THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần L

Thứ sáu - 06/06/2014 17:32

.

.
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)

24. LAO MÀNG BỤNG

- Biện chứng đông y: Khí âm đều hư, tà nhiệt làm thương tổn chính khí.

- Cách trị: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt lợi thủy.

- Đơn thuốc: Kết hạch phương gia vị.

- Công thức:

 Tây hà liễu           30g  Hoàng liên             4g
 Sâm tu                  4g  Sinh kỹ                30g
 Miết giáp             15g  Triết bối               15g
 Xa tiền thảo         30g  Mạch đông          15g
 Sinh địa              15g  Vân linh              12g
Qua lâu                15g  Cam thảo             4g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: lý XX, nữ, 35 tuổi, xã viên. Tháng 11 nǎm ngoái bắt đầu sốt, trướng bụng, ra mồ hôi trộm, người nóng bức bối, thần sắc mệt mỏi, ở địa phương chẩn đoán là lao phúc mạc kèm bụng nước đã điều trị bằng đông tây y nhưng không thấy chuyển biến, tháng 4 nǎm nay tới khám siêu âm chẩn đoán: Bụng có nước khoảng dầy 8-10cm, huyết trầm 67mm/giờ, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ; mạch tế huyền hơi sác. Cho uống 30 thang "Kết hạch phương gia vị". Ngày 10 tháng 5 khám lại, cảm thấy tinh thần tốt hơn, đã giảm trướng bụng, không ra mồ hôi trộm, ǎn được nhiều hơn. Chẩn đoán siêu âm: Nước trong bụng còn dầy 0,5cm, huyết trầm giảm xuống mức bình thường. Rêu lưỡi mỏng vàng, chất lưỡi hơi đỏ, mạch tế sác. Tiếp tục cho uống 17 thang nữa, ngày 2 tháng 6 khám lại, các triệu chứng trên đã được cải thiện cơ bản, hết nước trong bụng rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác. Lại cho uống thêm 10 thang nữa để củng cố thêm.

- Bàn luận: Bài thuốc này còn được dùng trên lâm sàng để trị các loại bệnh lao khác đều thấy có kết quả tương đối tốt.

 

25. LAO MÀNG BỤNG

- Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ngưng, làm tắc kinh lạc, kinh thủy không hành, huyết hóa thanh thủy, làm thành trướng thủy trong bụng.

- Cách trị: Công trục lợi thủy, tiêu ứ thông lạc.

- Đơn thuốc: Sơ tạc ẩm tử.

- Công thức:

 Khương hoạt               9g  Tần giao                      9g
 Trạch tả                      9g  Tiêu mục                     8g
 Xích tiểu đậu            12g  Đại phúc bì               15g
 Phục linh bì              15g  Bình lang                    6g
 Thương lục                6g  

 Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Khi công bất lợi, có thể thêm Khiên ngưu tử, Cam toại, hoặc phối hợp với các vị thuốc tiêu ứ như Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích thược, Đan bì, Quy vĩ, Ngũ linh chi, Sinh bổ hoàng, Hương phụ.

- Hiệu quả lâm sàng: Diệp XX, nữ, 25 tuổi, xã viên, vào viện ngày 15-5-1973. Đã một nǎm nay bệnh nhân nhiều lần bị trướng bụng, sốt dài ngày, ra mồ hôi trộm, chóng mặt váng vất, kém ǎn mệt mỏi, ngày một gầy đi, thường chảy máu cam, miệng khô khát, đái ít mà nước tiểu đỏ đặc như nước chè, đại tiện khô táo, vón cục như phân dê, sắc mặt trắng bệch, hai gò má lồi ra, hốc mắt quầng thâm, tay chân khô và có vết sưng, bụng như cái chum gân xanh nổi rõ, chất lưỡi đỏ sẫm, trên lưỡi có 3 vết tím, rêu bẩn mỏng vàng, mạch trầm, ráp. Đã kiểm tra tây y, thấy tình trạng bệnh mạn tính, sắc diện thiếu máu, thần sắc vẫn tỉnh táo, dưới cổ bên phải có một khối sưng to bằng quả bóng bàn, có bờ rõ ràng, hoạt động hơi kém, hai bên cổ đều có hạch lymphô nông, bụng bên phải sờ thấy 5-6 hạch lymphô bằng cỡ hạt đậu tương. Bụng trướng to, thành bụng thấy rõ các tĩnh mạch phập phồng, thấy rõ trong bụng có báng nước, sờ thấy lách phù, hai chân đều phù ấn lõm (++). Chiếu điện thấy tim to ra về hai phía, hai bên cơ hoành nhô lên cao, phổi bình thường. Chức nǎng gan bình thường. Huyết trầm 26mm/giờ, bạch cầu 10.000/mm3, hồng cầu 2. 900 000/mm3, huyết sắc tố 79%, phân loại bạch cầu trung tính 78%,, lymphô 22%, kiểm tra tủy xương thấy tủy xương thiếu máy tǎng sinh nhẹ. Thǎm dò bệnh lý hạch lymphô vùng bụng xác định lao hạch. Nước trong bụng: nhìn bên ngoài mày vàng nhạt, hơi đục, số tế bào 212/ mm3, thử nghiệm rivalta dương tính. Quá trình nằm viện, trước tiên dùng kháng sinh, giảm sốt nhưng bụng báng nước và tình trạng toàn thân vẫn không thấy có chuyển biến gì, toàn thân mệt mỏi cực độ nằm li bì không dậy được. Hạ tuần tháng 9 tới chẩn trị đông y, dùng bài thuốc dưỡng âm ích khí hoạt huyết thông lạc, nhưng bệnh tình vẫn chưa thấy giảm. Ngày 15 tháng 10 chúng tôi tiếp nhận để chữa trị tiếp, cho dùng "Sơ tạc ẩm tử". Đầu tiên thấy đại tiểu tiện nhiều hơn, bụng đã giảm báng nước. Sau khi bụng hết báng nước, dùng Bát trân thang bổ ích khí huyết để tấn công toàn diện. Ngày 18-1-1974 bệnh nhân mạnh khỏe và ra viện. Trước khi ra viện đã bị mất kinh gần 9 tháng, giờ đây đã có kinh trở lại.

 

22. LAO PHỔI HO RA MÁU

- Biện chứng đông y: Nhiệt tà phạm phế, ứ huyết làm tắc kinh lạc, không khử được ứ thì kinh lạc không yên.

- Cách trị: Hóa ứ Kinh lạc.

- Đơn thuốc: Bạch hoàng tứ vị tán.

- Công thức:

 Bạch cập               4 phần  Sinh đại hoàng       3 phần
 Nhi trà                   2 phần  Bạch phàn             1 phần

Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 1g, ngày uống 4 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nữ, 45 tuổi. Vì bị lao phổi nên từ 1 tháng trước đờm có máu tươi. Đã dùng thuốc đông y và tiêm thuốc tây y để cầm máu nhưng đều không có hiệu quả. Sau khi chẩn đoán cho dùng "Bạch hoàng tứ vị tán" 5 ngày sau hết hẳn ra máu.

- Bàn luận: "Bạch hoàng tứ vị tán" ngoài việc dùng để điều trị lao phổi ho ra máu, còn có thể dùng để điều trị giãn phế quản ho ra máu, cũng thu được kết quả tốt.

 

20. LAO PHỔI THÂM NHIỄM

- Biện chứng đông y: Tỳ phế lưỡng hư, huyết ứ đàm kết.

- Cách trị: Ích phế kiện tỳ, hành ứ hóa đàm tán kết.

- Đơn thuốc:
     1. Gia vị
ích phế thang.

 Sa sâm                        9g  Tử uyển                     12g
 Cát cánh                      9g  Chích cam thảo            6g
 Hạnh nhân                   9g  Bách bộ                       9g
 Hạ khô thảo                12g  Trần bì                         9g
 Bán hạ                        9g  Bạch cập                   15g
 Sơn dược                  24g  Bạch truật                    9g
 Kê nội kim                  12g  Bạch đậu khấu             9g
 Đương quy                  9g  Sa toan táo nhân         18g
 Chích tang bì               9g  

Sắc uống 2 lần, trộn đều chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

     2. Phế kết hạch lưu tẩm cao:

 Hạ khô thảo             240g  ích mẫu thảo             90g
 Đương quy               45g  Cát cánh                   90g
 Sa sâm                     90g  Trần bì                      45g
 Đan sâm                   60g  Bách hợp                  45g
 Bán hạ                     45g  

Sắc 3 lần lọc lấy nước, cho thêm Bạch chỉ 150g, Phê sương 60g, Đường đỏ 120g. Đun nhỏ lửa thành cao lỏng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 25 tuổi. Sơ chẩn ngày 25-2-1959. Cách đây 1 nǎm ho ra đờm, ǎn không ngon miệng, mệt mỏi mất sức, dần dần gày rộc đi, có lúc hơi đau ngực, ngủ kém, kinh nguyệt chậm hơn 10 ngày, ba tháng nay lại mất kinh. Đã đến bệnh viện chụp X quang, chẩn đoán là lao phổi thâm nhiễm. Hiện tại bệnh nhân hoàn toàn nghỉ ở nhà, hơn 1 tháng liền uống Rimifon, tự cảm thấy bệnh không có biến chuyển rõ rệt, tới xin điều trị. Khám thấy người bệnh thân thể gày gò, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm tế. Cho dùng bài "Gia vị ích phế thang" và "Phế kết hạch lưu tẩm cao". Đồng thời yêu cầu bệnh nhân tiếp tục uống Rimifon phối hợp, mỗi ngày 400 mg để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Uống được hơn 30 thang và 2 liều cao lỏng thì người bệnh ǎn uống nhiều hơn, cảm thấy có sức, thể trọng tǎng lên, các chứng ho, khạc đờm mất hẳn, kinh nguyệt trở lại gần như bình thường. Ngày 9 tháng 5 tới thǎm lại thì bệnh nhân đã trở lại công tác được hơn nửa tháng, nhưng vẫn khuyên nên tiếp tục uống bài thuốc trên. Lần sau tới thǎm bệnh được biết sau khi tiếp tục uống thuốc, vào tháng 7 có đi chiếu X quang thấy các ổ lao đã khỏi hẳn, kinh nguyệt đã trở lại hoàn toàn bình thường.

 

21. LAO PHỔI THÂM NHIỄM (Kèm viêm phúc mạc do lao)

- Biện chứng đông y: Âm hư hỏa vượng, tổn thương phế âm, túc thực hóa nhiệt, xâm nhập phúc mạc, nhiệt uất thành độc.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết.

- Đơn thuốc: Thác lý nội tiêu thang.

- Công thức:

 Kim ngân hoa            45g  Đương quy               12g
 Huyền sâm               15g  Xa tiền tử                  12g
 Bồ công anh             30g  Cam thảo                    6g
 Nhục thung dung       15g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần sáng tối.

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam, học sinh. Tới khám ngày 14-4-1960. Bị ốm đã hơn 1 nǎm, đau ngực, ho, thở ngắn, trong họng có tiếng đờm khò khè, sốt buổi chiều, bụng to dần, cự án, ǎn uống kém, đại tiện táo bón, nước giải vàng, sắc mặt nhợt nhạt, gò má đỏ, da khô, người gầy gò, chất lưỡi đỏ, rêu trắng, hơi vàng mà khô, tinh thần mệt mỏi, nhǎn nhó, hơi thở ngắn, tiếng nói trầm yếu, mạch tế, sác mà vô lực. Tây y chiếu X quang, chẩn đoán là lao phổi thâm nhiễm kèm viêm phúc mạc do lao. Bệnh này thuộc về âm hư, hỏa vượng, phế lao, kèm theo túc thực hóa nhiệt xâm nhập phúc mạc phúc bì. Phép trị là phải thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết. Cho uống "Thác lý nội tiêu thang". Uống được 5 thang, bụng đã nhỏ bớt được một nửa, các chứng thấy nhẹ nhõm hẳn. Vì thế bỏ bớt Nhục thung dung trong bài này và thêm Liên kiều 15g, tiếp tục cho uống. Lại uống tiếp 5 thang, bụng đã hết hẳn báng, nhưng có lúc chướng bụng, ǎn ít, tiêu hóa không tốt. Sợ rằng dùng thuốc dưỡng âm thanh nhiệt quá độ, gây thương tổn đến dương của tì vị có hại về sau, hơn nữa vì người bệnh vốn ǎn không tiêu nên đổi sang dùng bài thuốc "Gia giảm hư sinh thang" dưới dạng hoàn, bài thuốc như sau: Sơn dược 15g, Nội kim 12g, Tang diệp 12g, Ngưu bàng tử 9g, Huyền sâm 15g, Thần khúc 15g, Mạch nha 15g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Sa nhân 6g, Cam thảo 6g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật thành hoàn, mỗi viên nặng 6g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Uống được 2 tuần lễ thì bụng hết chướng, ǎn uống tǎng gấp đôi, sức khỏe cũng phục hồi được phần lớn. Lại tiếp tục cho uống "Thoát lý nội tiêu thang". Một tháng sau chiếu X quang thấy các dấu vết lao phổi đã lành hẳn.

- Bàn luận: Đây là 1 trường hợp lao phổi thâm nhiễm kèm viêm phúc mạc do lao, các biểu hiện của nó được đông y coi là âm hư hỏa vượng, lửa đốt phế âm dẫn tới phế lao, kèm theo ǎn không tiêu thành nhiệt xâm nhập phúc mạc, nhiệt uất thành độc gây nên phúc mạc bị ung. Đau ngực ho là do chứng hỏa đốt phế âm, sắc mặt nhợt nhạt, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, da khô và mạch tế, sác, vô lực tất cả đều là do âm hư hỏa vượng. Bụng báng cự án là do nhiệt độc tụ lại làm tắc đường mạch, dinh vệ tuần hành không thông. "Nội kinh" có nói: "Vinh khí không thuận thì ngược vào trong thịt, sinh ra ung thũng": là có nghĩa như vậy. Chọn dùng bài thuốc thanh nhiệt giải độc sinh huyết, trong đó Kim ngân hoa thanh nhiệt giải độc, Đương quy hoạt huyết sinh tân, Huyền sâm dưỡng âm chế hỏa, Sa tiền tử lợi tiểu, làm giải độc qua đại tiểu tiện, Bồ công anh tiêu ung tán kết, vì đại tiện táo bón, dùng Nhục thung dung để tǎng dịch nhuận tràng. Hết nhiệt giải độc, âm đủ thì bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, trải qua thực tế lâm sàng thấy rõ thêm rằng cần phải dùng nhiều Kim ngân hoa, bài thuốc mới có hiệu quả tốt, nói chung có thể dùng đến 60-90g. Bài thuốc này dùng trị lao phổi đã nhiều nǎm nay, phần nhiều đều thu được hiệu quả rất tốt.

 

23. LAO RUỘT

- Biện chứng đông y: Tỳ vị hư hàn, thận dương cũng hư.

- Cách trị: Bổ tỳ vị, ôn trung trợ dương sáp tràng.

- Đơn thuốc: Gia vị tam vị chỉ tả tán.

- Công thức:

 Sơn dược                150g  Kha tử nhục     60g
 Thạch lựu bì               60g  Nhục quế         30g
 Nhục đậu khấu           30g
(Nhục đậu khấu nướng bằng tro nóng)
 

Tất cả đem tán bột mịn, mỗi ngày dùng ba lần, mỗi lần 4,5g uống bằng nước đun sôi để nguội, khi đói. Kiêng ǎn các thức tanh lạnh, sống cứng.

- Hiệu quả lâm sàng: Sách X.X nam, 45 tuổi, giáo viên. Đến khám ngày 14/7/1960. Bệnh nhân đi ngoài lỏng đã hơn 1 nǎm, triệu chứng chủ yếu là hàng ngày sáng sớm sôi bụng đi lỏng 4- 5 lần, đi ra những thức ǎn không tiêu, bụng đau quặn âm ỉ phải lấy tay ấn vào mới chịu được, ǎn kém, người mệt mỏi, đau lưng đùi nhão, bụng và chân tay lạnh người gầy gò, mặt xanh tái, rêu trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Tây y kiểm tra chiếu X quang với barisunfat dạ dày ruột, chẩn đoán là lao ruột. Chứng này thuộc về tỳ vị hư hàn, thận dương hư trị bằng các bổ tỳ vị, ôn trung trợ dương sáp tràng. Cho dùng "Gia vị tam vị chỉ tả tán". Sau một tuần uống thuốc các chứng chuyển biến tốt, dùng tất cả hai liều thì bệnh khỏi.

- Bàn luận: Bệnh này thuộc chứng tỳ vị hư hàn, thận dương hư suy. Dùng "Tam vị chỉ tả tán" để bổ tỳ vị sáp tràng cố thoát, thêm Đậu nhục khấu để có tác dụng cay ẩm, ôn trung trợ dương để phục hồi dường khí của tỳ vị, còn Nhục quế là vị tân cam đại nhiệt để bổ hỏa trợ dương, phục hồi hỏa của thận dương mệnh môn. Khi đã phục hồi được dương của tỳ vị, chức nǎng chuyển vận tiêu hoá của ruột đã được điềuhòa thì bệnh tất khỏi

 

91. LOÉT BỜ CONG NHỎ DẠ DÀY

- Biện chứng đông y: Khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, túc ứ trở lạc.

- Cách trị: Tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống.

- Đơn thuốc: Phức phương tả kim hoàn (thang).

- Công thức:

 Xuyên liên                3g  Ngô thù du               1,5g
 Bán hạ                   10g  Xích thượng             10g
 Bạch thược            10g  Chế xuyên quân
 (Đại hoàng)                6g
 Mộc hương            10g  Đoạn ngoãn lǎng     30g
 Thất tiếu tán (bao) 12g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Hoa XX, nam, 42 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 17-1201974. Đã hơn 10 nǎm nay bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng dạ dày, đã chụp barit dạ dày ở một bệnh viện, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ dạ dày. Đã 2 lần bị xuất huyết ồ ạt, 10 ngày trước đây lại nôn máu, sau khi điều trị, đã ngừng xuất huyết, nhưng vẫn đau âm ỉ vùng dạ dày, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn gốc dày sắc đen, chất lưỡi bệu xanh tím, mạch huyền tế. Chứng này là can vị đồng bệnh, thấp nhiệt hiệp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau, không những khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, mà còn có biểu hiện tức ứ trở lạc. Cần trị bằng phép tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống. Dùng "Phức phương tả kim hoàn (thang)". Uống 3 thang các chứng đau dạ dày, ợ chua miệng khát đã giảm, cũng hết hôi mồm. Sau hai ngày ngủ tốt. Đã gần hết rêu dày, đen bẩn; mạch huyền tế. Dùng bài thuốc trên cho thêm Phật thủ 10g, Trần bì 10g, cho uống tiếp 4 thang. Uống hết thuốc, rêu đen bẩn đã sạch, các chứng đều gần hết, mạch như cũ. Lại cho dùng tiếp 3 thang "Phức phương tả kim hoàn (thang)" để củng cố kết quả điều trị.

 

90. LOÉT DẠ DÀY

- Biện chứng đông y: Hỏa kết khí uất, phủ khí không thông.

- Cách trị: Thanh nhiệt tán uất.

- Đơn thuốc: Sài hồ thang gia giảm phương.

- Công thức:
 

 Sài hồ                      12g  Hoàng cầm                9g
 Bán hạ                       9g  Đại hoàng                  6g
 Bạch thược                9g  Chỉ thực                    6g
 Sinh khương             12g  Đại táo                  4 quả

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

 

92. LOÉT DẠ DÀY VÀ HÀNH TÁ TRÀNG

- Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.

- Cách trị: Hoạt huyết ứ, chế toan chỉ thống.

- Đơn thuốc: Hội thương tán.

- Công thức:

 Ô tặc cốt                60g  Bối mẫu                 30g
 Bạch cập               60g  Sinh cam thảo       30g
 Nguyên hồ             30g  Đản hoàng phấn 100g

Các vị đều đem tán mịn, khi uống đem trộn với lượng tương đương đường trắng, lúc đầu uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g; tùy theo triệu chứng bệnh giảm đi mà chuyển thành mỗi ngày 2 lần hoặc 1 lần, mỗi lần vẫn uống 3g; uống lúc đói, trước bữa ǎn. Nếu bệnh đã lâu, bị khoảng vài nǎm trở lên, có thể cho thêm Tử hà sa (bột) 30g; nếu đã vài lần ra máu hoặc gần đây có đi ngoài ra máu, thì có thể thêm Tam thất (bột) 30g; nếu dịch vị nhiều axit, cho thêm Hoàng liên 24g, Ngô thù du 15g hoặc hydroxit nhôm 60g.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, phần lớn những trường hợp uống 1 đợt có thể có tác dụng ổn định bệnh từ 3 đến 6 tháng, uống 2 đợt thì có tác dụng từ 8 tháng đến 1 nǎm, uống 3 đợt thì phần lớn khỏi hẳn.

- Bàn luận: "Hội thương tán" là bài thuốc phát triển từ nguyên phương Ô bôi tán, dựa trên cơ sở hơn 10 nǎm theo dõi trên lâm sàng thấy kết quả rất tốt, cũng đã trao đổi với khá nhiều thầy thuốc, đem dùng trên lâm sàng, được khá nhiều bệnh nhân hoan nghênh, tin dùng.

 

93. LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

- Biện chứng đông y: Ti vị hư hàn.

- Cách trị: Ôn bổ tỳ thổ.

- Đơn thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                 15-30g  Bạch thược               9-18g
 Quế chi                        6-9g  Chích cam thảo           6-9g
 Sinh khương                  9g  Đại táo                   5-7 quả
 Di đường (mạch nha) 30g  

Đem 6 vị đầu sắc lấy nước, sau đó cho mạch nha vào trộn đều, uống nóng. Mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói. Trong quá trình uống thuốc, kiêng ǎn các thứ sống, lạnh, tránh quá lo nghĩ hoặc tức giận. Mỗi đợt uống thuốc là 3-4 tuần lễ.

- Hiệu quả lâm sàng: Có 119 bệnh nhân loét hành tá tràng sau một đợt điều trị, các chứng lâm sàng đều được giải quyết cơ bản hoặc giảm đi rõ rệt. Trong đó có 58 trường hợp soi dạ dày hoặc chụp X quang barit để kiểm tra lại, có 44 ca khỏi hẳn, 10 ca chuyển biến tốt, 4 ca không có chuyển biến.

- Bàn luận: "Hoàng kỳ kiến trung thang" là bài thuốc vận dụng "Tiểu kiến trung thang" của danh y Trương Trọng Cảnh. Nghĩa là Quế chi thang, thêm Thược dược, Mạch nha lại thêm Hoàng kì. Đối với bệnh nhân hư lao lý cấp, hư tổn bất túc, bài thuốc này có kết quả khá tốt, còn với viêm loét hành tá tràng, đại đa số là thuộc chứng trung tiêu hư hàn, nhiều nǎm sử dụng bài thuốc này chứng minh rằng nó có kết quả rất tốt.

 

94. LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

- Biện chứng đông y: Tì dương suy tổn, vệ khí không vững.

- Cách trị: Phù tì ích khí, hòa dinh cố vệ.

- Đơn thuốc: Hộ vệ ích khí thang.

- Công thức:

 Sinh hoàng kỳ           12g  Tây đảng sâm           10g
 Bạch truật (sao)          9g  Đương quy thân         9g
 Bạch thược                 9g  Quế chi                        6g
 Trần bì                          5g  Chích cam thảo          5g
 Sinh khương             3 lát  Đại táo                   3 quả

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Bàn luận: "Hộ vệ ích khí thang" là Bổ trung ích khí thang bỏ bớt Thǎng ma, Sài hồ, thêm Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo. Đây cũng là bài thuốc xây dựng từ sự kết hợp Quế chi thang và Bổ trung ích khí thang mà thành.

 

95. LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

- Biện chứng đông y: Can vị uất nhiệt.

- Cách trị: Tả nhiệt hòa vị.

- Đơn thuốc: Gia vị cam thảo thược dược thang.

- Công thức:

 Bạch thược                30g  Cam thảo                   15g
 Địa du                         30g  Hoàng liên                    6g

Sắc uống (không sắc lâu), mỗi ngày 1 thang.

- Bàn luận: Trong quá trình ứng dụng lâm sàng, chúng tôi thấy dùng "Gia vị cam thảo thược dược thang", nếu cǎn cứ vào biện chứng mà gia giảm thích đáng, thì cũng có kết quả khá tốt trong điều trị viêm dạ dày mạn tính.

 

11. LỴ AMIP

- Biện chứng đông y: Trường vị thấp nhiệt, kiêm huyết phận nhiệt độc, thấp nhiệt độc tà kết tụ.

- Cách trị: Thanh nhiệt khử thấp, giải độc chỉ lỵ.

- Đơn thuốc: Bạch đầu ông thang.

- Công thức:

 Bạch đầu ông             30g  Hoàng liên                     9g
 Hoàng bá                      9g  Trần bì                            9g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi việc điều trị 14 bệnh nhân trong đó 10 người khỏi hẳn, các triệu chứng hết hoàn toàn, thử phân liền hai ba lần không còn thấy kén amip và amip. Bốn trường hợp khác có chuyển biến tốt: giảm nhẹ các triệu chứng, thử phân còn thấy amip và kén amip. Chưa gặp trường hợp nào không có kết quả. La XX, nữ 66 tuổi, nông dân, người Tạng. Hai ngày trước đau bụng đi ngoài mỗi ngày 8-10 lần, toàn thân phát rét, mệt xỉu, mạch 110 lần mỗi phút, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, bụng và quanh rốn đều có ấn đau, thử phân: Hồng cầu +++, Bạch cầu +++, phát hiện có kén Entamoeba histolytica, chẩn đoán chính xác là lỵ amip. Cho dùng "Bạch đầu ông thang", uống được 3 thang, bụng giảm đau, giảm số lần đi ngoài. Dùng liền 9 thang, các chứng mất hết, ba ngày một lần thử phân, thử tất cả 2 lần không còn thấy có kén amip và các thứ dị thường khác, bệnh khỏi.

 

12. LỴ AMIP MẠN TÍNH

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt uẩn kết.

- Cách trị: Sát trùng chỉ lỵ chỉ huyết.

- Đơn thuốc: Phức phương nha đảm tử hoàn.

- Công thức:

 Nha đảm tử (bỏ vỏ)    45g  Quán chúng                 15g
 Ngân hoa thán             15g  Sáp vàng                     60g
   

Các thứ Nha Đảm tử, Quán chúng, Ngân hoa thán tán thành bột mịn, lại nấu chảy sáp, rang nóng hòa bột vào trộn đều, vê thành hoàn bằng hột đỗ tương. Uống lúc đói. Người lớn mỗi ngày 10-15 viên. Trẻ nhỏ giảm liều.

- Hiệu quả lâm sàng: Chung XX, nam 11 tuổi, khám ngày 1-10-1963. Bệnh nhân kể đi ngoài ra máu đã hơn 2 nǎm. Hai nǎm qua đã tốn rất nhiều tiền thuốc mà không công hiệu. Hỏi ra biết thày thuốc trước đây có người chữa theo chảy máu đường ruột, có người chữa theo trĩ nội. Hỏi kỹ biết 3 nǎm trước đã bị lỵ, tuy đã khỏi nhưng sau đó hay đi ngoài bất thường, mỗi ngày 3--4 bận, phân lỏng, có lúc có chất nhày trắng như mũi, có lúc bụng đau âm ỉ, có lúc thấy mót rặn. Vọng chẩn sắc mặt vàng nhạt, lưỡi không rêu, chất trắng nhạt, môi, miệng, móng và kết mạc mắt đều trắng bệch, bắt thấy mạch hư vi huyền mà hoạt. Phía dưới rốn bên phải chỗ ruột sigma co thắt như cuốn thừng, thǎm hậu môn không thấy búi trĩ và dấu vết nẻ nứt hậu môn. Cǎn cứ vào mạch chứng chẩn đoán là đi ngoài ra máu do lỵ amip. Thử phân thì phát hiện có amip hoạt động. Cho Phức phương nha đảm tử hoàn 1 liều, mỗi ngày lúc đói uống 7 hoàn. Sau khi uống thuốc 5 ngày khám thấy giảm đi ngoài ra máu. Sau khi uống thuốc 10 ngày, khám lại thấy không còn đi ngoài ra máu nữa. Sau 15 ngày khám lại thì đại tiện hoàn toàn như thường. Sắc mặt trở nên hồng nhuận. Theo dõi 17 nǎm không thấy tái phát.

- Bàn luận: Nha đảm tử còn gọi là khổ sâm tử, "Bản thảo linh" nói "có thể thông ruột khử tích trệ hóa thấp nhiệt, sát trùng, chỉ lỵ". Trương Tích Thuần nói: "Nha đảm tử vị rất đắng, tính mát, là thuốc thiết yếu để lương huyết giải độc, dùng để chỉ xích lỵ nhiệt tính, đại tiểu tiện ra máu do nhiệt rất tốt, rất có thể thanh nhiệt ở huyết phận và ở trong ruột, phòng thối rữa và sinh cơ nhục, có công hiệu lạ lùng, tôi từng dùng thuốc này chữa khỏi bệnh lỵ rất nặng". Diệp Cát Tuyền nói: "Nha đảm tử dùng trên lâm sàng để trị người bị lỵ trực trùng mạn tính và lỵ amip đều khỏi, công hiệu tốt". Quán chúng thanh thấp nhiệt, sát 3 thứ trùng, thu liễm chỉ huyết, Ngân hoa thán giải độc chỉ huyết. Cái hay của cả bài là ở chỗ làm hoàn bằng sáp vàng, bởi vì sáp chưa thể tan hoàn toàn ở dạ dày, nên tránh được tác dụng phụ của Nha đạm tử, làm nó đến thẳng chỗ bệnh để tiêu diệt trùng bệnh, tác dụng nhanh chóng. Cái mà đông y gọi là "hưu tức lỵ" (lúc có, lúc không có lỵ), (bị lạnh) là đại tiện không đều, có lúc phân lỏng, nhày, có lúc tiện bí, bụng không đau thắt, chỉ hơi mót rặn, thấm thoắt lâu ngày thành ra đi ngoài ra máu, dần dần thiếu máu, gày gò, thân nhiệt hạ thấp, nǎm tháng tích lại làm người càng thêm suy nhược, ủy hoàng phù thũng, dùng bài thuốc này chuyển nguy thành yên, hồi phục sức khỏe.

 

9. LỴ TRỰC KHUẨN CẤP

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, điều khí bổ huyết.

- Đơn thuốc: Thang bào ẩm, Đương quy thược dược thang gia giảm.

- Công thức:
          + Thang bào ẩm:

 Mễ xác (1)           10g  Mật ong               31g

Mễ xác sắc lấy nước, rót mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng chiều.

          + Đương quy thược dược thang gia giảm:

 Đương quy           60g  Bạch thược           60g
 Lai phục tử             3g  Quảng mộc hương 3g
 Hoàng liên               9g  Địa du                    12g
 Chỉ xác                    6g  Tân lang                   6g
 Hoạt thạch            10g  Cam thảo                 6g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang vào buổi tối.

- Hiệu quả lâm sàng: Đông y thường chia bệnh lỵ thành: thấp nhiệt lỵ, hưu tức lỵ (cửu lỵ), hư hàn lỵ, dùng Thanh bào ẩm để trị tiêu (ngọn). Dùng Đương quy thược dược thang gia giảm để trị bản (gốc), có thể có tác dụng tốt. Phép điều trị này đối với già trẻ phụ nhi đều thích hợp, đã sử dụng trên lâm sàng mấy chục nǎm chữa cho rất nhiều ca kết quả đều rất tốt. Bạch XX., nam, 30 tuổi, nông dân. Sáng ngày 4-7-1974, đột nhiên phát sốt, phát rét, tháo tỏng, ngay chiều hôm đó đi lỵ, ra mủ máu, mót rặn, vào nhà tiêu liên tục, vào viện cấp cứu. Kiểm tra thân nhiệt 39 độ C, huyết áp 120/70 mmHg, bạch cầu 13.600/mm3, trung tính 80%, lympho 20%, thử phân thấy nhiều tế bào mủ và hồng cầu, chẩn đoán lỵ trực khuẩn cấp, cho dùng cloromycetin, tetracyclin, thuốc lỵ đặc hiệu phối hợp truyền dịch, nhưng điều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8 tháng 7 chuyển sang điều trị đông y. Bệnh nhân đau bụng, mót rặn, đi lỵ phân lẫn lộn trắng đỏ. Đó là thấp nhiệt tích, trệ ở ruột, khí huyết bị tắc, chức nǎng dẫn truyền rối loạn, sinh đau bụng mót rặn, thấp nhiệt hun đốt, tổn thương khí huyết đến nỗi thành lỵ. Phân đỏ trắng lẫn lộn, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ít mà đỏ là do thấp nhiệt hạ trú. Rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác cũng là thể hiện của thấp nhiệt. Nên dùng phép thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, điều trị bổ huyết, cho uống "Thang bào ẩm" và "Đương quy thược dược thang gia giảm". Buổi sáng uống "Thang bào ẩm" buổi tối dùng "Đương quy thược dược thang gia giảm", mỗi ngày mỗi bài 1 thang. Bệnh nhân uống 2 hôm, mọi chứng đều hết, hoàn toàn khỏe mạnh ra viện.

- Bàn luận: Mễ xác chất bình vào các kinh phế, đại tràng và thận, các chứng ho lâu, tả lỵ, di tinh, đau tim, bụng, gân cốt. Vì có tính cố sáp, lúc dùng nó nên thêm các vị khác; tránh tắc vị, làm trở ngại ǎn uống. Mật ong can bình, vào các kinh phế vị đại tràng có tác dụng hoạt trường thông tiện, nhuận phế giảm ho, giảm đau. Bài "Thang bào ẩm" dùng tính cố sáp của Mễ xác cầm ngay đi ngoài, giảm số lần đi, đồng thời giảm đau, dùng Mật ong để hoạt trường thông tiện, trị lỵ rất tốt (xét nghiệm in vitro, mật ong diệt trực khuẩn lỵ và cầu khuẩn sinh mủ), tác dụng nhanh, hết hẳn đau mót rặn, phối hợp với "Đương quy thược dược thang gia giảm" trị gốc, hiệu quả càng rõ rệt.

 

10. LỴ TRỰC KHUẨN MẠN TÍNH

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng.

- Cách trị: Điềuhòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ thận.

- Đơn thuốc: Thược dược thang gia giảm.

- Công thức:

 Đương quy                50g  Bạch thược                50g
 Binh lang                    15g  Chỉ xác                       15g
 Lai phụ tử                  10g  Cam thảo                     5g
 Tửu quân                  7,5g  Nhục quế                      5g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Viên XX, nam, 38 tuổi, công nhân đến khám tháng 9-1973, kể là đi lỵ, ỉa ra máu mủ đã 9 nǎm. Từ tháng 7-1964 bệnh nhân mắc bệnh lỵ, vào 1 bệnh viện dùng syntomycin, đã khỏi, sau khi ra viện thường bị lại, miệng khát, sức yếu, đi ngoài đau mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày hơn 20 bận, về sau dường như nǎm nào cũng vào viện 1 lần, bệnh thường phát vào mùa hè. Nǎm 1968 sau khi ở bộ đội về bệnh càng nặng thêm, thường thì đại tiện có máu mủ bất kể mùa đông hay hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Chứng bệnh hiện nay đau bụng, mót rặn phân có máu mủ, mỗi ngày hơn chục bận, không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và u cục, không sờ thấy gan lách. Xếp vào loại cửu lỵ, nên trị bằng phép điều hòa khí huyết, tiết nhiệt thông trệ, thêm các vị ôn dương. Uống "Thược dược thang gia giảm" được 3 thang thì bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài, uống được 6 thang thì hết hẳn đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn đôi chút máu mủ trong phân, lại uống 3 thang nữa thì khỏi hẳn. Hai nǎm sau khám lại không thấy tái phát.

- Bàn luận: "Thược dược thang gia giảm" là 1 thang xuất phát từ Thược dược thang có thêm bớt, thích hợp với cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ, do lúc mới mắc chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở đại tràng, gây nên thấp nhiệt nung nấu, khí huyết bị tổn thương, cáu bẩn không tẩy sạch, hóa thành phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không mọc, cho nên thường đi ngoài ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường chuyển vận bị hỏng mà sinh đau bụng mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý Trung Tử nói: "Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thì chẳng phải là chữa lỵ". Cho nên khi chữa lỵ lâu ngày thì ngoài việc điều hòa khí huyết, thông tích trệ, còn cần phải ổn bổ thận dương, nhất thiết không được dùng vị khổ hàn để công phạt nó. Bài này dùng Qui, Thược để hòa dinh dưỡng huyết; Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ, Lai phục tử để hành khí giải độc và cầm lỵ, Tửu đại hoàng thì tiết nhiệt thông phủ, Cam thảo để hòa trung kiện tỳ, Nhục quế để ổn thận trợ dương làm ấm hàn. Tất cả cùng điều hòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ dương, tất nhiên sẽ kết quả.

 

8. LỴ TRỰC KHUẨN NHIỄM ĐỘC

- Biện chứng đông y: Ngoài nhiễm phải khí thấp nhiệt dịch độc, trong bị thương tổn do ǎn uống sống lạnh, làm hại đến trường vị.

- Cách trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc cứu nghịch.

- Đơn thuốc: Gia vị liên mai thang.

- Công thức:

 Hoàng liên                  2g  Ô mai                                  2g
 Mạch đông                 6g  Sinh địa                              6g
 A giao                         5g  Sa sâm                              6g
 Thạch hộc                   6g  Mộc qua                            6g
 Tây dương sâm         2g
(lượng dùng cho trẻ 8 tháng)
 

 Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trình XX., nam, 8 tháng. Một ngày hạ tuần tháng 7 nǎm 1970, cháu bắt đầu ỉa chảy mỗi ngày 3-4 lần, sốt 38o5 C, cho uống thuốc tây sulfadiasin, viên hạ sốt, bệnh thấy có biến chuyển tốt. Nhưng hôm thứ hai, sau bữa cơm sáng thì bệnh nhi đột ngột sốt 40o5 C, co giật, đại tiện lỏng, đỏ trắng, mỗi ngày trên 10 lần, bụng chứng, vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chẩn đoán là lị trực khuẩn nhiễm độc. Vào viện truyền dịch, cho uống cloramphenicol, tiêm bắp neostigmin và chữa bằng đông y, 15 ngày sau bệnh diễn biến tốt, xuất viện. Sau khi xuất viện 8 giờ thì đến tối lại đột nhiên phát sốt, co giật, hôn mê, lại vào viện cấp cứu, điều trị 5 ngày bệnh nhân vẫn trong trạng thái hôn mê, sốt cao không lui, ỉa chảy không cầm, có lúc co giật, vì điều trị không kết quả nên tự động xuất viện. Lúc mẹ cháu đem đến xin chữa bệnh thì bệnh nhi gầy sọp, lơ mơ, thân nhiệt 39o5 C, da nhẽo. a chảy mỗi ngày hơn 10 lần, nhiều chất nhày, đái vàng, lưỡi đỏ nổi gai, rêu vàng khô. Cho dùng "Gia vị liên mai thang". Sau khi uống 2 thang, bệnh thấy chuyển tốt rõ rệt, tinh thần tỉnh táo, nhiệt độ xuống còn 38 độ C (lấy ở hậu môn), đi ngoài giảm chỉ còn 2-3 lần mỗi ngày, ít chất nhày, rêu vàng đã hơi ướt. Vì bệnh nhân hơi ho, đầy bụng, nên trong bài thuốc trên bỏ Sa sâm, Thạch hộc thêm Trần bì, Hạnh nhân, Hậu phác, Tì bà diệp, uống tiếp 3 thang thì các chứng trên đều hết. Sau đó ǎn uống điều hòa, bệnh nhi hoàn toàn bình phục, phát triển bình thường.

- Bàn luận: "Liên mai thang" bắt nguồn từ "Ôn bệnh điều biện", gia vị để điều trị lị trực khuẩn nhiễm độc, kết quả rất tốt. Trong bài thuốc có Hoàng liên để tả hỏa ở tâm bào. A giao để ích âm dập tắt can phong, Mạch đông, Sinh địa để bổ thận thủy mà tư dưỡng, Can mộc, Ô mai liễm âm để sinh tân chỉ tả, thêm Sa sâm, Thạch hộc để tǎng tính dưỡng âm sinh tân dịch, làm giàu âm dịch, dập tắt can phong làm hết co giật hôn mê, thêm Mộc qua vị chua nhập can để sinh tân như cân hòa vị, khử thấp, khi thấp hết nhiệt giảm thì tự cầm đi lỵ, sốt và tiết tả làm thương tổn khí âm nên thêm Tây dương sâm để xúc tiến việc hồi phục

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây