đoạn muốn đạt tới 93%. Qua theo dõi khám lại 1.291 trường hợp bệnh nhân đã được chữa khỏi báng bụng từ 2 đến 8 tháng, tỉ lệ tái phát chỉ chiếm 7,82%. Cách chữa này không những cải thiện sức khoẻ và phục hồi sức lao động cho người bệnh, mà còn tạo điều kiện cho 80% số người bệnh có thể tiếp nhận sự điều trị bằng antimoni. Những nǎm gần đây, đối với những bệnh nhân có biểu hiện tương đối phức tạp về mặt lâm sàng, nhận xét rằng phần lớn chủ yếu thuộc chứng "hư", do đó đa số trường hợp đều sử dụng đơn độc bài Gia giảm vị linh hoàn (hoặc thang), đồng thời ứng dụng lâm sàng bài thuốc Gia giảm vị linh hoàn chữa cổ chướng do viêm gan mạn tính, xơ gan cổ chướng, albumin huyết thấp gây ra, hoặc phù dinh dưỡng v.v... tùy từng trường hợp mà tǎng thêm Đảng sâm, ý mễ, Khiếm thực v.v... thấy đều thu được hiệu quả mĩ mãn như nhau. Sau khi dùng thuốc có thể có tác dụng phụ như đau bụng nhẹ, lợm giọng, nôn oẹ, mót rặn, nhưng chỉ 1-3 ngày là hết dần. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và người thể chất hư.

 

81. CO THẮT CƠ HOÀNH

- Biện chứng đông y: Can dương nhiều ở trên, vị kém hòa giáng.

- Cách trị: Bình can hòa vị giáng nghịch

- Đơn thuốc: ách nghịch thang.

- Công thức:

 Sinh thạch quyết      30g  Đảng sâm                30g
 Thị đế                  30 cái  

Sắc uống, mỗi ngày một thang.

- Bàn luận: "ách nghịch thang" có tác dụng tốt đối với các loại nấc. Đối với trường hợp nấc do phù não sau mổ não, tǎng áp lực sọ não cũng có hiệu quả ít nhiều.

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây