211. NGHẼN MẠCH NÃO
- Biện chứng đông y: Âm hư sinh nhiệt, nội phong nhiễu động, kinh mạch huyết trệ.
- Cách trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, thông kinh hoạt huyết.
- Đơn thuốc: Hi thiêm chí âm thang.
- Công thức:
Chế hi thiêm thảo 50g | Can địa hoàng 15g |
Diêm tri mẫu 20g | Đương quy 15g |
Xích thược (sao) 2g | Quy bản 10g |
Ngưu tất 10g | Cam cúc hoa 15g |
Uất kim 15g | Đan sâm 15g |
Hoàng bá 5g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 50 tuổi, giáo viên trung học, tới khám ngày 4-2-1973. Hơn 20 ngày trước, sau khi tỉnh ngủ, muốn trở mình thì cảm thấy chân tay không linh hoạt khó khǎn lắm mới lật được từ phải sang trái, khi muốn trở mình lại thì không lật được nữa. Rồi mũi méo xệch, nói nǎng thều thào không rõ. Nửa người bên trái bình thường, nửa người bên phải bị liệt mềm. Đã khám chữa ở một bệnh viện, chẩn đoán lâm sàng là nghẽn mạch não, nằm viện hơn nửa tháng, điều trị không thấy kết quả rõ rệt, khuyên nên điều trị bằng thuốc đông y. Khám thấy tức ngực tâm phiền, cổ khô thèm uống, nước tiểu sẫm màu, mạch huyền tề mà sác, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng ít tân dịch. Đó là âm hư nhiệt tǎng, nội phong nhiễu động, kinh mạch huyết trệ. Cho dùng "Hi thiêm chí âm thang", trong đó bỏ bớt Đương qui 5g, bỏ Hoàng bá, thêm Liên kiều 15g, Chi tử 15g, Hoa phấn 15g. Uống 3 thang, nhiệt đã lui, nói nǎng rõ ràng, giảm méo mồm. Nhiệt ở kinh tâm đã lui, nhưng huyết nhiệt ứ trệ trong kinh cân vẫn chưa hết hẳn. Lại dùng nguyên phương, bỏ Liên kiều, Chi tử, thêm Quất lạc 10g, Quảng địa long 5g, uống 7 thang đã hồi phục nửa người bên phải (khỏi liệt). Tuy nhiên vẫn thấy chất lưỡi còn đỏ, mạch vẫn huyền tế, đó là âm hư, cần tiếp tục tu dưỡng. Chuyển cho dùng "Lục vị địa hoàng hoàn", uống 10 thang, các chứng đều hết, khỏe mạnh như thường.
- Bàn luận: Phàm các chứng trúng phong âm hư đều thấy vàng đầu, ù tai, hoa mắt, ít ngủ, đột nhiên cứng lưỡi khó nói, mồm mũi méo đi, bán thân bất toại, hai bàn tay nắm chặt, cả người thẳng cứng có khi co giật, mặt đỏ người nóng, phiền táo không yên, nặng thì có thể đột nhiên hôn mê, nói khó khǎn, bí đái, táo bón v.v..., có thể dùng Hi thiêm thảo phối hợp với Đại bổ âm hoàn chủ yếu để bổ dưỡng âm tinh của thận bị khuynh tổn, đồng thời dùng Đương quy, Câu kỷ, Ngưu tất để ôn dưỡng khí trong kinh âm không tiết được. Xích thược, Uất kim, Đan sâm, Cam cúc hoa để hoạt được yên, phong bị dập tắt, bệnh sẽ khỏi.
212. NGHẼN MẠCH NÃO
- Biện chứng đông y: Can dương quá tǎng, phong dương nội động, bức huyết nghịch lên, lạc ở não bị tổn thương, làm cản trở, nghẽn tắc thanh khiếu.
- Cách trị: Bình can tức phong, tiềm dương thông lạc.
- Đơn thuốc: Đan câu lục chi ẩm gia giảm.
- Công thức:
Đan sâm 30-60g | Câu đằng 15-30g |
Hi thiêm thảo 12-24g | Hạ khô thảo 12-24g |
Địa long 9g | Hồng hoa 6g |
Tang chi 15g | Quất chi 15g |
Tùng chi 15g | Đào chi 15g |
Sam chi 15g | Trúc chi 15g |
Cam thảo 3g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân nhiều đờm dãi thì thêm Toàn qua lâu 15g, Lai phục tử 20g, với người hôn mê thì thêm Uất kim 9g, Xương bồ 9g; nếu huyết áp giữ nguyên không hạ thì thêm Đại giả thạch 20g, Ngưu tất 20g; người bệnh đã lâu, dịch huyết bất túc, mạch tế huyền thì thêm Đương quy 15g, Hà thủ ô 15g; nếu thận tinh không đủ, đau lưng mỏi gối, mạch trầm tế huyền thì thêm Câu kỷ 15g, Sơn dược 15g.
- Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Đan câu lục chi ẩm gia giảm" điều trị cho 16 bệnh nhân, 10 ca khỏi, 4 ca có chuyển biến tốt, 2 ca không có kết quả.
- Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng chứng minh bài thuốc "Đan câu lục chi ẩm gia giảm" còn có hiệu quả tốt trong điều trị mất ý thức do tai biến mạch máu não. Trong bài thuốc này có Đan sâm, Hồng hoa để hoạt huyết khứ ứ, Câu đằng để bình can tức phong, Hi thiêm thảo khử phong thông lạc, Hạ khô thảo thanh tả can hỏa, Địa long làm thông kinh lạc, Lục chi sơ đạt lạc mạch; Cam thảo thanh nhiệt dưỡng vị, các vị phối hợp lại có tác dụng bình can tức phong, hoạt huyết thông lạc.
117. NGỘ ĐỘC NẤM
- Biện chứng đông y: Ǎn uống không điều độ, cảm thụ độc tả.
- Cách trị: Tịch uế giải độc, phù ti hòa vị.
- Đơn thuốc: Phức phương ngọc khu đan (thang).
- Công thức:
Khương bán hạ 9g | Khương trúc nhự 12g |
Trần bì 6g | Cam thảo (sống) 9g |
Lục đậu y 30g | Hoắc hương 6g |
Ngọc khu đan 3g |
Riêng Ngọc khu đan 3g (tán thành bột, chia hai lần uống với nước sôi để ấm hoặc uống cùng với nước thuốc).
Sắc uống, mỗi ngày một thang.
- Hiệu quả âm sàng: Trương XX, nam, 16 tuổi, sơ chẩn ngày 31-8-1971. Bệnh nhân ǎn phải nấm tươi độc, sau đó thổ rồi tả liên miên, miệng hôi, phân thối, một ngày đêm đi ngoài tới hơn 10 lần. Sau khi khám lại, đã hết nôn mửa, miệng đỡ hôi, phân đi đã thành khuôn. Thuốc đã trúng bệnh, tiếp tục uống thêm để có kết quả triệt để. Dùng thuốc trên có gia giảm, có các vị: Khương trúc nhự 12g, Chỉ thực 6g, Quất bạch 9g, Khương bán hạ 9g, Phục linh 12g, Bạch truật 9g, Trám muối 1 quả, Cam thảo 6g, Ngọc khu đan 1,5g (tán ra mà nuốt). Uống thêm 5 thang, sức khỏe hồi phục.
- Bàn luận: Ǎn phải nấm mà ngộ độc, chất độc tuy có được tống ra theo nôn ỉa, nhưng vì chất độc trong vị phủ còn chưa trừ được hết, nên còn mửa mãi không dừng. Cách trị chủ yếu phải dùng một lượng khá lớn Ngọc khu đan để tịnh uế giải độc. Lục đậu y (vỏ đậu xanh) tǎng thêm sức giải độc, có Trần bì, Hoắc hương để hóa vị khí, thuốc tuy có 3 thang mà công hiệu rất rõ; lại dùng phép giải độc phù ti hòa vị để khử uế trọc mới có thể trừ được các chứng viêm dạ dày ruột. Tuy thuốc chỉ có 8 thang nhưng đã chữa hết tất cả các chứng, thể lực hồi phục hoàn toàn.
215. NGỘ ĐỘC STREPTOMYCIN (váng đầu, đầu lắc lư)
- Biện chứng đông y: Bệnh của tướng hỏa ở kinh thiếu dương tam tiêu.
- Cách trị: Bình can tức phong kiêm tả thiếu dương tướng hỏa.
- Đơn thuốc: Giải liên thang (Thanh giải độc Streptomycin).
- Công thức:
Bạch thược 20g | Sinh địa 25g |
Cúc hoa 10g | Tật lê 15g |
Bạch chỉ 10g | Cát cǎn 15g |
Sinh thạch cao 25g | Giả thạch 20g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, 40 tuổi, nữ, Tới khám ngày 25-1-1975. Ngày 22-11-1974, bệnh nhân bị viêm phổi, phải tiêm liên tục penicillin và streptomycin tới 1 tháng liền, sau đó lại tiêm riêng streptomycin trong 3-4 ngày, thấy xuất hiện váng đầu, đầu lắc lư, co cơ. Bốn ngày sau khi ngừng tiêm streptomycin, vì thấy các triệu chứng trên ngày càng trầm trọng, nên cho tiêm 6542, không có hiệu quả. Từ đó, các triệu chứng kể trên không thấy giảm bớt, đôi khi còn xuất hiện chảy máu cam, tâm phiền, phân khô. Chẩn đoán lâm sàng là phản ứng ngộ độc streptomycin. Chất lưỡi đỏ, mạch trầm sáp. Cho dùng "Giải liên thang", uống 12 thang thì bệnh khỏi, theo dõi 2 nǎm sau không thấy tái phát.
- Bàn luận: Chúng tôi đã dùng bài thuốc "Giải liên thang" điều trị cho 8 bệnh nhân bị ngộ độc streptomycin, các triệu chứng gần giống nhau, chủ yếu biểu hiện ở váng đầu, đầu lắc lư, co cơ, tâm phiền, kết quả điều trị đều rất khả quan.
214. NGỦ NHIỀU TỪNG CƠN
- Biện chứng đông y: Đàm thấp nội trở, úng trệ trung tiêu.
- Cách trị: Hóa càm trừ thấp, kiện tì hòa vị.
- Đơn thuốc: Gia vị nhị trần thang.
- Công thức:
Bạch truật 12g | Phục linh 12g |
Trần bì 6g | Bán hạ 9g |
Thạch xương bồ 9g | Cam thảo 6g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 38 tuổi. Tới khám ngày 8-10-1975. Đã 4 tháng nay, bất kể ngày đêm, bệnh nhân lúc nào cũng buồn ngủ, nhất là sau bữa ǎn, gọi thì tỉnh, tỉnh rồi lại ngủ lại. Kèm theo các chứng: tức ngực, kém ǎn, ǎn vào dễ nôn ra, nặng đầu hoa mắt, cơ thể nặng nề mỏi mệt, ǎn không ngon miệng, miệng hôi, nhiều đờm, kinh nguyệt bình thường, bạch đới khá nhiều như nước mũi, không hôi; lưỡi dầy, rìa lưỡi hằn vết rǎng, chất lưỡi trắng nhạt, rêu trắng bẩn, mạch nhu mà hoãn. Đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không có hiệu quả. Khám thấy bệnh này thuộc về tì hư bất vận, thủy thấp ngừng lại, ngưng tụ thành đờm, đờm thấp nghẽn trở, tì dương không phấn chấn, thanh dương không thǎng, vị mất hòa giáng. Cần trị bằng phép hóa đờm trừ thấp, kiện tì hòa vị. Cho dùng "Gia vị nhị trần thang". Uống được 2 thang các chứng đều hết, bệnh khỏi.
- Bàn luận: "Linh khu" có nói:" Dương khí thịnh thì mở mắt, âm khí thịnh thì nhắm mắt, vì dương chủ về động, âm chủ về tĩnh, âm khí thịnh tất sinh ra ngủ nhiều. Lý Đông Viên đã nói: "Tì khí hư tất sinh buồn ngủ". Chu Đan Khê cũng đã nói: "Tì vị bị thấp, nặng nề mỏi mệt, sinh ra buồn ngủ". Trường hợp này là tì hư bất vận, thủy thấp nội đình, ngưng tụ thành đờm, đờm thấp vây tì làm tì dương không phấn chấn, sinh tức ngực kém ǎn, miệng dính đờm nhiều, người nặng nề buồn ngủ, lưỡi bệu, ria lưỡi có vết hằn rǎng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch nhu mà hoãn. Đờm trọc ngưng tụ, thanh dương không thǎng thì đầu nặng, mắt mờ, vị không hòa giáng mà lại trào ngược lên, làm cho ǎn vào lại dễ nôn ra. Các triệu chứng trên rõ ràng là tì hư thấp tụ, cho nên điều trị phải chọn các vị thuốc táo thấp kiện tì, lý khí hòa trung. Trong bài thuốc trên, Bán hạ tính vị tân ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, hòa trung ngừng nôn: Trần bì lý khí hóa đàm, làm cho khí thuận đàm giáng; Bạch truật, Phục linh kiện tì lợi thấp; Thạch xương bồ phương hương hóa thấp, khai vị khoan trung; Cam thả hòa trung bổ thổ, kiện tì hóa thấp. Các vị phối hợp, tì kiện mà thấp hóa, tuy chỉ uống 2 thang mà thuốc đã trúng, bệnh đã khỏi. Do đó có thể thấy trị bệnh không cứ phải dùng nhiều thuốc, mà cần biện chứng chuẩn xác, dùng thuốc đúng bệnh.
144. NHIỄM KHUẨN CẤP ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt trú hạ tiêu, uẩn kết bàng quang.
- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết.
- Đơn thuốc: Gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm.
- Công thức:
Bồ công anh 30g | Kim ngân hoa 20g |
Kim tiền thảo 30g | Đan sâm 12g |
Hương phụ 6g | Tiểu kế 15g |
Bạch mao cǎn 15g | Phù bình 15g |
Đại phúc bì 10g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia 4 lần.
- Hiệu quả lâm sàng: Bài thuốc Gia vị ngân bồ tiêu độc ẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, hành khí hoạt huyết. Các nghiên cứu của dược lý học hiện đại đã chứng minh bài này có tác dụng như một kháng sinh phổ rộng. Nếu dựa trên cơ sở bài thuốc này mà kết hợp biện chứng gia giảm, dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu thường hiệu quả rất nhanh. Mấy nǎm lại đây đã dùng bài này làm thuốc cơ bản gia giảm để điều trị 4 trường hợp nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, nói chung chỉ uống 2-4 thang là các chứng chuyển biến rõ rệt, 5-9 thang thì nước tiểu chuyển âm tính, trong số đó có 5 bệnh nhân nằm viện điều trị nên có phối hợp với kháng sinh, còn lại 49 trường hợp đều là chữa ngoại trú dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.
135. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG MẬT MẠN TÍNH
- Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.
- Cách trị: Sơ can lý khí, hành ứ tiêu đản.
- Đơn thuốc: Sài hồ nga truật thang.
- Công thức:
Sài hồ 12g | Bạch thược 12g |
Thanh bì 10g | Thái tử sâm 30g |
Nga truật 12g |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Lưỡi đỏ rêu vàng có thể thêm Kim tiền thảo, Nhân trần, Đại hoàng.
- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 10/1/1976. Mười nǎm trước, bệnh nhân bị sỏi mật nên cắt bỏ túi mật, sau đó thỉnh thỏang phát sốt, ớn lạnh, phía phải bụng trên khó chịu, mắt vàng, đái vàng. Mỗi lần điều trị bằng thuốc thanh nhiệt lợi đởm có chuyển biến tốt, nhưng ít lâu sau lại tái phát, bệnh nhân kêu tinh thần mệt mỏi, kém ǎn đại tiện lúc lỏng lúc đặc, miệng khô đắng, tiểu tiện hơi vàng. Lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền. Bụng trên ấn đau không rõ rệt. Chụp đường mật không thấy sỏi đó là đảm lạc ứ trệ không được thanh lọc. Cho dùng Sài hồ nga truật thang, uống liền 7 thang, hết hẳn đau bụng, các chứng khác giảm nhiều, bệnh nhân ra viện, sau đó có uống mấy thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn. Theo dõi mấy nǎm chưa thấy tái phát.
- Bàn luận: Bệnh "đản" có phân biệt Âm hoàng và Dương hoàng, có chia ra tại tạng tại phủ. Có người nói: "hoàng nói chung là thuộc người thấp nhiệt" như thế là sai. Cần biết "bệnh ở bách mạch, ứ nhiệt ở lý", sắc bại thì thấy vàng. Thân nhiệt náu ở huyết, là sản phẩm khổ hàn, lại có cái hại lưu ứ. Vì vậy trị hoàng thì trước hết phải trị huyết mà hành rồi thì hoàng tự nhiên tiêu là lẽ chẳng cần bàn cãi. Phép hành ứ tiêu đản có cǎn cứ ở sách vở. Lấy lý khí hành huyết, phối giáng ôn thông dùng đẻ trị sỏi mật, làm mãi càng nghiệm. Người xưa nói "bệnh lâu thì ứ nhiều" phàm điều trị mãi mà không khỏi là phần lớn liên quan đến huyết ứ do đó thường trên cơ sở biện chứng dùng thuốc, nên coi trọng sự hoạt huyết hóa ứ, huyết mà dùng phép sơ can lý nhiệt không hiệu quả, thì thêm thuốc trị phần huyết, thường có công hiệu. Trong bài Sài hồ nga trật thang có Sài hồ để thǎng phát mộc uất đối với bệnh khổ mạn sườn ngực do can khí uất trệ và các chứng hàn nhiệt do uất khí huyết lâu ngày thì rất hợp, mà lại sợ làm cho can mộc hoạt động lên, do đó đem các chất toan thu của Bạch thược nhập vào can kinh; còn Thanh bì lợi khí, Sài hồ tán khí do đó dùng Thái tử sâm để chế tính lợi tính tán của chúng; dùng Nga truật để phá huyết ở trong khí, tiêu tích thông lạc, tuy là thuốc tiết, nhưng cũng có thể ích khí, giúp cho sự tiêu trừ ứ trệ.
89. NÔN DO THẦN KINH
- Biện chứng đông y: Trung tiêu hư hàn.
- Cách trị: ích khí ôn vụ, khư hàn giáng ngịch.
- Đơn thuốc: Gia vị đinh hương thị đế thang.
- Công thức:
Công đinh hương 3g (cho sau) | Sa nhân 5g (cho sau) |
Đảng sâm 30g | Sinh khương 3 lát |
Thị đế 10g | Vân phục linh 20g |
Pháp bán hạ 10g | Cam thảo 5g |
Phù tiểu mạch 30g | Tất bát 10g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Trong gần 1 nǎm chúng tôi đã dùng "Gia vị đinh hương thị đế thang" hoặc gia giảm, điều trị cho mấy trường hợp bệnh nhân nôn do thần kinh, đều thu được kết quả tốt. Đặng XX, nữ 32 tuổi, giáo viên. Tới khám ngày 6-4-1978. Bệnh nhân thỉnh thỏang lại bị nôn, đã hơn một nǎm, lúc đầu buổi sáng khi đánh rǎng có cảm giác khó chịu trong ngực, không để ý lắm, mấy tháng sau triệu chứng bệnh ngày càng hay nôn, bất kể lúc nào, không có quy luật. Đã khám ở bệnh viện cũng đã mấy lần chụp barit kiểm tra, nhưng không thấy có gì khác thường, chẩn đoán lâm sàng là nôn do thần kinh. Đã điều trị bằng thuốc tây y, lúc uống thuốc thì các triệu chứng có đỡ, ngừng thuốc lại nôn như cũ. Bệnh nhân tới khám kể rằng lúc nôn không thấy cảm giác đau hay khó chịu gì rõ rệt, cảm giác nôn ra không có vị gì, phần nhiều là nước, lượng chất nôn ra ít, không có mùi hôi, vùng ngực bụng đều không thấy có gì khó chịu đặc biệt, ǎn uống vẫn bình thường, ngủ bình thường, đại tiểu tiện tốt. Chỉ thấy toàn thân mỏi mệt, mất sức, trí nhớ sút kém, không làm việc lâu được. Họng không thấy sưng đỏ, lưỡi nhạt rêu ít, mạch tượng trầm hoãn. Chúng tôi khám và cho uống "Gia vị đinh hương thị đế thang" Uống 3 thang đã hết nôn. Lại cho uống 3 thang nữa, các triệu chứng đều hết hẳn. Vẫn dùng bài thuốc này bỏ bớt Đinh hương, Sa nhân, Sinh khương, Tất bát, thêm Bạch truật, Thục táo nhân, Đại táo nhục cho uống thêm để củng cố hiệu quả. Theo dõi mấy nǎm không thấy tái phát.
244. NỐT THẤP DƯỚI DA
- Biện chứng đông y: Phong thấp tà xâm nhập thịt da.
- Cách trị: Sơ phong khử thấp, hoạt thuyết thông lạc.
- Đơn thuốc: Gia giảm kinh phòng tứ vật thang.
- Công thức:
Đương quy 12g | Xích thược 12g |
Sinh địa 12g | Kinh giới 9g |
Phòng phong 6g | Khổ sâm 15g |
Ngưu tất 12g | Tô mộc 6g |
Bồ công anh 30g | Cam thảo 6g |
Sắc uống, mỗi ngày một thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Vũ XX, nữ, 24 tuổi, công nhân, đến khám ngày 10 tháng 7 nǎm 1962, mắc bệnh đã hơn 1 nǎm, triệu chứng chủ yếu là hai chân và vùng mắt cá có các cục cứng màu đỏ tía đi lại có cảm giác đau vướng. Đã khám tây y, chẩn đoán là hạt hạch thấp dưới da. Bệnh nhân váng đầu mệt nhọc, mặt vàng đỏ, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác. Đó là do tà của phong thấp xâm nhập da thịt, vào sâu dinh huyết phong thấp và huyết cũng kết lại không tan đi mà thành ra. Phải trị bằng phép sơ phong khử thấp, hoạt huyết thông lạc. Cho dùng "Gia giảm kinh phòng tứ vật thang". Uống được 8 thang thì các cục cứng đỏ tía đã hết, đi lại như thường, mạch chuyển hoạt sác. Đó là phong thấp tà đã tan, dịch huyết tuần hành đã thông, vẫn dùng bài trên bỏ Kinh phòng, thêm Địa đinh 15g, Liên kiều 15g, để khử độc tà của thấp nhiệt còn sót lại, đánh thông kinh lạc. Uống 5 thang nữa để được công hiệu hoàn chỉnh.
- Bàn luận: Theo lý luận của "Tố vấn, Sinh khí thông thiên luận" thì "dinh khí không thuận, đi ngược vào trong thịt, sinh ra ung thũng" và theo "Y tông kim giám" thì chứng ngoại khoa lưu chú có các nguyên nhân thấp đàm, ứ huyết, phong thấp, dùng biện chứng để tìm ra nguồn thì ca bệnh này là chứng phong thấp lưu chú, phong thấp nhập lạc, ngưng kết không tan, ngǎn cản huyết dịch tuần hành, thành cục cứng đỏ tía mà đau chướng. Dùng thuốc khu phong khử thấp, hoạt huyết thông lạc, trong đó có thêm Ngưu tất, Tô mộc, Bồ công anh để hành huyết khử ứ, tiêu ung tán kết, cuối cùng mới thêm Địa đinh, Liên kiều để thanh lọc cái tà còn sót lại, cho nên thu được kết quả điều trị có thể nói là mỹ mãn.
Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương