THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần I - K

Thứ tư - 04/06/2014 19:18

.

.
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)

108. ỈA CHẢY DO TIÊU HÓA KHÔNG TỐT

- Biện chứng đông y: Thận hư gây ỉa chảy.

- Cách trị: Bổ thận ích khí.

- Đơn thuốc:trung gia giảm thang.

- Công thức:

 Đảng sâm                    9g   Bạch truật                   9g
 Can khương (nướng)  6g  Tế tân                       1,5g
 Ngô du                         6g  Sinh khương                9g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 70 tuổi. Người bệnh đã hơn 3 nǎm nay sáng sớm dậy đều ỉa chảy, thức ǎn không tiêu. Đã điều trị nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Đã dùng lý trung thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung hoàn, thường uống xong chỉ đỡ trong 3 - 5 ngày ngày rồi lại ỉa chảy, đến nay vẫn chưa khỏi. Sau khi kiểm tra chẩn đoán là ỉa chảy do tiêu hóa không tốt. Đầu tháng 7-1963 đến khám. Khám thấy lưỡi sạch, hai mạch đều nhược. Đây là do thận hư gây ỉa chảy. Bài thuốc lý trung nghĩa là "lý" vào trung tiêu, còn đây là ỉa chảy của hạ tiêu, nên vẫn dùng bài lý trung nhưng bỏ vị cam thảo và gia vị gọi là lý trung gia giảm thang, cho uống liền 3 thang, bệnh bèn khỏi. Theo dõi bệnh nhân 3 tháng, không thấy tái phát.

- Bàn luận: Bệnh ở người này đã kéo dài đến 3 nǎm, từng dùng các thứ thuốc Lý trung, Tứ thần v.v... mà chỉ có tác dụng tạm thời. Nhưng trong thang có Cam thảo là thuốc của trung tiêu, có tác dụng trở ngại đến việc Phụ tử di xuống để ôn thận. Bởi vậy giữ nguyên bài thuốc mà bỏ Cam thảo, thêm Tế tân, Ngô du để trị, chỉ cần 3 thang là khỏi, về sau không còn tái phát. Xin nhấn mạnh: "nhất thiết phải bỏ vị Cam thảo" ấy là đề phòng vị này làm cho thuốc vào kinh thận bị đình hoãn ở trung tiêu, làm yếu sức làm ấm ở dưới đi; còn thêm vị Tế tân không chỉ để dẫn thuốc mà bản thân vị này cũng có tác dụng kích phát thận dương, nên có lợi cho việc xua đuổi cái tà âm trọc. Dương hư âm thủy không hóa mà dẫn đến ỉa chảy, cũng tức là thủy không giữ ở vị trí của nó mà lại bỏ đi đường khác. Nay thủy được chính khí, khí hồi phục tức có thể tiêu thức ǎn, ỉa chảy cầm ngay. Còn vị Ngô du thêm vào, nó vốn là thứ ôn can, can thận cùng ở vào hạ tiêu, ôn can thì có thể ấm thận. Bởi thế ông Đông Viên mới nói: "Trọc âm mà không giáng thì đi tả lị, nên chữa bằng Ngô du... công dụng như thần, các vị thuốc không vị nào thay thế được". Người đời Thanh là Dương Thời Thác đã giải thích thêm về việc dùng Ngô du trị ỉa chảy như sau: "Ngô du làm ấm bàng quang, thủy vận thì đái trong, đại tràng ắt tự củng cố... thông thoát sự che lấp dương ở trong thủy, làm giáng sự ngưng trệ âm ở trong thổ, do vậy mà có thể cầm ỉa chảy".

 

56. KHÍ THŨNG PHỔI (giãn phế nang)

- Biện chứng đông y: Đờm rãi úng thịnh.

- Cách trị: Phù chính khu tà, chữa cả gốc lẫn ngọn.

- Đơn thuốc: Tam tử dưỡng thân thang gia vị.

- Công thức:

 Tô tử                      10g  Bạch giới tử            10g
 Lai phục tử             10g  Sinh sơn dược        60g
 Nguyên sâm           30g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã sử dụng "Tam tử dưỡng thân thang gia vị" điều trị nhiều ca giãn phế nang ho suyễn có kết quả tốt. Nói chung sau khi uống 1-3 thang đã thấy hiệu quả, đến 10 thang thì khỏi hẳn trên lâm sàng. Cao XX, nam, 67 tuổi, xã viên. Tháng 3-1977 vì khó thở nặng nên xin điều trị. Bệnh nhân ho suyễn đã 8 nǎm, thường vẫn dùng aminophyllin v.v... Triệu chứng hiện nay; ho hen, khó thở, rất nhiều đờm dính, lẫn bọt, ngực đầy đau tức lại còn váng đầu, mêt nhọc, buồn bực, miệng khô khát uống không nhiều, lưỡi đỏ mà ít dãi, mạch tế sác. Chiếu X quang vùng ngực thấy khí thũng phổi (giãn phế nang). Bệnh chứng thuộc về đờm nhiệt ẩn náu lâu ngày, phế âm tổn hại, âm hư ắt sinh nội nhiệt, nhiệt quá ắt cô dịch thành đờm, đờm làm tắc đường, khí phải ngược lên và sinh suyễn. Đó là chứng khí hư mà tà khí thực, hư thực lẫn lộn, phép trị phải phù chính khu tà, chữa cả gốc lẫn ngọn. Dùng bài "Tam tử dưỡng thân thang gia vị". Uống được 3 thang thì các chứng giảm nhiều, ho suyễn chuyển biến rất tốt. Uống tiếp 3 thang, mọi chứng đều hết, chứng ho lâu nǎm cũng khỏi. Ba nǎm sau hỏi lại chưa thấy tái phát.

- Bàn luận: "Tam tử dưỡng thân thang gia vị" chữa rất tốt các bệnh người già ho hen khí nghịch. Đờm nhiều, ngực như tắc lại, đờm nhiều ắt khí trệ, khí uất ắt sinh hỏa, vì vậy dùng Tô tử để giáng khí hành đàm, Bạch giới tử thông cách trừ đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đờm, làm cho khí thuận đờm tiêu nên hết ho. Dùng bài này để trị cái thực ở ngọn. Sơn dược sắc trắng nên vào phế vị ngọt đi vào tì, làm đậm dịch mà ích thận, cho nêncó thể bổ phế bổ thận và bổ tì vị. Tính nǎng nó có thể tư âm lại có thể lợi thấp, có thể hoạt nhuận lại có thể thu sáp. Nó có tác dụng rất tốt, uống làm hết ho, hết suyễn, tính rất hòa bình. Nguyên sâm sắc đen, vị ngọt hơi đắng, tính lương nhiều dịch, khí mỏng vị lại dầy, vừa nuôi âm dịch tốt vừa có thể giáng, ruột nó rỗng sắc trắng có thể vào phế để thanh táo nhiệt ở phế hết sức thích hợp để trị ho suyễn do phế nhiệt. Cho nên dùng hai vị này là trị cái gốc bị hư kèm thanh hư hỏa, hơn nữa cùng dùng Sơn dược với Nguyên sâm thì tǎng khả nǎng chỉ khái định suyễn. Trương Tích Thuần sớm đã nói: "Bài Tam tử hợp phương" có tác dụng phù chính khu tà, thực ra là bài thuốc có tác dụng tốt với chống đờm suyễn của người già... Bài Tam tử dưỡng thân thang này là phát xuất từ "Hàn thì y thông".

 

57. KHÍ THŨNG PHỔI (giãn phế nang)

- Biện chứng đông y: Thận không nạp khí, khí hư sinh ho suyễn.

- Cách trị: Nạp thận, Bình xung, Định suyễn.

- Đơn thuốc: Gia giảm Quế chi long mẫu thang.

- Công thức:

 Long cốt                  20g
(sắc trước)
 Mẫu lệ                     30g
(sắc trước)
 Đại giả thạch           30g
(sắc trước)
 Quế chi                  2-5g
 Bạch thược             10g  Đương qui               10g
Chích tô tử               10g
(gói bằng vải để sắc)
 Ngũ vị tử                   5g
 Trầm hương              3g
(cho vào sau)
 Mạch đông              10g
 Thái tử sâm             15g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người bệnh mà lưỡi sác, họng khô, đờm lẫn huyết thì bỏ Quế chi thêm Thạch hộc, Bắc sa sâm; ho đờm thì thêm Khỏan đông hoa, Bách bộ, Chích tử uyển; tự ra mồ hôi thì thêm Chích hoàng kỳ; rêu lưỡi bẩn thì thêm Nhị trần thang. Sau khi bệnh tình ổn định thì có thể thêm Sơn dược, Đông trùng hạ thảo để điều bổ thì càng hay.

- Hiệu quả lâm sàng: Lục XX, nam, 60 tuổi, sơ chẩn ngày 2-4-1979. Hàng ngày cứ về chiều ho thở gấp, khó yên, sợ lạnh, tim đập mạnh, đầu váng tức ngực, cảm thấy hư hỏa bốc lên, nửa đêm khó chịu vì khí trào lên dạ dày. Mạch hư huyền, lưỡi hồng nhạt, rìa lưỡi có hằn rǎng. Chiếu X quang thấy: Khí thũng phổi (giãn phế nang) viêm màng phổi trái, lao phổi thời kỳ hấp thu. Cho dùng "Gia giảm Quế chi long mẫu thang". Sau khi uống 3 thang khám lại thấy bệnh nhân hết thở gấp, hết tức ngực, đã có thể nằm thẳng, đỡ sợ lạnh, ban đêm không còn khí xung lên nữa, giấc ngủ cải thiện ǎn nhiều hơn. Tiếp tục uống đơn trên thêm Hoàng kỳ, Sơn dược, Nam Bắc sa sâm, Phục linh, Dĩ mễ điều trị hơn 20 ngày, chữa khỏi trên lâm sàng.

- Bàn luận: "Gia giảm quế chi long mẫu thang" dùng để chữa viêm phế quản mạn tính của người già, bệnh tim phổi, hen phế quản, hen suyễn do histeri (ý bệnh) đều có tác dụng tương đối tốt.
 

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây