THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần V

Thứ tư - 09/07/2014 21:23

.

.
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. GS Hoàng Bảo Châu

154. VIÊM BỂ THẬN
- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, trút xuống bàng quang, mất chức năng khí hóa, thủy đạo bất lợi.
- Cách trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm.
- Đơn thuốc: Ngân bồ tiêu độc ẩm.
- Công thức:

 Bồ công anh         30-40g  Kim ngân hoa       15-30g
 Lục nhất tán               12g  Đan sâm                   12g
 Hương phụ                  6g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu kèm theo chứng sợ rét sốt nóng thì thêm Tang diệp 9g, Bạc hà 9g, nếu nước tiểu đỏ thì thêm Tiểu kế 12g, Ngẫu tiết 12g. nếu bệnh lâu ngày cơ thể hư nhược thì thêm Đương quy 12g, Đảng sâm 12g.
- Hiệu quả lâm sàng: Ứng dụng bài Ngân bồ tiêu độc ẩm, có gia giảm tùy từng bệnh nhân, đã chữa cho 36 trường hợp viêm bể thận cấp tính, mạn tính, kết quả khỏi hẳn 30 trường hợp, chuyển biến tốt 3 trường hợp, vô hiệu quả 3 trường hợp. Lý XX, nữ, 39 tuổi, công nhân. Khám lần đầu ngày 23/4/1972. Lâm sàng chẩn đoán viêm bể thận mạn đã 1 năm rưỡi, 10 ngày trước đây lại thấy bệnh nhân nặng lên tiểu tiện đau, nóng, dầm dề không ngớt, lưng đau, miệng khát, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (++), hồng câu, bạch cầu đều tăng. Đây là chứng thấp nhiệt tà độc, nội kết bàng quang mất chức năng khí hóa thủy đạo bất lợi. Chữa nó phải thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu thông lâm. Cho dùng bài Ngân hồ tiêu độc ẩm thêm Hoàng bá 9g, Thạch vi 12gm, Biển súc 12g, uống 10 thang thì tiểu tiện thông các chứng bệnh đều giảm, chỉ còn đau mỏi thắt lưng bên phải, đầu váng, chân tay mềm yếu, bụng đầy kém ăn. Lưỡi chuyển màu hồng nhạt, mạch tế sác. Đó là tà còn sót lại chưa hết, tì thận dương hư. Lấy bài thuốc trên bỏ Thạch vi, Biển súc, thêm Tang kí sinh 9g, Câu kỉ 9g, Tật lê 9g, Tiêu tam tiên 9g. Uống hết 5 thang, xét nghiệm nước tiểu bình thường, các chứng đều hết, bệnh khỏi.
- Bàn luận: Trong bài thuốc này, vị Bồ công anh theo sách Bản thảo bị yếu coi là "thông lâm diệu phẩm"; Ngân hoa thanh nhiệt; Lục nhất tán lợi thủy thông lâm; thấp nhiệt ẩn náu trong bị tiêu trừ, thông thoát đường thủy đạo hạ tiêu, bệnh tất khỏi.



155. VIÊM BỂ THẬN MẠN

- Biện chứng đông y: Bàng quang thấp nhiệt uẩn kết, thủy đạo bất lợi, lâu ngày thương tổn đến thận âm.

- Cách trị: Thanh nhiệt lợi thủy, tư thận dưỡng âm.

- Đơn thuốc: Ngân kiều thạch hộc thang.

- Công thức:

 Kim ngân hoa           10g  Liên kiều                  10g
 Sinh địa                          10g  Thục địa                   10g
 Phấn đan                   6g  Hoài sơn dược         10g
 Vân phục linh           10g  Xuyên thạch hộc       10g
(cho vào trước)
 Trạch tả                   10g  Cam thảo                   5g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lương XX, nữ, 26 tuổi, bệnh nhân kể: bị đau lưng kèm đái buốt dai dẳng đã hơn 1 nǎm. Một nǎm lại đây, lưng đau mỏi, lạnh lưng, xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu tǎng lên. Nhiều lần đi đái buốt, nhưng không đái dắt. Đã dùng nhiều loại thuốc tây, nhưng bệnh không giảm. Một tuần lại đây, lưng lại đau dữ. Kiểm tra: vùng thận phải gõ đau, dương tính, điểm ấn đau ở phía trên đoạn giữa ống dẫn niệu, dương tính. Khi ngồi không sờ thấy 2 thận. Nuôi cấy nước tiểu đoạn giữa: có mọc khuẩn Staphylococcus albus, đếm có trên 10 vạn/ml. Chất lưỡi hơi đỏ, rêu mỏng, mạch tế huyền. Chẩn đoán lâm sàng là viêm bể thận mạn tính. Cho dùng Ngân kiều thạch lộc thang; uống 7 thang, các chứng bệnh tiêu tan, cấy lại nước tiểu chuyển âm tính. Cho uống thêm 7 thang nữa để củng cố. Về sau 2 lần cấy lại nước tiểu, đều âm tính.

 

145. VIÊM CẦU THẬN CẤP

- Biện chứng đông y: Phong hàn át biểu, vệ khí bị uất.

- Cách trị: Sơ phong phát biểu, tuyên phế lợi thủy.

- Đơn thuốc: Ma hoàng thang gia vị.

- Công thức:

 Ma hoàng                5g  Hạnh nhân             10g
 Phù bình                 8g  Quế chi                   5g
 Tử tô diệp             13g  Phòng kỉ                15g
 Tang bì                  13g  Đình lịch tử            13g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 34 tuổi, nông dân. Mặt bệnh nhân bị phù, nửa thân trên nặng, kềm theo đau đầu, nhức tay chân, hàn nhiệt, ngực đầy tắc, không nằm thẳng được. Xét nghiệm nước tiểu: hồng cầu (++), albumin (++), trụ hạt (+), bạch cầu (ít). Chẩn đoán là viêm cầu thận cấp, vào viện điều trị. Từng dùng thuốc tây nhưng không kết quả, đổi sang đông y. Cho dùng 2 thang Ma hoàng thang gia vị. Sau khi uống thuốc, ra ít mồ hôi, hơi bớt phù, các chứng khác có giảm. Khám lại lần thứ hai, phù tuy nhẹ bớt, nhưng vẫn không nằm thẳng được lâu, đôi lúc ho, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch phù nhu. Theo nguyên tắc phù từ lưng trở lên phải cho ra mồ hôi, đã tiến hành phát hãn lợi thủy để trong ngoài cùng tiêu. Lại dùng bài Ma hoàng thang gia vị, thêm Xuyên phác 7g. Uống 2 thang, phù rút quá nửa. Vẫn giữ nguyên bài thuốc, giảm Phù bình xuống còn 4g, uống tiếp 2 thang. Bệnh khỏi ra viện.

 

146. VIÊM CẦU THẬN CẤP

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt rót xuống dưới, đốt làm thương tổn âm của thận và bàng quang.

- Cách trị: Thanh nhiệt lợi niệu chỉ huyết.

- Đơn thuốc: Gia vị đạo xích thang.

- Công thức:

 Sinh địa                  12g  Mộc thông              12g
 Cam thảo tiêu           6g  Trúc diệp                  9g
 Biển súc                 12g  Thạch vĩ                 12g
 Đại tiểu kế              30g  Hải kim sa               12g
 Bạch mao cǎn        30g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nam, 18 tuổi, học sinh. Tới khám ngày 14-4-1963 mắc bệnh đã 2 tuần, đi tiểu nhiều lần, cấp, nóng và đau ống đái, đái máu. Lưng đau phát sốt, đầu váng, phù, sắc mặt đỏ tím, lưỡi đỏ, rêu mỏng màu vàng, thở gấp. Mạch huyền sác xích nhu sác. Thử nước tiểu: hồng cầu đầy vi trường, bạch cầu 6-8 cái, albumin (++).
Tây y chẩn đoán là viêm cầu thận cấp.
Đây là bệnh huyết lâm thể thấp nhiệt, chữa phải theo phép thanh nhiệt lợi niệu chỉ huyết. Cho dùng bài Gia vị đạo xích thang. Uống 5 thang, các chứng tiểu tiện nhiều lần, đau nóng ống đái giảm quá nửa, hết đái máu, phù cũng rút quá nửa. Đó là biểu hiện sự khí hóa của tam tiêu đang dần phục hồi, thấp nhiệt sắp rút. Cho uống tiếp 8 thang tiểu tiện trở lại bình thường, hết phù, các chứng khác đều hết. Xét nghiệm nước tiểu đã bình thường. Khuyên uống thêm 3 thang nữa để củng cố hiệu quả.

- Bàn luận: Đây là chứng huyết lâm do thấp nhiệt rót xuống thiêu đốt làm tổn thương âm lạc của thận và bàng quang. Nếu mạch huyền sác, xích nhu sác, đó là mạch thấp nhiệt, còn mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, đàu váng, sốt nóng đều là biểu hiện tà của thấp nhiệt uất mà bốc lên. Phù là triệu chứng, thấp nhiệt bị tắc trệ, tan tiêu mất chức nǎng khí hoá, huyền phù không thông thoát, thấp tà đọng lại; còn tiểu tiện nhiều lần, đi tiểu nóng, đau, đái máu, đau lưng là do thấp nhiệt rót xuống hạ tiêu, đốt tổn thương âm lạc. Chữa bệnh này phải thanh nhiệt lợi niệu lương huyết cầm máu. Trong bài Gia vị đạo xích thang chú trọng dùng Đại tiểu kế, Bạch mao cǎn để thanh thấp nhiệt, khôi phục âm lạc, cầm đái máu, bệnh khỏi.

 

147. VIÊM CẦU THẬN CẤP

- Biện chứng đông y: Thấp làm rối trung tiêu, ngoại cảm phong hàn.

- Cách trị: Giải biểu lợi niệu, hành khí tiêu thủy.

- Đơn thuốc: Phong thủy thang.

- Công thức:

 Bồ công anh            15g  Ngư tinh thảo           15g
 Sinh hoàng kỳ         20g  Tiêu bạch truật        10g
 Tang bì                    10g  Trần bì                    10g
 Đại phúc bì              10g  Lai phục tử              15g
 Trầm hương              2g  Râu ngô                  12g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

 

148. VIÊM CẦU THẬN CẤP

- Biện chứng đông y: Ngoại tà tập phế, phế khí ung uất không thông.

- Cách trị: Sơ phong giải biểu, tuyên phế lợi thủy.

- Đơn thuốc: Phong thủy thũng hiệu phương.

- Công thức:

 Thoa bồ đào            20g  Thấu cốt thảo          20g
 Tùng la trà               20g  Ma hoàng                20g
 Đại táo                  7 quả  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 30 tuổi, xã viên. Bệnh nhân 1 tháng trước đây bị cảm, viêm amidan. Mấy ngày gần đây đột nhiên mặt và mắt phù, chưa đầy ba ngày phù toàn thân, kèm theo sốt nóng, sợ gió, đôi lúc bị ho, chân tay đau nhức nhối, tiểu tiện kém. Vì bệnh tình phát triển nhanh nên tới cấp cứu. Khám thấy các chứng nêu trên, rêu lưỡi trắng, mạch phủ hoãn. Bệnh này thuộc phong thủy thũng. Phổi vốn coi việc túc giáng, chủ việc tuyên thông khí hóa, là đầu nguồn trên của nước. Nay vì do tà xâm nhập vào phế, phế khí ung uất không thông, do đó mất chức nǎng điều hòa thủy đạo dẫn xuống bàng quang. Chữa nó phải sơ phong, giải biểu, tuyên phế lợi thủy. Cho dùng bài thuốc Phong thủy thũng hiệu thang. Uống hết 1 thang, phù nề rút bớt thân thể cảm thấp nhẹ nhõm. Uống hết 3 thang, phù nề rút hết, vui vẻ về nhà. Về sau bệnh nhân biên thư cho biết bệnh không tái phát.

- Bàn luận: Trong bài thuốc trên, Thoa bồ đào và Thấu cốt thảo sơ phong giải biểu, Ma hoàng, Tùng la trà tuyên phế lợi thủy. Nếu không có Tùng la trà có thể thay bằng Hoa trà, không có Thoa bồ đào có thể thay bằng Bạch bồ đào. Uống xong ra mồ hôi.

 

150. VIÊM CẦU THẬN MẠN

- Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.

- Cách trị: Ôn dương lợi thủy, kiện tì bổ thận.

- Đơn thuốc: Phức phương tam thảo thang.

- Công thức:

 Bạch truật                  9g  Trạch tả                     9g
 Vân linh bì               24g  Quế chi                   4,5g
 Ngư tinh thảo          30g  Lộc hàm thảo           30g
 ích mẫu thảo           30g  Xa tiền tử                 15g
 Đảng sâm               24g  Phụ tử                        9g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cứ 15 ngày là một đợt điều trị, uống cho đến khi chứng bệnh khỏi hẳn thì bỏ Phụ tử, tiếp tục uống 1 tháng nữa để củng cố.

- Hiệu quả lâm sàng: Diệp XX, nam, 45 tuổi. Khám lần đầu ngày 3-11-1977. Người bệnh 8 nǎm trước bị viêm cầu thận cấp, điều trị ở một bệnh viện bằng corticoid đã đỡ và ra viện, sau bệnh lại tái phát, chữa chạy nhiều mà không khỏi. Khi bệnh nhân đến khám,mặt phù bụng báng lưng đau mỏi, sợ rét, các chi lạnh, mặt tái, yếu sức mệt mỏi, lưỡi bệu, mạch trầm nhược. Xét nghiệm nước tiểu: albumin niệu (+++), hồng cầu (++). Chứng này là tì thận dương hư, chữa nó phải ôn dương lợi thủy, kiện tì bổ thận, cho dùng bài Phức phương tam thảo thang có thêm Dâm dương hoắc 9g, Mao cǎn 30g. Sau khi uống 5 thang, xét nghiệm lại: albumin (++), trụ niệu (++), hồng cầu (+). Uống bài thuốc trên có gia giảm tùy chứng bệnh, tổng cộng 15 thang, các chứng đều hết. Xét nghiệm nước tiểu chuyển âm tính. Cuối cùng lại uống bài trên, bỏ Phụ tử, liền trong 1 tháng để củng cố. Đến tháng 2-1979 hỏi thǎm, được biết kiểm tra chức nǎng thận và nước tiểu đều bình thường, có thể tham gia lao động nông nghiệp.

- Bàn luận: Theo dõi lâm sàng thấy dùng bài Phức phương tam thảo thang để chữa viêm cầu thận mạn thể tì thận dương hư, đạt hiệu quả khá tốt. Nhất là trong khi tây y đang bỏ dần hormon, phối hợp điều trị bằng đông y không những có thể chuyển albumin niệu thành âm tính mà hiệu quả lại được củng cố. Có 20 trường hợp hồ sơ bệnh án khá đầy đủ, kết quả điều trị đều tốt.

 

152. VIÊM CẦU THẬN MẠN (thể phù)

- Biện chứng đông y: Tì thận dương hư, thủy thấp nội đình, khí huyết ứ trệ.

- Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, lợi thủy tiêu thũng.

- Đơn thuốc: Gia vị hóa ứ thận viêm phương.

- Công thức:

 ích mẫu thảo            30g  Đan sâm                  15g
 Đương quy               15g  Mao cǎn                  15g
 Xa tiền tử                 15g  Trạch tả                   15g
 Hồng hoa                 12g  Xuyên khung            12g
 Ngưu tất                   12g  Bạch truật               12g
 Ma hoàng                 10g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nữ, 26 tuổi. Nǎm 1971 bị viêm cầu thận cấp. Sau đó bị phù, váng đầu, đau lưng, tái phát liên tục, từng nằm viện 2 lần, chẩn đoán viêm cầu thận mạn, tinh thần không phấn chấn, lười nói, đầu váng, mắt hoa, tứ chi lạnh, toàn thân cǎng đau, lưng mỏi, chân mềm yếu, nước tiểu ít, trong, tắt kinh đã 2 nǎm. Rêu lưỡi trắng bẩn, lưỡi tím, rìa lưỡi có điểm ứ, mạch trầm sác. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (+++, bạch cầu 0-4, hồng cầu 0-2). Cho dùng 6 thang bài thuốc trên. Khám lần thứ hai: tinh thần khá hơn, lượng nước tiểu tǎng, bớt phù nề, lưng và khớp tứ chi đau lạnh. Cần phải hoạt huyết hóa ứ, ôn dương lợi thủy. Uống bài thuốc trên bỏ Ma hoàng, Mao cǎn, thêm Nhục quế 3g, Ba kích 15g, Bổ cốt chỉ 12g, 6 thang. Khám lần thứ ba: hành kinh, phù cơ bản rút hết, lưng và khớp chân tay đỡ đau, lạnh. Xét nghiệm nước tiểu: albumin (+), bạch cầu 0-2. Tiếp tục ôn thận kiện tì bằng bài thuốc: Chế phụ phiếu (sắc trước), Bạch truật mỗi thứ 10g, Ba kích thiên, Độc hoạt, Phục linh mỗi thứ 12g, Nhục quế 3g, (tán bột, chiêu với nước thuốc). Uống 10 thang, khám lại lần thứ 4: mọi chứng ở toàn thân đều hết. Xét nghiệm nước tiểu bình thường. Uống tiếp 5 thang bài thuốc trên để củng cố. Theo dõi 2 nǎm, không thấy tái phát, có thể tham gia lao động.

- Bàn luận: Sự vận hành của nước trong cơ thể dựa vào sự vận chuyển của tì, khí, sự điều hòa của phế khí và sự đóng mở của thận khí. Nếu phế, tì, thận mất chức nǎng thì vận hành của nước trong cơ thể bị trở ngại, thủy thấp dừng ứ bên trong, trào dâng mà thành phù. Thấp là âm tà, rất dễ làm trở ngại làm tắc khí cơ, thương tổn dương khí, lâu ngày dương hư hàn thắng, hàn thấp ngưng trệ, thì huyết không thông, dẫn tới khí trệ mất đi thì khí huyết lưu thông, phế, tì, thận phục hồi chức nǎng sinh lý, thông đường tuần hoàn nước, các chứng sẽ hết. Vì bệnh này hư thực lẫn lộn song gốc là hư, nên sau khi trừ được ứ trệ, phải kịp thời bổ hư trị gốc mà củng cố hiệu quả điều trị.

 

72. VIÊM CƠ TIM DO PHONG THẤP

- Biện chứng đông y: Tâm dương hư kèm phong hàn thấp tà.

- Cách trị: Thông tâm dương kèm khu phong tán hàn, trừ thấp.

- Đơn thuốc: Phong tâm phương.

- Công thức:

 Quế chi                10-30g  Sinh khương              3g
 Đại táo                     15g  Phòng phong             9g
 Chích cam thảo          9g  Bạch truật                15g
 Thục phụ tử         15-30g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, thêm 500 ml nước, sắc đến còn 200ml, chia làm 2 lần mà uống, sáu ngày là 1 liệu trình. Đối với đa số bệnh nhân thì lượng Quế chi và Phụ tử nên dùng nhiều; người hư huyết thì thêm Đương qui, người có bệnh mạn tính đường hô hấp trên thì nên phối hợp sử dụng các chế phẩm penicillin tác dụng kéo dài.

- Hiệu quả lâm sàng: Long XX, nữ, 40 tuổi, hộ sinh, bắt đầu từ nǎm 1964, vì nhịp tim sớm, đã làm điện tâm đồ kiểm tra, phát hiện cơ tim có thương tổn. Huyết trầm nhanh, kháng "O" thường tǎng cao rõ rệt. Đau khớp lan chạy rõ rệt và có tiền sử viêm họng mạn tính. Đã dùng nhiều thứ thuốc tây và thuốc đông để điều trị nhưng bệnh vẫn trở lại. Ngày 17-7-1974, làm lại điện tâm đồ vẫn thấy cơ tim bị thương tổn. Huyết trầm 38mm/giờ, kháng "O" 833 đơn vị. Ngày 22-7 vì tim hồi hộp, thở dốc, ngực tức, nên đến khám và xin điều trị. Kiểm tra thấy thân nhiệt 36o5 C, huyết áp 100/60mmHg, họng xung huyết, tuyến giáp không to, nhịp tim tốt, tim đậy 78lần/phút, tiếng tim đập nhẹ, mờ, không nghe thấy tạp âm. Chẩn đoán là viêm cơ tim dạng phong thấp. Cho dùng bài thuốc "Phong tâm phương" có gia giảm. Đồng thời phối hợp dùng penicillin tác dụng kéo dài, tiêm bắp mỗi ngày 1.200.000 đơn vị. Ngày 28 tháng 10 khám lại thấy các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết trầm 17mm/giờ, kháng "O" bình thường, tim đập bình thường. Kiểm tra lại điện tâm đồ: đã hết tổn thương cơ tim. Nửa nǎm sau hỏi lại, kiểm tra điện tâm đồ vẫn bình thường, cũng không thấy các triệu chứng tái xuất hiện.

 

83. VIÊM DẠ DÀY CẤP

- Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, hàn lãnh ở trong vị.

- Cách trị: lý khí hòa vị, ôn trung tán hàn.

- Đơn thuốc: Lương phụ hoàn gia giảm.

- Công thức:

 Cao lương khương   6-15g
  (sao rượu)
 Hương phụ               9-15g
  (sao dấm)
 Thanh bì                        9g  Uất kim                     9-18g
 Sa nhân                         9g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Lương phụ hoàn gia giảm" để điều trị mấy trǎm ca viêm dạ dày cấp do ǎn uống thức ǎn sống lạnh, đều có công hiệu tốt, nhất là với các bệnh nhân thanh thiếu niên hiệu quả rất hay, nói chung uống 1-3 thang là khỏi.

- Bàn luận: Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trên lâm sàng nếu can vị khí thống, hàn thống có rêu lưỡi trắng mà lưỡi không đỏ, mạch trầm trệ mà không huyền mạch, thì dùng "Lương phụ hoàn gia giảm" đều có tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu can vị có uất hỏa hoặc vị âm kiệt quệ, chất lưỡi đỏ sẫm thì kiêng dùng.

 

84. VIÊM DẠ DÀY MẠN

- Biện chứng đông y: Tì vị hư hàn.

- Cách trị: Ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống.

- Đơn thuốc: Ôn vị chỉ thống thang.

- Công thức:

 Quế chi                     5g  Bạch truật               12g
 Bạch thược               9g  Ngô thù                     6g
 Đinh hương              3g  Vân linh                    9g
 Sa nhân                    5g  Bào khương             5g
 Đương quy                9g  Nguyên hồ                9g
 Hồng táo              3 quả  

Sắc uống, mỗi ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Viêm dạ dày mạn là tên bệnh do y học hiện đại gọi, nó thuộc phạm trù "vị thống" của đông y. Theo biện chứng đông y, vị thống có thể chia làm thể ti vị hư hàn, thể can khí uất kết, thể khí trệ huyết ứ, thể thực trệ... "Ôn vị chỉ thống thang" chủ trị thể tì vị hư hàn, tì vị hư hàn tức là trung dương không chuyển vận cảm thụ hàn tà, hàn ngưng khí trệ mà thành đau. Do đó dùng "Ôn vị chỉ thống thang" để ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, thì cái khí dương sẽ được khôi phục, các chứng tự trừ tiết vậy.

 

96. VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH VÀ LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

- Biện chứng đông y: Can khí phạm vị.

- Cách trị: Sơ can lý khí, hòa vị tiêu thực.

- Đơn thuốc: Gia vị tam hương thang.

- Công thức:

 Hương phụ                25g  Mộc hương                  5g
 Hoắc hương              15g  Trần bì                        15g
 Phật thủ                    15g  Tam tiên                     45g
 Lai phụ tử             40-50g  Bình lang phiến           10g
 Cam thảo                  10g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với người tì hư thấp vượng, thêm Bạch truật, Phục linh; với người tì khí hư, thêm Đảng sâm; với người trung tiêu hư hàn, thêm Sa nhân, Thảo đậu khấu; với người huyết ứ ở vị, thêm Bồ hoàng, Linh chi; với người ǎn tạp, lưỡi chua, thì thêm Ngoã lǎng tử, người vị nhiệt, thêm Sinh thạch cao, Hoàng cầm; người ǎn uống vẫn bình thường, thì bỏ Tam tiên, Lai phục tử; người vô tâm hạ bĩ (tắc ở bụng trên) thì bỏ Binh lang phiến; người vị âm hư thì giảm các vị lý khí một cách thích đáng, thêm Thiên hoa phấn, Thốn đông.

- Hiệu quả lâm sàng: "Gia vị tam hương thang" đã được dùng nhiều nǎm trên lâm sàng, nếu kết hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm thích đáng, đều có thể thu được kết quả tốt, nói chung uống 1-2 thang đã thấy rõ hiệu quả, uống tiếp vài thang nữa là có thể khỏi hẳn.

- Bàn luận: "Gia vị tam hương thang" là bài thuốc chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể hoạt huyết, hoạt huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy có vị lý khí với liều lượng lớn, nhưng thực tiễn lâm sàng đã chứng minh thuốc không dẫn tới hao khí, nói chung sử dụng không có hại gì. Nguyên nhân gây bụng chướng đau phần lớn là do khí trệ. Hơn nữa trong bài thuốc, các vị lý khí phần nhiều là các vị bình hoà, không gây ra thương tổn lớn đối với chính khí. Đương nhiên, bài này không phải là bài thuốc bổ ích, cho nên đúng bệnh rồi thì ngừng dùng, không được dùng lâu dài.

 

246. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (1)

- Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, ứ trệ kinh lạc.

- Cách trị: Hoạt lạc chỉ thống.

- Đơn thuốc: Tuyên lạc thông tí thang.

- Công thức:

 Đương quy            15g  Thục địa                15g
 Thương nhĩ tử       10g  Phòng phong         10g
 (tổ ong)
 Ô xà                       20g  Thổ miết trùng       10g
 Toàn yết                   3g  Ngô công             2 con
 Sơn giáp châu       10g  Sơn long                30g
 Dâm dương hoắc   20g  Kê huyết đằng        25g
 Khương tang       5 con  Hải đồng bì             15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu là hành tí: khử Thục địa, thêm Thiên ma 15g, Uy linh tiên 15g, Thanh phong đằng 15g; nếu là hàn tí: thêm Phụ tử 15g, nếu là thấp nhiệt: khử Dâm dương hoắc, Thục địa, thêm Thương truật 15g, Hoàng bá 15g, Mộc thông 10g, Tử kinh bì 10g, Bạch tiễn bì 15g, Bội lan 15g. Có sưng nề: khử Thục địa thêm Bạch giới tử 15g, Mộc miết tử 1 hạt, Xích tiểu đậu 50-100 g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 38 tuổi, nhân viên mua bán, viêm đa khớp dạng thấp đã gần 10 nǎm. Gần đây niêm mạc lở loét. Bệnh kéo dài không công tác được, thậm chí nằm liệt giường, tự dùng các thuốc hormon v.v... vẫn thấy còn đau, sưng nề, biến dạng, v.v... Uống hơn trǎm thang "Tuyên lạc thông tí thang gia giảm" thì khỏi, theo dõi 5 nǎm vẫn đi làm bình thường.

 

247. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (2)

- Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, xâm nhập kinh lạc, lưu lại ở các khớp.

- Cách trị: Khư phong tán hàn, sơ cân hoạt lạc.

- Đơn thuốc: Ma hoàng ôn tí thang.

- Công thức:

 Ma hoàng               10g  Khương hoạt          10g
 Độc hoạt                10g  Thế xuyên ô           10g
 Thí thảo ô               10g  Bát lý ma                1g
 Quế chi                  10g  Hoàng kỳ               20g
 Xuyên ngưu tất       12g  Mộc qua                12g
 Uy linh tiên            12g  Kê huyết đằng       10g
 Tế tân                     3g  Chế phụ                 10g
 Thân cân thảo         10g  Tầm cốt phong       10g
 Thương nhĩ tử         10g  Tần giao                10g
 Tang kí sinh            10g  Chích cam thảo      10g

Đương qui, Bạch thược đế phù chính khí.

 

248. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (3)

- Biện chứng đông y: Phong hàn thấp tà, đọng ở các khớp, uất lâu hóa nhiệt, khí trệ huyết ứ.

- Cách trị: Sơ phong thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ.

- Đơn thuốc: Hi đồng ẩm, xạ hương, tam thất hoàn.

- Công thức:
     A. Hi đồng ẩm

 Hi thiêm thảo            30g  Hải đồng bi               30g
 Nhẫn đông đằng        30g  Tang chi (non)           30g
 Kê huyết đằng          15g  Tần giao                   10g
 Tri mẫu                    10g  Cát cǎn                    10g
 Sinh ý mễ                30g  Phòng kỷ                 10g

Thêm nước vừa đủ, nấu sôi 20 phút, sắc lại còn 300 ml, uống lúc còn ấm, mỗi ngày 2 lần.

     B. Xạ hương tam thất hoàn:

 Sinh toàn yết                60g  Tam thất                       30g
 Địa long                        90g  Sinh hắc đậu            60 hạt
 Xuyên ô                        15g  Xạ hương                      3g
  (nghiền nhỏ, bỏ vào sau)

Tất cả nghiền thành bột mịn, dùng hồ gạo làm thành hoàn to bằng hạt đỗ xanh, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 7 đến 10 hoàn, với nước ấm.

- Hiệu quả lâm sàng: Hứa XX, 27 tuổi, nhân viên thương nghiệp. Mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã 7 nǎm, thỉnh thoảng lại phát, mỗi lần phát bệnh thì sốt, các khớp lớn thì sưng đỏ, nóng đau, không hoạt động được, đã vào bệnh viện trước sau 3 lần; ở viện điều dưỡng đã chữa 2 đợt, mấy ngày trước lại thấy toàn thân khó chịu, các khớp đau, đến nay gót chân, gân gót cũng sưng đỏ đau, không hoạt động được. Ngày 28 tháng 7 nǎm 1977 đến khám, vợ phải dìu đi, sắc mặt bệch, dáng đau khổ, các khớp ngón tay, ngón chân, các khớp mắt cá, gối sưng đỏ, sờ thấy nóng rực, mạch tế nhu, rêu lưỡi trắng mỏng. Cho uống "Hi đồng ẩm", khám lại 8 lần. dùng tất cả 30 thang thuốc, các triệu chứng đỡ dần dần. Trong thời gian chữa bệnh, dùng kèm "Xạ hương tam thất hoàn", Trong bài thuốc tùy theo triệu chứng mà thêm Phòng phong, Bạch truật, Hoàng kỳ v.v... là các thuốc cố biểu. Theo dõi 10 tháng, gặp thời tiết thay đổi thì hơi khó chịu, các khớp chưa sưng lại, đã trở về công tác.

- Bàn luận: Bệnh viêm đa khớp dạng tháp thuộc phạm vi trù chứng "tí" của đông y. "Chứng tí" phát sinh là do lỗ chân lông mở kết, doanh vệ không vững chắc, phong hàn thấp tà thừa hư xâm nhập vào mà thành. Vì tà làm tắc chính khí, không tuyên hành được mà đọng lại, khí huyết ngưng trệ, lâu thành ra tí. Tí là có ý bất thông, bất thông tắc thống, thấp tà trú ở khớp nên sưng, tà lâu hóa nhiệt, chuyển thành nhiệt tí, ca bệnh trên dùng phép sơ phong thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ, phối hợp với thuốc lá côn trùng để thu tà có công hiệu.

 

249. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (4)

- Biện chứng đông y: Phong thấp ứ trệ kinh lạc.

- Cách trị: Khu phong thắng thấp, khứ ứ thông lạc.

- Đơn thuốc: Long xà tán.

- Công thức:

 Địa long                 250g  Phòng phong           60g
 Toàn trùng               20g  Bạch hoa xà       4-6 con
 Ô tiêu xà                 60g  

Tất cả các thuốc trên rang khô, tán thành bột, rây mịn rồi cho vào nang nhựa, mỗi lần uống 4-6 nang, mỗi ngày 3 lần, mỗi đợt dùng một liều thuốc trên.

- Bàn luận: Bài này chủ yếu dùng để chữa các bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Nhưng đối với các bệnh thấp khớp, viêm quanh khớp vai, đau thần kinh hông cũng có công hiệu.

 

250. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (5)

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt đọng lại ở khớp.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử thấp hoạt lạc.

- Đơn thuốc: Thương truật phòng kỷ thang gia vị.

- Công thức:

 Thương truật            12g  Phòng kỷ                  12g
 Thông thảo               12g  Ý dĩ                          15g
 Địa long                   12g  Ngưu tất                   12g
 Tô mộc                      9g  Bồ công anh             30g
 Kim ngân hoa           24g  Liên kiều                   12g
 Cam thảo                4,5g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 18 tuổi, công nhân. Đến khám ngày 10/7/1970. Bệnh nhân sưng đau các khớp chân đã 2 tháng, hai đùi đau đớn, đi lại khó khǎn và rất đau, có lúc phát sốt, không muốn ǎn uống, sắc mặt vàng đỏ, môi và lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng, gốc lưỡi hơi vàng, mạch tế sác mà nhu. Bệnh này do thấp nhiệt đọng lại ở khớp gây nên thấp nhiệt tí sưng đau, phải thanh nhiệt giải độc, khử thấp hoạt lạc. Cho dùng "Thương truật phòng kỷ thang gia giảm". Uống được 4 thang, hết sưng hết đau các khớp các chứng cũng hết. Cho dùng tiếp 2 thang, để củng cố hiệu quả.

- Bàn luận: Từ sự phân tích mạch chứng của ca bệnh này ta thấy bệnh nhân vốn có nhiệt ẩn náu ở trong lại có hàn thấp hóa nhiệt, thấp và nhiệt cùng câu kết đọng lại ở khớp làm tắc nghẽn kinh lạc, doanh hệ tuần hoàn không điều hòa nữa mà sinh ra chứng thấp nhiệt tí. Trước hết dùng "Thương truật phòng kỷ thang gia vị" để thành nhiệt giải độc, khu phong hoạt lạc. Vì trong bài thuốc có Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết, Tô mộc hành huyết khứ ứ thông lạc nên có tác dụng chữa bệnh nhanh.

 

251. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (6)

- Biện chứng đông y: Phong tà bịt nghẽn kinh lạc.

- Cách trị: ích khi khu phong thanh nhiệt thông lạc

- Đơn thuốc: Kỳ kỷ thổ địa thang.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                 12g  Phòng kỷ                  15g
 Thổ phục linh           30g  Địa cốt bì                  20g
 Phòng phong           12g  Đương qui                12g
 Bạch truật                12g  Đại phong bì             20g
 Khương hoạt            10g  Độc hoạt                  10g
 Tang chi                   20g  Câu đằng                 15g
 Ngưu tất                  10g  Lôi công đằng        6-12g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bàn luận: Lôi công đằng trong bài này còn gọi là Hoàng đằng, Đoạn trường thảo v.v... vị hơi đắng, hơi cay, tính ôn rất độc, có các tác dụng khu phong thông lạc khử thấp chỉ thống, có hiệu quả tốt đối với chứng viêm đa khớp dạng thấp, có thể sử dụng phối hợp trong bài thuốc, cũng có thể sử dụng đơn độc. Nói chung người lớn mỗi ngày uống 6-15g, tối đa 30g, dùng quá liều có thể ngộ độc hoặc chết. Cần chú ý khi dùng.

 

252. VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP (7)

- Biện chứng đông y: Thận tinh không đầy đủ, phong hợp với đờm thấp thành chứng tí.

- Cách trị: Bổ tinh dưỡng dịch, hóa thấp thông lạc, trừ phong định thống.

- Đơn thuốc: Địa hoàng hợp tễ.

- Công thức:

 Sinh địa hoàng           60g  Thục địa hoàng           30g
 Bạch truật (sao)         60g  Đạm can khương        12g
 Xuyên ô (chế)              6g  Bắc tế tân                 4,5g
 Ngô công                3 con
  (đã nát)
 Sinh cam thảo             5g

Mỗi ngày 1 thang, nước sắc 2 lần, uống làm 3 lần. Một tuần lễ sau khi bệnh chuyển biến tốt thì giảm lượng Sinh địa, thêm Hoàng kỳ 30g.

- Bàn luận: Bài "Địa hoàng hợp tễ" được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm hiện đại dùng độc vị Can sinh địa để trị có kết quả bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trên lâm sàng thấy dùng độc vị Can sinh địa thì hiệu quả chậm, tác dụng chỉ thống kém, khi dùng lượng lớn thì có tác dụng phụ, người bệnh đau bụng ỉa chảy. Sau khi uống 3-5 ngày thì bệnh nhân thường không muốn uống tiếp. Bài thuốc này có dùng thêm các thuốc lý trung như Bạch truật, Can khương để ôn trung kiện tì, thẩm thấp hóa ứ, lại thêm Xuyên ô, Tế tân, Ngô công để khu phong định thống, hiệu quả tǎng lên rõ rệt, tác dụng phụ giảm hẳn đi.

 

184. VIÊM ĐA THẦN KINH (1)

- Biện chứng đông y:
Thể tạng vốn hư nhược, hàn thấp thấm vào phá hoại bên trong kinh mạch cơ da, khí huyết bị trở ngại, gân mạch không thư.

- Cách trị: ích khí kiện tì, tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

- Đơn thuốc: Khởi nuy thang.

- Công thức:

 Sinh hoàng kỳ         30g  Bạch truật                9g
 Mạch nha (sao)       15g  Trần bì                     3g
 Quảng mộc hương    5g  Thǎng ma                3g
 Tế tân                      3g  Bạch phụ tử             5g
 Kê huyết đằng          9g  Thân cân thảo         15g
 Ngưu tất                  9g  Mã tiền tử (chế)     1,5g
 Viễn chí                   9g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Thường XX, nam, 23 tuổi, sơ chẩn ngày 14-6-1978. Bệnh nhân nói thể tạng vốn hư nhược, 10 ngày trước sau khi phòng sự xong thì xuống sông với đồ vật, sáng sớm hôm sau ngủ dậy thấy từ thắt lưng xuống tới hai đầu gối đều tê, hai hôm sau càng nặng chân tay rã rời không làm gì được, bìu dái co lên bụng. Đã điều trị ở địa phương không khỏi. Sau đó đến một bệnh viện điều trị, chẩn đoán là viêm da thần kinh, đã dùng vitamin B12... nhưng không thấy kết quả mới đến chúng tôi xin điều trị. Bệnh nhân thấy toàn thân tê dại tay chân nặng trĩu, hai chân thõng, miệng không khát, âm nang teo, trong lòng không yên. Đại tiểu tiện điều hòa. Chất lưỡi đỏ tái, rêu lưỡi mỏng trắng hơi vàng, mạch trầm tế hơi sác. Chứng này là "Tì hư khí nhược, hàn tháp thấm vào kinh lạc da cơ", đúng là thuộc phạm trù "nuy tí" của đông y. Sách "Tố vấn, Chương Uỷ luận" viết: " Trị nuy độc thủ dương minh". Chính thuộc dương minh, bể lục phủ ngũ tạng chủ nhuận tông cân, tông cân chủ thúc thì lợi cơ quan. Dựa vào đó, cho dùng "Khởi nuy thang", người bệnh dùng 3 thang, bệnh đã thấy giảm một nửa, dùng liền 12g thang, các triệu chứng mất hẳn, đi bộ hơn 2km về nhà, khỏi bệnh. Theo dõi 3 tháng, mọi mặt đều tốt công tác như thường.

- Bàn luận: Ca bệnh này dùng "Khởi nuy thang", trong đó có Sinh hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Trần bì, Mạch nha (sao), Mộc hương để ích khí kiện tì hòa vị. Thǎng ma thang phát tì dương, thúc cho tì khí thông tới tứ chi, bắp thịt. Tế tân, Bạch phụ tử, Thân cân thảo, Ngưu tất, Mã tiền tử (chế), Kê thuyết đằng khư phong tán hàn, trừ thấp lợi khiếu, thông kinh hoạt lạc, Viễn chí làm yên tâm thần, các vị phối ngũ tất tì khí thǎng, khí huyết hòa, hàn thấp khử, kinh mạch thông, lợi cho cơ quan khỏi được bệnh nuy.

 

185. VIÊM ĐA THẦN KINH (2)

- Biện chứng đông y: Thể tạng hư nhược, huyết ứ ngǎn trở bên trong, lại cảm ngoại tà, tà bế kinh lạc.

- Cách trị: ích khí dưỡng huyết, trừ thấp tán hàn, khử ứ thông lạc

- Đơn thuốc: Kiện bộ cường cân thang.

- Công thức:

 Bắc hoàng kỳ           60g  Đương quy               15g
 Bạch thược              12g  Xuyên kung                9g
 Xích thược               12g  Đào nhân                   9g
 Hồng hoa                   9g  Đỗ trọng                   15g
 Ngưu tất                     9g  Mộc qua                     9g
 Phòng phong           12g  Tần giao                    9g
 Uy linh tiên               12g  Trần bì                     12g
 Xương sọ chó          15g  Cam thảo                   3g
 Sinh khương              3g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần (trẻ em giảm bớt liều lượng). Tê chi trên thì thêm Khương hoạt 12g, tê chi dưới thì thêm Độc hoạt 12g, tê vùng mặt thì thêm Toàn yết 3g, Ngô công 1 con.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi dùng bài thuốc "Kiện bộ cường cân thang" gia giảm điều trị 7 ca viêm đa thần kinh đều khỏi cả.

 

186. VIÊM ĐA THẦN KINH (3)

- Biện chứng đông y: Tì hư khí nhược, hạ nguyên khuy tôn.

- Cách trị: ích khí kiện tì, Ôn bổ nguyên dương.

- Đơn thuốc: Bổ ích cường nuy ẩm.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                    21g  Đương quy                 15g
 Xuyên ngưu tất          15g  Mộc qua                     12g
 Bạch truật                  12g  Thỏ ti tử                     15g
 Đỗ trọng (sao)           15g  Thục địa                     12g
 Phục linh                    12g  

Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần lấy tất cả 600 ml cứ 8 giờ uống 200 ml.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý X.X, nam, 38 tuổi, liệt tay chân đã 45 ngày, vào viện ngày 15-10-1972. Kể rằng khi phát bệnh thì đau đầu, sốt, toàn thân đau, sau đó đến tay chân, đầu ngón tay đau đớn, tê dại có cảm giác khác thường kiểu đeo gǎng tay, đi bi tất ngắn ở chân, như có kiến bò. Đã dùng Penicilin, cortison, các loại vitamin và thuốc đông y chưa thấy kết quả rõ rệt. Khám thấy: vẻ mặt đau khổ của bệnh mạn tính ngũ quan bình thường, huyết áp 120/70 mmHg, mạch đập 92 lần/phút, thân nhiệt 38 độ C. Tay chân liệt, cơ run mu tay trái, các cơ tay chân mô ngói cái, mô ngón út đều teo rõ rệt.
Chẩn đoán lâm sàng là viêm đa thần kinh.
Đầu tiên chúng tôi cho thuốc kháng cảm nhiễm hợp tễ, chống nhiễm khuẩn (Bản lam cǎn 30g, Ngư tinh thảo 30g, Ngân hoa 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang) dùng liền 7 ngày, khống chế được các chứng đau mình mảy, sốt. Sau đó lại cho dùng "Bổ ích cường nuy ẩn" phối hợp với liệu pháp tiệm huyệt, các huyệt được chọn là Ngoại quan, Khúc trì, Túc tam lý. Hoàn khiêu, Tam âm giao, mỗi lần chỉ tiêm 2 huyệt, mỗi huyệt tiêm hỗn hợp vitamin B1 25mg, vitamin B12 12,5mg, mỗi ngày 1 lần, tất cả 60 ngày, các chứng đều chuyển tốt rõ rệt, cơ lực tay chân khôi phục đến độ 4 trở lên. Dặn tiếp tục điều trị kiên trì, củng cố 20 ngày nữa chữa khỏi bệnh về cơ bản, ra viện. Sau khi ra viện, đã tham gia lao động nông nghiệp, tình trạng tốt. Theo dõi chưa thấy tái phát.

- Bàn luận: Chúng tôi đã trị nhiều ca viêm đa thần kinh.

 

187. VIÊM ĐA THẦN KINH NHIỄM KHUẨN

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tấn chú, lưu tán gân cốt.

- Cách trị: Thanh nhiệt khử thấp thông lạc.

- Đơn thuốc: Tam diệu hoàn gia vị thang.

- Công thức:

 Thương truật           30g  Hoàng bá                 20g
 Ngưu tất                  15g  Tục đoạn                 15g
 Kê huyết đằng         25g  Kim ngân hoa          25g
 Bản lam cǎn            25g  Đại thanh diệp         15g
 Bồ công anh            50g  Liên kiều                  15g
 Thạch hộc               20g  Hoạt thạch               20g
 Cam thảo                10g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đỗ XX, nam, 19 tuổi, sốt đã 3 ngày, sau đó thấy hai tay khó cử động, không đủ sức cầm đồ vật, nhưng vẫn chịu khó làm việc 1 ngày nữa. Hôm sau tiếp đến chân khó cử động. Ba hôm nữa thì ǎn cơm không cầm nổi thìa không đi lại được, phải có người cõng, không tự mình đi ra nhà vệ sinh để đại tiểu tiện. Khám thấy: thân nhiệt 37,2 độ C, tứ chi liệt mềm, không thể tự vận động. Nắm bắp chân thấy đau, mất phản xạ sâu.
Chẩn đoán là viêm đa thần kinh nhiễm khuẩn (chứng nuy).
Chữa bằng phép thanh nhiệt khu thấp thông lạc. Cho dùng "Tam diệu hoàn gia vị thang" sau khi uống 4 thang thì đứng được, đi được vài bước, Chữa trong nửa tháng, trừ ngồi sổm đứng lên còn khó, ngoài ra có thể cầm nắm đồ vật, đi lại cơ bản phục hồi như thường.

- Bàn luận: "Tam diệu hoàn gia vị thang" có Thương truật là vị khổ ôn, táo thấp cường tì, Hoàng bá khổ hàn thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, hai vị thuốc kết hợp với nhau có thể táo thấp thanh nhiệt, chủ trị thấp nhiệt tẩu chú, gân cốt đau đớn, thấp nhiệt xuyên xuống, phần dưới có mụn nước cả đến chứng thấp nhiệt thành nuy. Nếu mắc chứng nuy tí cước khí, mụn nhọt do thấp nhiệt gây nên thì trên lâm sàng thường lấy bài thuốc này làm bài thuốc chính. Trong thiên "Sinh khí thông thiên luận" sách Tố Vấn có nói " Thấp nhiệt không lùi thì gân lớn, gân nhỏ đuỗi dài, mềm co thì cong, duỗi dài thì teo". Đó là thấp nhiệt thấm vào mà dãn tới tí thông, nuy nhược. Nuy tí do thấp nhiệt thì phải chú trọng thanh nhiệt táo thấp, không nên dùng các thuốc cường cân tráng cốt. Ngưu tất là thứ để có thể cường cân cốt, lại có thể dãn thấp nhiệt đi xuống, chữa đầu gối sưng đỏ có hiệu quả. Chứng nuy là chứng có tứ chi teo yếu vô lực không cử động được.

 

80. VIÊM ĐỘNG MẠCH LỚN (chứng vô mạch)

- Biện chứng đông y: Khí hư huyết tí.

- Cách trị: ích khí dưỡng huyết, thống tí phục mạch.

- Đơn thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang gia vị.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                  15g  Quế chi                      9g
 Bạch thược                9g  Đương quy                 9g
 Thục địa                    9g  Kê huyết đằng          15g
 Ngưu tất                     9g  Sinh khương               9g
 Đại táo                  4 quả  

Sắc uống mỗi ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Quách XX, nữ 40 tuổi, công nhân, có chồng. Sơ chẩn ngày 16-5-1977: toàn thân da thịt đau mỏi, tê, gầy gò dần dần, vô mạch, bệnh đã hơn hai tháng mới đến xin khám. Người bệnh thấy toàn thân da thịt đau mỏi tê nhất là chi phải càng nặng. Lúc phía bên tay phải da thịt rất đau đớn tê dại thì lan truyền làm cổ bên phải và suốt bả vai cũng đau mỏi, lúc bắp chân bên phải da thịt đau tê dại thì lan tận gót chân phải đau tê. Đau tê như vậy bất kể thời tiết, sút dần dần. Cuối kỳ thì kinh nguyệt màu nhạt, lượng ít. Khám thấy người gầy gò tinh thần bạc nhược, sắc mặt không tươi, đầu óc khô xác, tiếng nói yếu, ít hơi, lười nói. Chất lưỡi tương đối nhạt, rêu lưỡi khá sạch, vô mạch (hai bên các chỗ Nhân nghênh, Thốn khẩu, Xung dương đều không bắt được mạch). Mời hội chẩn tây y bằng hai bên động mạch cảnh, động mạch nách cũng như động mạch đùi đều không thấy đập, động mạch vế hai bên đều đập yếu, động mạch chủ bụng đập mạnh hơn, ở tim và động mạch chủ không nghe thấy tạp âm rõ rệt. Điện tâm đồ: nhịp tim dạng hang không đều. Kiểm tra huyết lưu đồ tay chân: dòng máu ở các chi chậm, thành mạch máu đàn hồi kém, dòng huyết lưu ở chi dưới bên phải giảm, bên trái thì tốt hơn. Huyết lưu đồ phù hợp với bệnh viêm động mạch lớn. Không đo được huyết áp hai bên cánh tay. Chiếu điện tim phổi không có gì khác thường. Uống liền 30 thang "Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang gia vị".

Khám lần thứ hai ngày 19-7: sau khi uống thuốc thì da thịt toàn thân đỡ đau tê mỏi và các chứng kể trên đều nhẹ. Bài thuốc trên thêm xuyên khung 3g để tǎng cường hoạt huyết thông tí, thêm Trần bì 6g để phòng trệ xung Thục địa, Bạch thược, uống tiếp 30 thang. Khám lần thứ ba ngày 19-8: sau khi uống thuốc thì toàn thân da thịt về cơ bản hết đau tê mỏi, các chứng hư nhược khác cũng cải thiện theo. Hai bên Nhân nghênh, Thốn khẩu và Xung dương đều bắt được mạch đập nhưng còn trầm trì tế nhược. Đo được huyết áp hai bên cánh tay là 80/60mm Hg. Vẫn giữ bài thuốc ngày 16-5, cứ cách 3-5 ngày lại uống 1 thang để củng cố tác dụng. Ngày 18-5-1979 gửi thư hỏi thǎm được biết bệnh khỏi, bắt được mạch, thể lực hồi phục, tinh thần phấn chấn.

 

118. VIÊM GAN DO NGỘ ĐỘC THUỐC

- Biện chứng đông y: Can uất ứ độc.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ.

- Đơn thuốc: Thư can thang.

- Công thức:

 Sài hồ                      12g  Liên kiều                  12g
 Xích thược               12g  Cam thảo                   6g
 Bản lam cǎn             12g  Hồng hoa                   6g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
     - Nếu thấp nhiều, rêu lưỡi bẩn thì thêm Nhân trần, Xa tiền thảo mỗi thứ 18g;
     - Đại tiện khô kết thêm Đại hoàng 9g; sốt thêm Hoàng cầm, Chi tử mỗi thứ 12g;
     - Ăn ít thêm Bố tra diệp (là lá cây Phá bố) 18g, Bình lang 12g,
     - Người có transaminase glutamic tương đối cao, hoặc liên tục không giảm thì thêm Đại hoàng 6g, Xa tiền thảo 18g, Lá nhân sâm 18g.

- Hiệu quả lâm sàng: Dùng Thư can thang gia giảm điều trị gần 100 ca viêm gan do ngộ độc thuốc đạt kết quả khá tốt. Theo dõi kỹ 30 ca, trong đó 28 ca uống thuốc trong vòng 3 tháng tất cả đều trở lại bình thường, chiếm 93,3%. Chỉ riêng về transaminase glutamic, sau 1 tháng uống thuốc có 11 ca trở về bình thường, trong vòng 2 tháng có 10 ca bình thường, 3 tháng có 7 ca. Nói chung chỉ uống thuốc trong vòng 2 tháng thì triệu chứng đều cải thiện hoặc mất hẳn, sau đó không xuất hiện lại các triệu chứng liên quan. Trong đó có 3 ca lao, sau khi ngừng thuốc chống lao thì cho Thư can thang, làm mất ngay các chứng tổn thương gan, transaminase glutamic giảm xuống bình thường, sau đó cho dùng đồng thời thuốc chống lao và Thư can thang theo dõi 2 tháng, chưa thấy có hiện tượng tổn thương gan mới xuất hiện.

 

119. VIÊM GAN DO NGỘ ĐỘC THUỐC

- Biện chứng đông y: Thuốc độc hại gan, can âm thương tổn.

- Cách trị: Dưỡng can giải độc.

- Đơn thuốc: Cam thảo lục đậu thang.

- Công thức:

 Sinh cam thảo 30g  Lục đậu 30g

Mỗi ngày một thang, sắc uống chia 2-3 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Nhiều nǎm gần đây đã ứng dụng bài thuốc này chữa 8 ca viêm gan do ngộ độc thuốc đều là bệnh nhân nội trú. Trước khi điều trị đều có bệnh sử trúng độc thuốc và triệu chứng về đường tiêu hóa rõ ràng, cá biệt có vàng da, tất cả đều có transaminase glutamic tǎng lên. Trong 8 ca có ngộ độc stibi, 3 ca ngộ độc barbitturic, aminazin, furanpropylamin, rimifon. Tiêu viêm thống mỗi thứ 1 ca. Transaminase glutamic (SGPT) tǎng cao đến 240-360 đơn vị ở 4 ca, 550-600 đơn vị ở 4 ca khác. Thời gian bệnh ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 6 tháng. Liệu trình ngắn nhất 12 ngày, dài nhất 4 tuần lễ. Sau khi điều trị, chẳng những các triệu chứng đều hết mà transaminase glutamic toàn bộ trở lại bình thường, kết quả cả 8 ca đều khỏi bệnh xuất viện.

- Bàn luận: Cam thảo là cây lưu niên họ đậu, dùng rễ làm thuốc từ rất sớm, "Thần nông bản thảo" đã biết tính chất "giải độc bách dược". Lục đậu (hạt đậu xanh) cũng thuộc họ đậu. Sách Khai bảo an thảo viết công dụng của đậu xanh là: "nấu lên ǎn thì tiêu thũng hạ khí, hạ nhiệt, giải độc...". Diệp Thiên Sĩ nói: "Giải bách độc, Cam thảo 2 lạng, Lục đậu 1 thang, sắc uống là khỏi". Theo kinh nghiệm dân gian thì Cam thảo, đậu xanh dùng rộng rãi chữa ngộ độc thức ǎn và thuốc men. Như vậy có thể thấy từ xưa đã biết rõ tác dụng giải độc của Cam thảo và đậu xanh. Mấy nǎm gần đây đã có khá nhiều thông tin về nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giải độc của Cam thảo. Nhất là về tác dụng bảo vệ gan, thí nghiệp trên chuột cống trắng chứng minh Cam thảo có hiệu quả khá tốt trong phòng và trị viêm gan do ngộ độc tetraclorur carbon. Ngoài ta cần biết Cam thảo có 2 mặt: mặt có lợi là tác dụng giải độc của nó, nhưng nếu dùng lượng quá nhiều ắt sinh ta thủy thũng, tǎng huyết áp, đó là mặt bất lợi. Điều này nên chú ý. Bài Cam thảo lục đậu thang nói trên đã điều trị khỏi 8 ca viêm gan do ngộ độc thuốc trong thời gian ngắn, hiệu quả chữa bệnh tốt, rẻ tiền, nên nghiên cứu theo dõi thêm.

 

17. VIÊM GAN MẠN

- Biện chứng đông y: Can uất tỳ hư, khí trệ huyết ứ, thấp nhiệt chưa thanh.

- Cách trị: Kiện tỳ sơ can, hoạt huyết hóa ứ, phối hợp thêm thanh nhiệt lợi thấp.

- Đơn thuốc: ích can thang.

- Công thức:

 Đảng sâm                  12g  Bạch truật (sao)         10g
 Thương truật (sao)   10g  Hoắc hương               10g
 Nhân trần                  15g  Đương quy                 12g
 Hương phụ                10g  Phật thủ                     10g
 Sơn trà                      15g  Trạch lan                    15g
 Sinh mẫu lệ                15g  Vương bất lưu hành   12g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam 23 tuổi đến khám tháng 5 nǎm 1971. Nǎm 1964, bệnh nhân mắc bệnh viêm gan do virus cấp tính, đã điều trị nửa nǎm tại một bệnh viện, các triệu chứng và các chức nǎng gan đều đã có chuyển biến tốt và ra viện. Nhưng xuất viện mấy nǎm rồi vẫn thường đau ở vùng gan, khi mệt nhọc lại càng đau thêm. Tháng 10-1970 bắt đầu thấy đau ở vùng lách, đến tháng 5-1971 hai bên sườn đau nặng thêm, tay chân bải hỏai, không muốn ǎn uống, đại tiện lỏng, lòng bàn chân tay nóng. Khám thấy tình trạng nói chung còn khá, bờ gan trên ở giữa sườn số 5, bờ dưới ở 2 cm dưới mép sườn trên đường vạch giữa đòn, chất gan mềm sờ đau, có thể sờ được lách tới 1cm, sờ hơi đau, mu tay phải có thể thấy bờ rǎng cưa. Xét nghiệm: chức nǎng gan trong phạm vi bình thường, tiểu cầu 120.000/mm3. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.
Cho dùng "
ích can thang". Trong quá trình điều trị, đã gia giảm sử dụng Bội lan 10g, Sinh dĩ mễ 15g, Hồng hoa 12g, Miết giáp 12g. Đồng thời dùng cả các thuốc tây trợ gan. Sau hơn 2 tháng dùng thuốc thấy các triệu chứng đã chuyển biến tốt, ǎn ngủ và đại tiểu tiện bình thường, chân tay đỡ bải hỏai, lòng bàn tay chân không còn nóng, giảm hẳn đau ở vùng gan tì, gan ở dưới sườn 1cm, sờ không thấy đau rõ, chưa sờ thấy lách. Xét nghiệm lại chức nǎng gan cũng chưa thấy gì khác thường, tiểu cầu tǎng lên tới 168.000/mm3. Sau đó dùng bài trên làm thành hoàn mà uống để củng cố tác dụng về sau.

- Bàn luận: Bệnh nhân này sưng gan và lách, xét nghiệm chức nǎng gan bình thường mà chân tay lại bải hỏai, không thích ǎn uống, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt. Đó là các chứng thuộc can uất tỳ hư, khí trệ huyết ứ, hai bên sườn đau chướng, mạch hoạt, chứng tỏ là thấp nhiệt chưa thanh. Bởi vậy trong sự phù chính thì nặng về kiện tỳ thư can. Trong bài có Đảng sâm, Thương bạch truật (sao), Kiện tỳ tháo thấp, Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết nhu can, lại phối hợp các thuốc sơ can lý khí và hoạt huyết hóa ứ, khí hành ắt là huyết dễ hoạt, huyết hoạt ắt ứ dễ trừ, như vậy có tể có hiệu lực điều trị mong muốn.

 

16. VIÊM GAN MẠN TẤN CÔNG

- Biện chứng đông y: Can đởm uất nhiệt, vị thất hòa giáng.

- Cách trị: Sơ can giải uất, thanh nhiệt hòa vị.

- Đơn thuốc: Gia vị tứ nghịch tán (thang).

- Công thức:

 Sài hồ                    10g  Bạch thược            10g
 Chỉ thực                 10g  Uất kim                   10g
 Đan sâm           10-15g  Thần khúc              10g
 Mạch nha               15g  Liên kiều           10-15g
 Bản lam cǎn      15-20g  Hoắc hương           10g
 Cam thảo                 5g  Mao cǎn                 10g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: lý XX, nữ, 38 tuổi, chẩn bệnh ngày 18-5-1974. Từ tháng 1-1975 mắc bệnh viêm gan cấp thể vàng da, nằm viện điều trị 3 tháng, khỏi về cơ bản, xuất viện. Nǎm 1974 phát lại, lại nằm viện 5 tháng, lúc đó transaminase không giảm, có lúc lên tới 600 đơn vị, bệnh nhân đã xin lên nằm bệnh viện tỉnh. Kiểm tra gan to, gan dưới bờ sườn 2cm, sờ chưa thấy lách. Transaminase 560 đơn vị, phản ứng Maclagan 20 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), chỉ số hoàng đảm bình thường.
Chẩn đoán chính xác là viêm gan mạn tấn công.
Bệnh nhân còn thấy hai bên sườn đau chướng, ǎn uống không ngon, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi, đại tiện lúc loãng lúc khô, tiểu tiện vàng đỏ, miệng đắng họng khô, có máu mủ, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch huyền hơi sác. Đó là can đởm uất nhiệt, vị không còn chức nǎng hòa giáng, chữa bằng phép sơ can giải uất thanh nhiệt hòa vị. Cho dùng "Gia vị tứ nghịch tán (thang)", bệnh nhân uống 30 thang, kiểm tra lại chức nǎng gan transaminase 125 đơn vị, phản ứng Maclagan 7 đơn vị, phản ứng Hanger (+), các chứng khác đều hết. Lại uống lại trên 20 thang, kiểm tra lại chức nǎng gan thì toàn bộ hồi phục như thường. Theo dõi 5 tháng chưa thấy có biến đổi gì khác thường.

- Bàn luận: Dùng "Gia vị tứ nghịch tán (thang)" tùy bệnh nhân mà gia giảm, đối với viêm gan thể không vàng da, thể vàng da (sau khi về cơ bản đã hết vàng da), viêm gan mạn tính và men transaminase không giảm, đều có tác dụng tốt. Đã dùng bài này cho hơn 50 người bị các bệnh kể trên kết quả rất tốt.

 

15. VIÊM GAN MẠN TỒN TẠI

- Biện chứng đông y: Can âm hư kèm thấp.

- Cách trị: Dưỡng âm bổ can thận, lợi thấp.

- Đơn thuốc: Tam ô nhân trần thang gia vị.

- Công thức:

 Thủ ô                         15g  Ô đầu                           9g
 Miễn nhân trần           15g  Đơn bì                          9g
 Thuyền y                      4g  Sinh địa                      12g
 Đương quy                   4g  Cam thảo                     6g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nam, 45 tuổi, Viêm gan mạn tính đã quá 7 nǎm. 3 nǎm trước kiểm tra đã từng phát hiện thấy HAA dương tính, 1 nǎm nay chuyển âm tính. Người bệnh chóng mặt, vùng gan có lúc đau, mỏi mệt, người bệu, miệng khô đắng, bứt rứt không ngủ, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng hơi bẩn, mạch huyền tế sác. Gan dưới bờ sườn 1cm, độ cứng I-II, không sờ thấy lách, transaminase trên 500đơn vị, phản ứng Hanger (+++), HAA (-), AFP (-), chẩn đoán là viêm gan mạn tính tồn tại. Đây là thuộc bệnh can thận âm hư cộng thêm thấp, nên trị bằng phép dưỡng âm, bổ can thận, lợi thấp. Dùng "Tam ô nhân trần thang gia vị", uống được 1 tháng thì transaminase còn 210 đơn vị, các chứng nói trên đều chuyển biến tốt. Lại dùng bài trên gia giảm thêm 1 tháng nữa, toàn bộ chức nǎng gan trở lại bình thường.

 

14. VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM KHÔNG VÀNG DA

- Biện chứng đông y: Mộc uất thừa thổ, gan tỳ thất điều.

- Cách trị: Sơ can thực tỳ, giải uất điều khí.

- Đơn thuốc: Gia vị thư can ẩm.

- Công thức:

 Tử đan sâm               10g
  (sao rượu)
 Hàng bạch thược       10g
  (sao rượu)
 Phiêu bạch truật          9g
  (sao đất)
 Tây chỉ xác                  6g
  (sao cám)
 Xuyên uất kim              6g  Bắc sài hồ                   5g
 Thanh bì                      5g
(sao dấm)
 Mạch nha                    9g
 (sao)
 Chích cam thảo            6g  Sinh bắc tra                 6g
 Kê nội kim                    5g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Ngô X, nữ 50 tuổi, ngực nặng tức, đầu mỏi, bụng đầy, đầu váng mắt hoa, tay chân yếu, lúc đói thì tay run tim hồi hộp, ǎn vào thì tim đập nhanh thêm, ợ ra mùi dầu, đi ngoài mỗi ngày nhiều lần. Kiểm tra: gan to 2 ngón, phản ứng Maclagan 9 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), transaminase 400 đơn vị. Bệnh nhân tỳ vị nguyên hư, hay phát sinh mờ mắt, bụng chướng, phân lỏng. Viêm gan mắc lại, gan to sườn phải đau chướng, mạch hư huyền hoãn, chất lưỡi nhạt dày. Nguyên nhân bệnh là tỳ hư thấp khốn, can mộc không phát huy được cái ưu của nó, "can có tà, khí của nó chảy ở 2 bên sườn", "gan to, ắt nghịch vị bức yết, bức yết ắt khô cách trung, làm cho sườn đau". Tà chính tương bác, can tỳ thương tổn, nên dùng phép sơ can thực tỳ, vận hóa khí cơ. Cho uống "gia vị thư can ẩm". Uống hơn 50 thang, các chứng đều hết. Kiểm tra lại chức nǎng gan đều bình thường.

- Bàn luận: "Gia vị thư can ẩm" là bài thuốc bổ mà không cần kíp, sơ mà không kích, đã dùng nhiều đều có công hiệu. Sau khi dùng thuốc "Gia vị thư can ẩm" mấy ngày, nếu như đau ở vùng sườn phải vẫn lan ra phía lưng, tay chân mỏi, đêm ngủ nóng hầm hập ra mồ hôi, can âm bất túc can khí tán mà không kim, hư dương tản ra mà không thu lại, có thể dùng tiếp Dưỡng can ẩm gồm: Tử đan sâm 10g (sao rượu), Hàng bạch thược 10g, Sơn thù du 6g (bỏ hạch), Thanh bì 5g (sao dấm), Xuyên uất kim 5g, Mẫu lệ 12g (sắc trước), Mạch nha (sao), Chích cam thảo 5g. Bài này làm thu tán, tǎng sự nuôi dưỡng, tức là theo cái nghĩa "cấp thì phải hoãn, tán thì phải thu, tổn thì phải ích". Đối với bệnh nhân can uất tì hư, tinh thần ngưng uất mà có các triệu chứng kiểu viêm gan không hoàng đảm như trên thì phải nghĩ đến Sài hồ đạt uất cánh việt hư dương, lại nghĩ đến Bạch truật, vận tì hữu thương can âm, cam toan liễu âm, bài này như thế là được.

 

82. VIÊM HANG VỊ

- Biện chứng đông y: Bệnh lâu ngày vào lạc, kèm theo ứ huyết.

- Cách trị: Điều khí hóa ứ.

- Đơn thuốc:khí hóa ứ phương.

- Công thức:

 Quảng mộc hương      6g  Chế hương phụ         10g
 Diên hồ sách             10g  Đương qui                 10g
 Xích bạch thược        10g  Chích cam thảo        4,5g
 Kim linh tử                 10g  Thanh bì                      6g
 Trần bì                        6g  

Sắc uống, mỗi ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Phù XX, nam 37 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 20-3-1975. Bệnh nhân đau vùng dạ dày, nửa nǎm gần đây càng nặng, đã từng dùng nhiều thuốc vị phải, vùng dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên, đại tiện khô táo, không ợ hơi, ợ chua. Chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền. Sau khi khám, cho "Lý khí hóa ứ phương". Uống được 7 thang, đau vùng dạ dày giảm, nhưng vẫn còn cảm thấy vật dội lên, đại tiện đã nhuận, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền, bài trên thêm Hồng hoa 4,5g, dặn uống thêm 7 thang. Sau khi uống cảm thấy vật dội lên giảm đi, trung tiện tǎng lên dễ chịu hơn trước, đại tiện bình thường, ngủ tốt. Lưỡi đỏ, mạch tế còn huyền. Cho bài trên thêm Đan sâm 12g, uống tiếp 7 thang nữa, về cơ bản bệnh khỏi, người bệnh rất mừng. Vì sắp về quê, lại xin bài trên gia giảm ít nhiều, mang về 7 thang tiếp tục uống để củng cố kết quả điều trị. Bài thuốc đó là: Mộc hương 6g, Chế hương phụ 10g, Toàn phục ngạnh 10g, Đương qui 10g, xích, bạch thược mỗi thứ 10g, Chích cam thảo 4,5g.

- Bàn luận: Viêm hang vị là thuộc phạm trù "vị quản thống" của Đông y, mấu chốt biện chứng của nó là đau ở dạ dày lâu ngày, đau khu trú ở chỗ nhất định. Chứng này chẳng những là khí trệ thành đau, mà đã phát triển thành ứ tắc lạc của vị. "Lâm chứng chỉ nam y án" đã nói:"Lúc đầu bệnh ở kinh, sau bênh lâu sẽ nhập lạc, vì kinh thì chủ khí, lạc thì chủ huyết, sắt hiểu được rằng dĩ nhiên phải trị huyết... mà theo phép thì tân hương lý khí, tân nhu hòa huyết, nên xử lý như thế là lẽ đương nhiên". Trong Hồng hoa là thứ cay nhu hòa huyết, làm cho khí cơ thông suốt, ứ huyết tiêu trừ, giảm nhẹ các chứng, hết đau.

 

18. VIÊM HỌNG TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN

- Biện chứng đông y: Nhiệt độc uất phế.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc.

- Đơn thuốc: Thanh nhiệt giải độc thang.

- Công thức:

 Đại thanh diệp          15g  Bản lam cǎn              15g
 Kim ngân hoa             9g  Hoàng cầm                12g
 Cam thảo                    6g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Khoảng trước và sau tết trung thu nǎm 1973, công xã X, tỉnh Sơn Đông có dịch viêm họng tǎng bạch cầu đơn nhân, vào giai đoạn cao điểm mỗi ngày có tới trên 40 người mắc bệnh, phần đông là thanh niên, trung niên. Cho uống bài thuốc "Thanh nhiệt giải độc thang", nói chung hiệu quả nhanh chóng. Sau khi uống từ 2 đến 4 thang, nhiều người đã khỏi bệnh. Nhưng do dịch lan nhanh, tuy chữa có nhanh nhưng mắc lại cũng nhiều. Sau thay đổi lại, cho uống thuốc dự phòng, tức là cứ theo tỷ lệ lượng thuốc trong đơn, sắc uống bằng một nồi lớn, đưa tới các hộ gia đình, ngay trong ngày uống thuốc phòng, người mắc bệnh giảm xuống còn 9 trường hợp, sang ngày hôm sau chỉ còn 2 người, đến ngày thứ ba thì không còn có trường hợp mới mắc bệnh nữa, nhanh chóng ngǎn chặn được đợt dịch bệnh. Thực tiễn chứng tỏ đối với việc chữa và phòng bệnh viêm họng tǎng bạch cầu đơn nhân, đơn thuốc "Thanh nhiệt giải độc thang" có hiệu quả rỡ rệt.

 

101. VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG

- Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, không thể vận hóa thủy cốc.

- Cách trị: Tư bổ tì vị, sáp tràng, chỉ tả.

- Đơn thuốc: Tam vị chỉ tả tán.

- Công thức:

 Sơn dược              150g  Kha tử nhục             60g
 Thạch lựu bì            60g  

Tán chung thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4,5 g. Uống lúc đói.

- Hiệu quả lâm sàng: Tào XX, nữ 43 tuổi, cán bộ. Ngày 10/4/1971 tới khám lần đầu. Bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 nǎm. Hiện bệnh tình chủ yếu là: cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ǎn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ǎn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực. Tây y soi dạ dày, ruột bằng barit chẩn đoán viêm loát đại tràng. Bệnh này có nguyên nhân là bởi tì vị dương hư, không chuyển hóa được thức ǎn gây ra. Chữa nó phải tư bổ tì vị, sáp tràng chỉ tả, Cho dùng bài thuốc tự chế là tam vị chỉ tả tán. Uống trong 20 ngày, ỉa chảy giảm xuống 2-3 lần một ngày, ǎn uống có hơi tǎng lên, tiêu hóa tốt hơn, các chứng khác cũng thuyên giảm, mạch trở nên hoãn vô lực. Đó là biểu hiện tì vị dần dần khôi phục chức nǎng vận hóa. Uống tiếp một đợt nữa, bệnh khỏi.

- Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân này là chức nǎng vận hóa của trường vị mất điều hòa, biểu hiện bằng ỉa chảy, thức ǎn không tiêu hóa. Phần Tí luận trong sách Tố vấn chép rằng: "Doanh, là tinh khí của thủy cốc (thức ǎn), điều hòa ngũ tạng, tưới khắp lục phủ, có thể vào mạch... Vệ, là hãn khí của thủy cốc, khí này nhanh, hoạt lợi, không htể vào mạch được, mà tuần hoàn trong da, trong thịt". Tinh vi không thể biến hóa để sinh ra Doanh, Vệ khí huyết, nên mới thấy chóng mặt, tim đập, tâm thần mệt mỏi trì trệ. Đau đầu là huyết hư không được nuôi dưỡng, mạch huyền tế vô lực là Doanh Vệ khí huyết không đủ, phải kíp dùng thuốc bổ tì vị, cầm đi tả, tinh vi dược hóa, khí huyết dồi dào, Doanh Vệ lưu thông thì mới khỏi được. Trọng dụng sơn dược ngọt, bình, vị nhạt, bổ khí tì vị. Kha tử nhục đắng, chua chát, ôn để sáp tràng cầm đi tả, nhờ thế bệnh tuy lâu ngày nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.

 

102. VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG

- Biện chứng đông y: Tì khí hư nhược, kèm huyết ứ.

- Cách trị: ích khí kiện tì, hoạt huyết hóa ứ.

- Đơn thuốc: ích khí bổ tì hóa ứ thang

- Công thức:

 Hoàng kỳ                30g  Đảng sâm               15g
 Bạch truật              10g  Phục linh                15g
 Dĩ nhân                  30g  Sơn dược               15g
 Đan sâm                 30g  Xích thược              15g
 Xuyên khung          15g  Đan bì                    15g

Sắc uống mỗi ngày một thang.

 

103. VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG MẠN

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.

- Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.

- Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.

- Công thức:

 Đào nhân                15g  Đan bì                     10g
 Xích thược              10g  Ô dược                   15g
 Nguyên hồ              10g  Cam thảo                10g
 Xuyên khung          15g  Đương qui               15g
 Linh chi                  10g  Hồng hoa                10g
 Chỉ xác                   10g  Hương phụ             15g
 Công anh               50g  Tra thán                  50g
 Hoàng liên              10g  Xa tiền                     15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 nǎm, trung bình đã mắc bệnh một nǎm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.

 

104. VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG MẠN

- Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.

- Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.

- Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                   20g  Đảng sâm                  20g
 Can khương                6g  Cam thảo (nướng)       6g
 Ngũ vị tử                      6g  Khổ sâm                      6g
 Ngô thù du                   6g  Phá cố chỉ                 10g
 Tam lǎng                      6g  Bạch truật                 10g
 Vân tàm sa                 30g  Địa du                       10g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Bệnh nhân quá hàn thêm Phụ tử 10g, phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g, đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g, đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.

- Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 nǎm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tǎng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ǎn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ǎn kém, sợ ǎn mỡ, ǎn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường cǎng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn rǎng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tǎng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một nǎm, bệnh nhân không bị tái phát.

 

2. VIÊM MÀNG NÃO DỊCH TỄ (1)

- Biện chứng đông y: Ôn tà nhập dinh, nhiệt thịnh sinh ra can phong.

- Cách trị: Lương dinh thanh nhiệt giải độc.

- Đơn thuốc: Phức phương thanh dinh thang.

- Công thức:

 Ô tê giác                 1,5g  Huyền sâm                 9g
 Mạch đông               12g  Sinh địa (tươi)          25g
 Đơn sâm                    9g  Hoàng liên                 3g
 Trúc diệp tâm          4,5g  Ngân hoa                   9g
 Liên kiều                  12g  Tử tuyết đan           2,5g
(chia làm 2 lần mà uống)

 Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: XXX, nữ, 29 tuổi, sơ chẩn ngày 14-12-1971. Qua kiểm tra bệnh nhân được chẩn đoán chính xác là viêm màng não dịch tễ, cho nằm viện, sốt cao bức bối không yên, chảy máu cam, đêm nằm mê sảng, thần trí lúc tỉnh lúc mê, mạch tế sác, lưỡi đỏ sẫm. Đó là ôn tà nhập dinh, có lúc co giật, thuộc về nhiệt cực sinh phong, phong hỏa cùng bốc lên, gân mạch không được nuôi đủ. Nên điều trị bằng phép lương dinh thanh nhiệt giải độc. Cho dùng Phục phương thanh dinh thang. Uống liền 2 thang, người tỉnh táo hết co giật.

 

3. VIÊM MÀNG NÃO DỊCH TỄ (2)

- Biện chứng đông y: Ôn nhiệt dịch độc, thâm nhập dinh huyết, hại đến tâm bào.

- Cách trị: Thang dinh thấu nhiệt, thanh tâm khai khiếu.

- Đơn thuốc: Dịch lệ giải độc thanh tâm thang.

- Công thức:

 Thạch cao (sống)     200g  Tê giác                       10g
 Hoàng liên                  10g  Hoàng cầm                 15g
 Huyền sâm                 50g  Sinh địa (tươi)            50g
 Tri mẫu                       15g  Đan bì                        15g
 Chích tiêu chi tử         15g  Đậu xanh (sống)      100g
 Xương bồ (tươi)         15g  Bạch mao cǎn          100g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam 42 tuổi, viên chức. Mới phát bệnh thì ớn rét đau đầu, tứ chi đau mỏi. Đã uống Bình nhiệt tán và Kinh phòng bại độc tán không kết quả. Dùng thuốc công hạ cũng không tác dụng. Sau đó uống thuốc ôn bồ, dần dần thành ra sốt cao, cuồng táo mê sảng, mê man không nhận ra ai, đại tiểu tiện đều bí. Vội đưa chẩn trị, qua xét nghiệm và lâm sàng chẩn đoán là viêm màng não dịch tễ. Chất lưỡi đỏ, sẫm, rêu đen, mạch trầm tế mà sắc. Theo mạch chứng thì đây là bệnh nhiệt thương hàn, mạch phù hồng là thuận, mạch thấy trầm tế là bệnh và mạch trái nhau lại do thầy thuốc trước chưa rõ chứng gì, chữa không đúng cách, dịch bệnh mới phát, mồ hôi rối loạn, nhầm dùng phép công, lại dùng ôn bổ, đến nỗi tà nhiệt bừng bừng, thâm nhập dinh huyết hại đến tâm bào. Cǎn cứ vào sự phân tích bệnh tình, phải nhanh chóng xổ đề tồn âm, nhưng xét thấy bệnh nhân đã bị nhiều lần xổ, làm ra mồ hôi, âm dịch hao tổn, do đó không dùng phép công nữa mà chuyển sang phép nhuận đạo, thuốc tuy khác mà lý lẽ là một. Cho dùng 2 thang "Dịch lệ giải độc thanh tâm thang". Lại phối hợp dùng 2 viên Ân cung ngưu hoàng hoàn, chia làm 2 lần sáng và tối uống trong ngày, uống nhiều lần 500ml nước lê. Sau khi dùng thuốc ra chút ít mồ hôi, dần dần đỡ sốt, đại tiểu tiện thông, tinh thần tỉnh táo, mạch chuyển trầm huyền tế, sác, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nâu mà khô, vẫn nói mê, đó là nhiệt sót lại chưa khử hết., lại dùng bài thuốc trên có giảm bớt lượng, dùng được 2 thang, lại dùng thêm 1 viên Ân cung ngưu hoàng hoàn. Hết thuốc thì sáu mạch bình hòa, rêu lưỡi bớt mà hơi khô. Lúc đó còn nói nhịu. Cho thuốc theo ý bài tǎng dịch thang, dùng 2 thang sau đó lại uống Ngưu hoàng thanh tâm hoàn, nửa tháng sau bệnh nhân đã dậy đi lại được. Điều dưỡng hơn 1 tháng nữa người khỏe, bệnh hết hẳn.

 

61. VIÊM MÀNG PHỔI TRÀN DỊCH

- Biện chứng đông y: Phế hư phục cảm ngoại tà, phế mất chức nǎng thanh túc làm cho phế khí không tuyên thông, tam tiêu bất lợi, nước uống vào đọng lại giữa vùng phế ngực, cản trở đường đi của chất thanh.

- Cách trị: lý phế thanh nhiệt, lợi khí khu đàm.

- Đơn thuốc: Tiểu sài hồ thang gia vị.

- Công thức:

 Sài hồ                        45g  Hoàng cầm                15g
 Bán hạ                       15g  Qua lâu                     25g
 Chỉ xác                       15g  Trần bì                      15g
 Tang bạch bì              15g  Bạch giới tử              10g
 Cam thảo                     5g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia 3 lần lúc đói.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nữ, 46 tuổi, đến khám ngày 31-8-1978. Người bệnh kể là từ mùa xuân bắt đầu tức ngực, tắc thở, hô hấp không thông, ban đêm càng nặng, nằm nghiêng bên trái càng thấy khó thở, phải nằm ngửa thì mới thấy dễ thở. Ngày 8-8 đã kiểm tra tại một bệnh viện, chẩn đoán viêm màng phổi, sau đó lại kiểm tra tại một quân y viện cũng chẩn đoán như vậy, đều cho penicillin, streptomycin nhưng không thấy kết quả rõ rệt. Bệnh nhân ngực đau tức, thở ngắn, khó thở, ǎn uống không ngon, đại tiện khô, tiểu tiện vàng, đầu nặng, tay chân bải hỏai, tinh thần khí sắc còn tốt, nói nǎng yếu hơi, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Chiếu X quang kết luận là viêm màng phổi tràn dịch. Cho dùng "Tiểu sài hồ thang gia vị". Bệnh nhân uống thuốc 3 ngày thấy giảm ho, thở thông suốt hơn trước. Tiếp tục uống thuốc đó đến ngày 11-9, bệnh nhân thấy các triệu chứng đã giảm nhiều. Chiếu điện: Góc sườn hoành trái còn một ít dịch, mặt cơ hoành không rõ. Uống tiếp đến ngày 9-10, chiếu điện thấy khỏi hoàn toàn.

 

6. VIÊM NÃO B DỊCH TỄ (1)

- Biện chứng đông y: Phong, thử, thấp tà phối hợp quấy phá mà thành bệnh.

- Cách trị: Khử phong lợi thấp, điều hòa tam tiêu.

- Đơn thuốc: Gia vị tam nhân thông sị thang.

- Công thức:

 Hoắc hương (tươi)       6g  Hạnh nhân                   6g
 Dĩ nhân                      12g  Bạch khấu nhân           3g
 Hậu phác                     6g  Pháp bán hạ                6g
 Bạch tật lê                   9g  Cúc hoa                       6g
 Cương tàm                  6g  Đậu sị                          9g
 Thông bạch             3 tấc
 (cho sau)
 Lục nhất tán              15g
 (bọc vải mà sắc)
 Trúc diệp                  4.5g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ 4 tuổi. Đến chẩn trị ngày 15-8-1964. Bệnh nhi sốt đã 8 ngày, nằm viện đã 5 ngày, qua kiểm tra xác định chẩn đoán là Viêm não B dịch tễ. Đau đầu kịch liệt, phiền táo, mê man, ra mồ hôi thì nhiệt hạ, đái ít, đại tiện khô, lưỡi nhạt, rêu vàng bẩn, mạch phù hoạt sác. Đây là bệnh do phong thử thấp tà cùng tác động nên trị bằng phép khư phong lợi thấp, điều hòa tam tiêu. Dùng bài Gia vị tam nhân thông sị thang. Uống đến ngày 17 tháng 8 khám lại thì thấy toàn thân hơi có mồ hôi, thân nhiệt bình thường, hết nhức đầu, đại tiện hơi khô. Trong đơn bớt Thông bạch, Đậu sị, thêm Thần khúc 4.5g, Binh lang 4.5g. Kết quả điều trị khỏi bệnh.

 

7. VIÊM NÃO B DỊCH TỄ (2)

- Biện chứng đông y: Thử nhiệt tà độc, hao hư khí tân, thương tổn dinh huyết tà hại tâm bào.

- Cách trị: Lương dinh tả nhiệt, hóa đờm chỉ kinh, thanh tâm khai khiếu.

- Đơn thuốc: Não B thang.

- Công thức:

 Kim ngân hoa             15g  Liên kiều                    15g
 Sinh thạch cao           30g  Sơn chi tử                  15g
 Đại thanh diệp           15g  Bản lam cǎn               10g
 Địa long                     15g  Câu đằng                   15g
 Từ thạch                    30g  Thạch xương bổ        10g
 Uất kim                       10g  Xuyên bối mẫu             7g
 Viễn chí                      10g  

Sắc uống mỗi ngày một thang

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu XX, nam 6 tuổi. Bệnh nhân mê man 5 ngày, sốt, đau đầu, hôm trước ba lần co giật, 5 giờ trước tinh thần không tỉnh, đến xin điều trị. Qua xét nghiệm và kiểm tra chọc sống lưng, chẩn đoán viêm não B, nhập viện. Sốt 40o C, mạch đập 130 lần/phút, thở 48lần/ phút, tinh thần không tỉnh, phản xạ đồng tử chậm, trương lực cơ tǎng, mạch huyền sác, lưỡi đỏ rêu vàng. Cho dùng "Não B thang", ngay trong ngày uống thuốc tuy có một lần máy động nhưng không co giật, hôm sau nhiệt độ hạ xuống 38o6 C, ý thức cải thiện, ngày thứ 3 thần chí tỉnh dần, sau đó nhãn cầu chuyển động linh hoạt. Tiếp tục dùng thuốc đông y, bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện.

 

4. VIÊM NÃO  DO VIRUS

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, đờm nhiệt hỗ kết, che mờ tâm khiếu.

- Cách trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hóa đờm khai khiếu.

- Đơn thuốc: Tuyên thanh giải uất thang.

- Công thức:

 Hoắc hương              12g  Bội lan                       12g
 Pháp bán hạ             12g  Qua lâu (vỏ)              18g
 Hoàng liên                   9g  Hoàng cầm                12g
 Chi tử                        12g  Thiên trúc hoàng       10g
 Uất kim                      12g  Thạch xương bồ          9g
 Thủy trúc như           12g  Lục nhất tán              30g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nữ, 32 tuổi, xã viên. Ngày 26-4-1980 sơ chẩn. Bệnh nhân phát bệnh từ 10 hôm trước, nhức đầu, sốt, nôn, dần dần chi dưới bên phải khó cử động, kèm run rẩy, hôn mê cấm khẩu, đại tiểu tiện không tự chủ. Đã điều trị tại bệnh viện công xã địa phương, sau lại đưa đến một bệnh viện ở Trùng Khánh để chẩn đoán và điều trị nhưng không có hiệu quả rõ rệt... Chuyển đến viện chúng tôi.
Chẩn đoán viêm não do virus, đưa sang khoa đông y điều trị.
Khám thấy rêu lưỡi vàng, gốc lưỡi bẩn, mạch nhu sác. Bệnh là thấp nhiệt nội trở, đờm nhiệt hỗ két, che mờ tâm khiếu. Nên dùng phép thanh nhiệt lợi thấp, hóa đờm khai khiếu. Dùng "Tuyên thanh giải uất thang". Uống được 2 thang các chứng trên thấy giảm, người tỉnh nhưng còn chưa nói được. Lại tiếp tục dùng bài thuốc trên có bổ sung thêm Chí bảo đơn. Dùng liền 3 thang, lúc này đã ra khỏi trạng thái hôn mê, cũng đã nói được ít lời về bệnh tình, chân tay đã cử động được, tự trở dậy đại tiểu tiện được. Uống tiếp 3 thang nữa cơ bản đã hồi phục, mấy ngày sau thì người nhà đã đưa về quê, nửa tháng sau người nhà viết thư báo rằng bệnh đã khỏi hẳn, đã tham gia việc đồng áng.

- Bàn luận: Trong bài "Tuyên thanh giải uất thang" có các vị Bội lan, Hoắc hương là thuốc phương hương hóa trọc, Trúc hoàng, Pháp bán hạ, Trúc nhự để thanh thấp hóa đờm, Uất kim, Qua lâu (vỏ), Thạch xương bồ giải uất, tuyên tí, lợi khiếu, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm thanh tâm hỏa, tiết nhiệt, trừ phiền, Lục nhất tán thanh nhiệt, sinh tân, lợi thấp, có thể làm cho thấp tà bị tống ra ngoài theo nước tiểu. Phối hợp các vị trên thì có tác dụng hóa thấp tiết nhiệt, thanh tâm lợi khiếu hóa đờm, làm khỏi bệnh.

 

5. VIÊM NÃO  DO VIRUS (di chứng)

- Biện chứng đông y: Tâm thận dương hư.

- Cách trị: Bổ ích tâm thận, ôn dương hóa khí.

- Đơn thuốc: Gia giảm thận khí hoàn (thang).

- Công thức:

 Câu kỉ tử                  15g  Dâm dương hoắc     15g
 Ba kích (thiên)         10g  Quế chi                    10g
 Sơn dược                20g  Vân phục linh           15g
 Trạch tả                   10g  Bạch thược              15g
 Thục địa (hoàng)     15g  Sơn thù nhục           10g
 Chích cam thảo         6g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Sầm XX, nam 28 tuổi, nông dân, nhập viện ngày 17-8-1977, bệnh từ 14 ngày trước, do lao động mệt mỏi lại bị mưa ướt sũng, đầu mình đau nhức, ǎn uống giảm ngon, nhưng không sốt, ho mửa. Ngày hôm sau bệnh nặng thêm, nói nǎng lẫn lộn, phản ứng chậm, đi không vững. Đến ngày thứ 3 thì ngậm miệng không nói, có lúc lẩm bẩm, có vẻ ngớ ngẩn, đi lại khó khǎn, bước đi loạng choạng, chân tay lạnh, hai tay không cầm được vật nặng, không nắm được, vận động lại không tự chủ được, thân mình thẳng đờ không co được, đại tiểu tiện không tự chủ được, phân nát. Đã điều trị ở bệnh viện khu vực và huyện không kết quả mấy. Khám thấy: thân nhiệt 37o C, mạch 53 lần/phút, huyết áp 120/80 mm Hg, thần chí hỏang hốt, động tác thiếu phối hợp, tinh thần mụ mẫm, mất ngôn ngữ một phần, trí lực giảm, hai bên đồng tử dãn rộng, phản xạ chậm với ánh sáng, đầu và ngũ quan không có dị hình, dưới da chưa thấy các điểm xuất huyết, tim phổi chưa thấy gì khác thường, không nắn thấy gan lách, hai bên đầu gối phản xạ nhạy, Babinski bên trái dương tính, bên phải âm tính. Thử máu, chức nǎng gan, thận đều trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm dịch não tủy cũng không có gì khác lạ rõ rệt, điện não đồ có bất thường rõ.
Chẩn đoán lâm sàng là viêm não do virus.
Bắt mạch thấy mạch trì, hoãn, vô lực, chất lưỡi nhạt, lưỡi dày, rêu lưỡi trắng mỏng mà nhuận. Kết hợp tham khảo mạch và chứng thì đây là tâm thận dương hư. Cho điều trị bằng "Gia giảm thận khí hoàn (thang)". Uống được 3 thang đã có thể dậy hoạt động, nói được nhiều hơn, chân tay chuyển ấm, mạch có khởi sắc. Uống 3 thang nữa, đại tiểu tiện đã có thể khống chế. Tuy nhiên sức định hướng vẫn còn kém, do nguyên nhân tim, bèn thêm vào bài thuốc trên Thạch xương bồ 10g, (Chích) Viễn chí 10g. Uống tiếp 20 thang nữa, các chứng đều hết. Kiểm tra điện não đồ đã thấy bình thường, khỏi bệnh ra viện. Sau đó nghỉ ngơi hơn nửa tháng rồi đi làm việc như thường. Theo dõi đã hơn 3 nǎm, tình hình tốt đẹp, không thấy có di chứng.

- Bàn luận: Di chứng sau viêm não do virus là một chứng hiểm nghèo rất ít gặp, nói chung thường cho là tình trạng này không đảo ngược được. Kỳ thực không hẳn như vậy, nếu có cách trị đúng thì phần lớn chức nǎng có thể phục hồi. Trên lâm sàng chúng tôi nghiệm rằng trong khi trị bệnh có thuốc men, có giữ gìn, người nhà phối hợp, dùng thuốc kiên trì, không tùy tiện nửa chừng đổi thuốc. Khi trị chứng này chúng tôi hay dùng phép ôn bổ thận dương, như Kim quy thận khí hoàn. Có phụ phiến quá nhiệt, khó dùng lâu được nên phải gia giảm mà dùng. Lâm sàng chứng minh là rất tốt. Nói chung hồi phục ngôn ngữ so với sự khôi phục vận động có chậm hơn như kinh nghiệm đã cho thấy. Ngoài ra do tǎng tính mẫn cảm của da thịt, nên không thể phối hợp châm cứu hoặc không thể kéo dài. Các thuốc rất quý như An cung, Tử tuyết quá ư hàn lương dường như cũng không dùng được, cần tiếp tục nghiên cứu thêm trên thực tiễn lâm sàng.

 

44. VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

- Biện chứng đông y: Hàn ẩm uất phế, thất kỳ túc giáng.

- Cách trị: Ôn hóa thủy ẩm, khai uất thang giáng.

- Đơn thuốc: Tiểu thanh long gia thạch cao thang.

- Công thức:

 Ma hoàng               20g  Quế chi                  20g
 Bạch thược            20g  Can khương          20g
 Tế tân                    20g  Ngũ vị tử                20g
 Đại táo                   20g  Cam thảo               20g
 Bán hạ                   30g  Thạch cao sống   120g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi điều trị 100 ca viêm phế quản cấp đều khỏi cả. Liệu trình ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 6 ngày, trung bình 3,2 ngày. Liệu trình điều trị ho khan thể kích thích trung bình 2,1 ngày. Trương XX, nữ, 37 tuổi. Đến khám ngày 27-12-1979. Một tháng trước bệnh nhân gặp mưa, bị lạnh mà phát bệnh. Lúc đầu ớn lạnh phát sốt, ngứa cổ, ho. Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp. Đã dùng penicillin, streptomycin, gentamycin, phenergan, codein, nhưng vẫn ho nhiều rũ rượi, ho gập người vãi đái. Đêm nằm không chợp mắt, lo lắng, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn. Cho uống "Tiểu thanh long gia thạch cao thang", uống hết 2 thang thì khỏi.

- Bàn luận: Trong thang thuốc có vị Tế tân dùng hơi nhiều, nếu gặp bệnh nhân cơ thể suy nhược thì có thể giảm bớt.

 

45. VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH KÈM PHẾ KHÍ THŨNG

- Biện chứng đông y: Trung tiêu dương hư, tỳ mất chức nǎng kiện vận, khí không hóa thủy, tụ thấp thành ẩm, lâu ngày sinh đờm dâng lên tâm phế thành ho, xuyễn.

- Cách trị: Ôn dương khứ thấp hóa đàm.

- Đơn thuốc: Gia vị lý ẩm thang.

- Công thức:

 Bạch truật               15g  Can khương              9g
 Quế chi                     6g  Chích cam thảo         6g
 Bạch phục linh        20g  Quất hồng                 9g
 Hậu phác                  9g  Đình lịch tử                9g
 Tô tử                        9g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Tiết XX, nữ, 47 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 25-11-1978. Bệnh nhân bị ho, xuyễn đã hơn 7 nǎm, mỗi nǎm cứ đến mùa đông và mùa hạ là bệnh lại nặng lên. Nửa tháng gần đây bệnh nhân bị ho, xuyễn rất nặng, khó thở, không nằm thẳng được, đã dùng các thuốc đông tây y nhưng bệnh vẫn không đỡ, lại kèm thêm các chứng váng đầu chóng mặt, tim đập hồi hộp, hơi thở ngắn, ho ra rất nhiều đờm dãi trắng, lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm hơi hoạt. Chiếu X quang phổi.
Chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính kèm theo phế khí thũng.
Cho uống "Gia vị lý ẩm thang". Uống được 3 thang thì ho xuyễn giảm hẳn. Khi khám lại thấy trong ngực có cảm giác nóng bức, ra mồ hôi trộm, nên tiếp tục cho dùng bài thuốc trên, nhưng bỏ bớt Đình lịch tử và Tô tử, cho thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch thược 9g, Táo nhân (sắc) 9g, uống tiếp 6 thang nữa thì các triệu chứng trên đều giảm. Sau đó lại tiếp tục dùng "Gia vị lý ẩm thang" có gia giảm tùy theo triệu chứng cụ thể, uống thuốc được hơn 1 tháng thì bệnh tình ổn định.


 

53. VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI

- Biện chứng đông y: Phong nhiệt phạm phế, phế táo phát nhiệt.

- Cách trị: Thanh nhiệt chỉ khái.

- Đơn thuốc: Tiên bạng ngân cúc thang.

- Công thức:

 Tiên bạng          5-7 con  Ngân hoa                20g
 Cúc hoa                  20g  

Tiên bạng tốt là thứ trai tươi, vỏ mỏng, màu vàng to béo. Đặt trai nướng trên than hoa, khi miệng trai hé mở lúc nước trai chưa chảy ra thì rót nước trong con trai ra trộn với nước sắc Ngân hoa, Cúc hoa đợi nguội thì uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: lý XX, nữ, 50 tuổi, nông thôn. Mười nǎm trước bắt đầu sốt ho, đau ngực, nhức đầu. Bệnh viện khám chẩn đoán là viêm phế quản phổi, chữa xong thì bớt đau ngực nhức đầu, các chứng khác như thường, vẫn sốt, ho, đờm đặc vàng, khát, thích uống lạnh, không ǎn được, môi và lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước dãi ít, sáu mạch tế sác vô lực, người gày mòn, mệt mỏi, buồn ngủ. Chứng bệnh thuộc về phong nhiệt phạm phế. Cho dùng "Tiên bạng ngân cúc thang". Uống được 1 thang thì các chứng giảm nhiều, tinh thần cải thiện, thấy đói, đòi ǎn. Uống được 3 thang các chứng đều hết, bệnh khỏi. Sau cho biết ǎn uống điều hòa hoàn toàn.

- Bàn luận: "Tiên bạng ngân cúc thang" dùng chữa các bệnh cảm mạo lưu hành, viêm nhiễm đường hô hấp trên đều có hiệu quả tốt. Không ít người bệnh sau khi uống thuốc này đã có cảm giác như phổi được suối ngọt tưới mát.

 

97. VIÊM RUỘT CẤP

- Biện chứng đông y: Tì hư thấp khốn, vận hóa thất thường.

- Cách trị: Vận tì hóa thấp.

- Đơn thuốc: Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm.

- Công thức:

 Phục linh                  15g  Trư linh                     9g
 Thương truật             9g  Hậu phác                  9g
 Trạch tả                     9g  Quế chi                     3g
 Cam thảo                   6g  Dĩ mễ                        9g
 Hạnh nhân                 9g  Thông thảo               3g
 Bạch khấu nhân         6g  Hoạt thạch                9g
 Sinh khương              6g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Tô X, nam, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 7-7-1973. Trước đây bệnh nhân đã bị tức ngực, thở ngắn, có lúc đau vùng ngực. Kiểm tra điện tâm đồ không thấy có thay đổi rõ rệt, ngày 5-7 đột nhiên đi tháo, phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần. Đã khám và cho uống rượu thuốc opi, còn cho dùng các vị thuốc như Ô mai, Ngũ bột tử, Sinh mẫu lệ để thu sắp, bên ngoài thì dùng Cao khổ sâm đắp lên rốn để cầm ỉa chảy. Sau khi dùng thuốc quả nhiên số lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6-7 lần. Nhưng vẫn thấy mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát sinh vào giữa hè, thử thấp làm tổn thương đến tì vị. Tì vị thấp bao vây, vận hóa mất bình thường, thử thấp chảy xuống dưới gây chướng bụng, đau rốn, kém ǎn và tức ngực. Tì chủ tứ chi, nên thấy tay chân, mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch nhu hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt mà mạch hư, là triệu chứng của tì hư. Tất cả các chứng trên rõ rằng cǎn nguyên bệnh là tì hư, bị thấp bao vây. Vì dùng rượu thuốc opio và thuốc thu sáp cho nên vẫn chướng bụng, đau bụng, dùng bài thuốc vận tì hóa thấp. Cho uống "Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm". Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau chướng bụng, chỉ còn đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày, ǎn uống khá hơn, nhưng đại tiện chưa thành khuôn. Khám thấy mạch trầm, tế, vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, có thể thấy thử thấp đã mất được phần lớn, cần trợ giúp cho tì dương đang bị giam hãm, dùng phương pháp kiện tì khư thấp tiêu chướng, cho uống bài thuốc trên có gia giảm như sau: Bạch sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiên thán (tức Sơn tra, Mạch nha, Trần khúc) 15g, Hậu phác 6g, Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần tỉnh táo, ǎn uống tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư tự hãn, lại cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh khỏi hẳn.

- Bàn luận: Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở đi tháo, lỏng như nước. Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi. Đi lỏng lâu ngày là thiên về hư, thiên về hàn, thì lại phải cố sáp. Trường hợp này là bạo tả rõ ràng, cho nhầm thuốc sáp, càng uống bệnh càng nặng. Cần phải thận trọng biện chứng cho đúng, thì luận trị mới đúng.

 

105. VIÊM RUỘT GIẢ MẠC

- Biện chứng đông y: Tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết. Cùng với các chất cặn bã tích trệ, vào ruột, bào lớp dịch mỡ mà hóa thành nước huyết đổ xuống dưới.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.

- Đơn thuốc: Phương thức địa du tiền dịch (thụt giữ ở ruột).

- Công thức:

 Địa du                      30g  Tích loại tán           8 chỉ
  (liều cho trẻ em)

Đem Địa du bỏ vào 200 ml nước, sắc đặc còn 80 ml thì cho Tích loại tán vào trộn lẫn, rồi chia ra 4 lần để thụt vào ruột, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời phối hợp uống thuốc Tích loại tán, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 chỉ.

- Hiệu quả lâm sàng: Quách X, 3 tuổi, Sốt cao 39-40o C liên tục trong 7 ngày mà không hạ nên được đưa vào viện. Đã dùng nhiều loại kháng sinh với liệu cao để trị nhiễm trùng như xen kẽ dùng streptomycin, tetracyclin, syntomycin bệnh đã khá hơn, thân nhiệt hạ còn 37o5 C, nhưng đến ngày thứ 10, đột nhiên trẻ bị ỉa chảy, mới đầu phân như nước, sau là nước máu. Một ngày đi hơn 10 lần, mỗi lần 30 - 40 ml, kèm theo mất nước độ hai, nôn oẹ, bụng trướng, quấy khóc không yên. Mạch trở nên tế nhược, thân nhiệt tǎng lên 38o6 C, soi kính hiển vi thấy phân có màng giả của ruột (+++). Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột có mạc giả. Ngoài việc bù nước và chất điện giải như kali, còn dùng neomycin, erythromycin vẫn không khống chế được bệnh tình. Bèn ngừng chữa tây y chuyển sang đông y. Trẻ vì mẹ thiếu sữa, phải nuôi bộ, luôn bị tích trệ. Nay sốt cao kéo dài dẫn đến tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết, kèm theo cặn bã tích trệ đưa vào ruột, bào dịch mỡ, hòa thành nước máu mà ỉa ra ngoài.

Xét nghiệm phân thấy có nhiều mạc giả của ruột, đó là biểu hiện màng mỡ bị thương tổn. Cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Cho dùng Phức phương địa du tiễn dịch thụt vào ruột, uống thuốc Tích loại tán. Sau 24 giờ ỉa chảy đỡ, giảm bớt số lần đi ngoài, phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Chữa liền trong 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường. Xét nghiệm phân không còn phát hiện giả mạc. Theo dõi trong 1 tuần, bệnh nhi khỏi ra viện.

- Bàn luận: Trường hợp này trẻ bị viêm ruột giả mạc điều trị bằng nước sắc Địa du cho vào Tích loại tán, lại phối hợp uống Tích loại tán, chỉ trong thời gian ngắn là khỏi bệnh, Tích loại tán là biệt dược bán ngoài thị trường. Bài thuốc này có chép trong sách Kim quĩ dực gồm có Thanh đại 2g, Trân châu 1g, Bột ngà voi (sấy) 1g, Ngưu hoàng 0,3g, Nhân chỉ giáp 0,15g, Bǎng phiến 1g, Bích tiên 1 g (nung), tất cả trộn lại với nhau tán thành bột mịn. Công dụng của thuốc này là thanh nhiệt giải độc, chống thối, sinh cơ, hay dùng nhất cho các bệnh thông thường ở xoang miệng như viêm amiđan có mủ, viêm họng cấp tính, bạch hầu đều thu được hiệu quả khá tốt. Còn dùng bài thuốc này để điều trị viêm loét đại trạng mạn tính cũng thu được hiệu quả rất mĩ mãn, cách chữa cũng như đối với viêm ruột giả mạc. Ngoài ra còn dùng Tích loại tán cho uống để chữa bệnh loét hành tá tràng, loét niêm mạc thực quản v.v... cũng thu được kết quả rất tốt.

 

106. VIÊM RUỘT HOẠI TỬ

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tà độc, chước thương mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí bất hành.

- Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống.

- Đơn thuốc: Gia giảm bạch đầu ông thang.

- Công thức:

 Bạch đầu ông             30g  Hoàng liên                 4,5g
 Trần bì                        30g  Kim ngân hoa             30g
 Bạch thương              18g  Đương qui                  10g
 Xích tiểu đậu              30g  Điền thất mạt                3g
 Địa du than                12g  Hoạt huyết đằng         30g
 Cam thảo                     5g  

Sắc uống, mỗi ngày một thang. Với người bệnh mới mắc, chính khí còn chưa suy, bụng trướng nhiệt thống thì thêm Đại hoàng, Hậu phác, bệnh đã tương đối lâu ngày, đau dữ dội, mạch tế vô lực thì thêm Nhân sâm; nếu ỉa máu không thôi, sắc mặt xanh xao thì thêm A giao châu hoặc Đào hoa tán (Xích thạch chi, Can khương, gạo tẻ); nếu có tẩy giun thì thêm Ô mai, Xuyên tiêu.

- Hiệu quả lâm sàng: Mã XX, nữ, 12 tuổi, học sinh, vào viện 15-7-1980. Người bệnh 5 ngày trước đây đột nhiên đau bụng từng cơn liên tục dữ dội. Phân như nước màu hồng, ngày đi 4-5 bận. Thân nhiệt 38o3 C, thần sắc mệt mỏi, mặt nhanh nhợt, vẻ mặt đau đớn. Tim phổi không có gì khác thường, bụng trướng đầy, ấn đau rõ rệ. Xét nghiệm phân chứ huyết dương tính. Xét nghiệm máu: huyết sắc tố 6,6g, hồng cầu 2,32 triệu/mm3m, bạch cầu 16000/mm3, trung tính 88%. Tây y chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột hoại tử. Mời khám điều trị, thấy mạch huyền sắc, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Cǎn cứ vào mạch chứng, thì đây là thấp nhiệt tà độc thiêu đốt làm thương tổn mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí không chạy. Điều trị phải thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho dùng Gia giảm bạch đầu ông thang, uống 5 thang, các chứng đều trở lại bình thường, cơn đau cơ bản khỏi hết, đại tiện bình thường. Tiếp đó cho dùng mấy thang điều lý khí huyết để củng cố, bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân ra viện.

 

98. VIÊM RUỘT MẠN (1)

- Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.

- Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.

- Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.

- Công thức:

 Bổ cốt chỉ             12g  Ngô thù du             6g
 Ngũ vị tử                6g  Bạch truật            10g
 Phục linh              10g  Hoàng kỳ              12g
 Đảng sâm            12g  Trần bì                   6g
 Ô mai                3 quả  Thạch lựu bì          6g
 Phụ tử                   6g  Quế chi                  6g

Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

- Hiệu quả lâm sàng: Lấy "Gia vị tứ thần thang" làm chủ, khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3 - 6 thang là khỏi.

- Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thǎng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể dứt.

 

99. VIÊM RUỘT MẠN (2)

- Biện chứng đông y: Khí trệ thấp trở.

- Cách trị: Hành khí hóa ứ, thêm thảm thấp nhuyễn kiên.

- Đơn thuốc: Khổ sâm thang.

- Công thức:

 Khổ sâm               6 - 9g  Đương qui                10g
 Xích thược               12g  Đại hoàng (chế)      6-9g
 Mộc hương (nướng)  9g  Hải tảo                      15g
 Đào nhân                  9g  Xuyên phác                5g
 Bạch truật (sống)    10g  

Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Đại tiện lỏng thêm Sơn tra nhục 10g, đại tiện bí thêm Đại ma nhân 12g.

 

100. VIÊM RUỘT MẠN (3)

- Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.

- Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.

- Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.

- Công thức:

 Đảng sâm                12g  Bạch truật               10g
 Cam thảo nướng       3g  Đương qui                6g
 Bạch thược             12g  Nhục quế                  6g
 Nhục đậu khấu        10g  Mộc hương               6g
 Kha tử                     12g  Túc xác                     6g
 Can khương             6g  

Sắc uống, ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 nǎm lại đây, ngày đêm ngâm ngẩm đau bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 - 6 bận, đã chữa chạy nhiều mà không khỏi. Chẩn đoán là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm tĩnh mạch cloramphenicol, lại uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung hoàn thang, nhưng bệnh lúc đỡ lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân thể gầy còm, sợ rét, tứ chi lạnh giá, không muốn ǎn, ǎn xong là đi lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch trầm trì tế nhược, thuộc chứng tì thận dương hư, không có sức vận hóa. Tì vị hư thì không tiêu hóa thức ǎn, vận hóa tinh vi dược. Tì thận dương hư, thì âm thủy không hóa lâu dần thành ra đi ngoài lúc canh nǎm, bệnh không dứt sẽ tiến tới chứng hoạt thoát. Chứng tỏ khí của tì vị vận hóa bất thường, vị khí cực hư. Chữa nên bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát. Cho uống 5 thang bài Chân nhân dưỡng tạng thang, sau khi dùng thuốc chứng đau bụng và đi ngoài lúc canh nǎm có chuyển biến tốt rõ rệt, nhưng ngày vẫn đi lỏng 1-3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu, nên nguyên phương thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ thận dường, ích tì cốt thoát, dùng liền 10 thang. Uống thuốc xong, tứ chi trở nên ấm, ỉa lỏng ngừng, đại tiện đã bình thường, ǎn uống tǎng lên. Vì vậy bỏ vị can khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau thǎm lại mọi thứ đều tốt.

 

85. VIÊM TEO DẠ DÀY MẠN CÓ SA NIÊM MẠC DẠ DÀY

- Biện chứng đông y: Tì hư huyết ứ.

- Cách trị: ích khí kiện tì, hóa ứ hành trệ.

- Đơn thuốc: Sâm linh tán.

- Công thức:

 Đảng sâm               40g  Ngũ linh chi             15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Hà XX, 43 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 3-5-1978. Bệnh nhân mắc bệnh từ 10 nǎm trước, có lúc đau bụng trên, thường đau sau khi ǎn uống, mỗi nǎm trung bình lên cơn 1-2 lần, mỗi lần kéo dài 10-20 ngày. Sau tháng 12/1977 dạ dày đau chướng mỗi ngày nặng, thường ợ hơi, đã dùng nhiều thuốc tây giảm đau chống co thắt nhưng không giảm. Tháng 1/1978 vào bệnh viện điều trị. Soi dạ dày thấy: niêm mạc ở đường cong lớn và đường cong nhỏ trắng đỏ xen kẽ, chủ yếu là trắng, miệng đường cong nhỏ niêm mạc hang vị có điểm xuất huyết, xung huyết, nhu động tǎng, khi nhu động niêm mạc có hiện tượng lật ra, chẩn đoán là viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày. Phân tích dịch vị và chụp X quang với bari sunfat đều phù hợp với chẩn đoán trên. Hai tháng nằm bệnh viện đã trị bằng đông, tây y vẫn không giảm được đau, phải xuất viện, tìm chỗ chữa. Khám thấy vị quản đau chướng, ǎn xong thì càng đau chướng kịch liệt, sợ ấn, không muốn ǎn uống, tay chân bải hỏai. Đó là tì khí bất túc, vị trệ huyết ứ. Nên trị bằng phép kiện tì ích hí, hóa ứ thông trệ. Dùng bài "Sâm linh tán". Uống được 5 tháng, vị quản hơn giảm đau. Thấy thuốc công hiệu bèn tiếp tục uống 18 thang nữa, vị quản cơ bản hết đau, miệng hết khô, thang nữa thì hoàn toàn hết đau vị quản, mỗi bữa ǎn được trên dưới 200g cơm, không còn cảm giác khó chịu gì khác. Sau đó cǎn dặn chú ý việc ǎn uống, tránh các thức ǎn rang nướng, dùng xen "Sâm linh tán" cho đến tháng 8 nǎm 1978 kiểm tra lại: soi dạ dày thấy niêm mạc hết các biến đổi bệnh lý, phân tích dịch vị thấy acid bình thường, X quang có bari sunfat dạ dày và tá tràng đều không thấy gì khác thường. Sau khi khỏi bệnh gần 2 nǎm, hỏi lại chưa thấy tái phát.

 

181. VIÊM THẦN KINH MẶT (1)

- Biện chứng đông y: Phong thấp đàm trở, ứ đinh kinh mạch.

- Cách trị: Khư phong tán hàn, khử ứ hóa đàm, thông kinh hoạt lạc.

- Đơn thuốc: Ngô công kiều chính ẩm.

- Công thức:

 Ngô công                1 con
(bỏ đầu, chân)
 Địa long                     12g
 Đương quy                12g  Khương hoạt             10g
 Phòng phong             10g  Bạch chỉ                    10g
 Xuyên khung               9g  Xích thược                 10g
 Kê huyết đằng           15g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi 5 ca viêm thần kinh mặt chữa bằng "Ngô công kiều chính ẩm" đều khỏi cả.

 

182. VIÊM THẦN KINH MẶT (2)

- Biện chứng đông y: Khí của cơ thể hư, nhược, lại thêm phong đàm, kinh mạch ứ trệ, phạm đến đầu mặt.

- Cách trị: Bổ khí hoạt huyết, khư phong hóa đàm, khứ ứ thông lạc.

- Đơn thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang hợp Khiên chính tán phương.

- Công thức:

 Sinh hoàng kỳ          100g  Quy vĩ                          6g
 Xích thược                   5g  Can địa long                3g
 Xuyên khung                3g  Đào nhân                    3g
 Hồng hoa                     3g  Toàn yết                    10g
 Bạch phụ tử                 6g  Cương tàm                  6g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trường XX, nam, 25 tuổi, xã viên, nửa tháng trước tự nhiên thấy mặt tê, sau đó thấy mặt lệch sang trái, nói phều phào, khi ǎn uống thì chảy ra ngoài qua mép, tinh thần cǎng thẳng, tự tìm thuốc vườn, bôi máu lươn, không có chuyển biến gì, sau lại chữa cả đông tây y cũng không kết quả, đến xin chẩn trị. Chẩn đoán là viêm thần kinh mặt bên phải, cho uống Khiên chính tán phương, một tuần thì thấy mặt đỡ méo, uống thuốc trên 5 thang nữa chưa thấy công hiệu thêm. Vì vậy chuyển sang cho uống bài "Bổ dương hoàn ngũ thang hợp Khiên chính tán phương", 5 thang, thì mặt cơ bản đã hết liệt. Lại uống 5 thang nữa, mặt trở lại bình thường, bệnh khỏi. Một nǎm sau hỏi lại, chưa thấy tái phát.

- Bàn luận: Sau khi chữa khỏi ca viêm thần kinh mặt này bằng "Bổ dương hoàn ngũ thang hợp Khiên chính tán phương" rồi để dùng chữa cho những người bệnh viêm thần kinh mặt khác đều thấy tác dụng tốt.

 

151. VIÊM THẬN MẠN

- Biện chứng đông y: Tì thận dương hư, thấp có tì dương, bệnh lâu ngày khí hư gây ứ đọng.

- Cách trị: Ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ.

- Đơn thuốc: Chân vũ thang, Phòng kỉ phục linh thang gia giảm.

- Công thức:

 Hoàng kỳ                     6g  Phụ tử                         5g
 (cho trước)
 Phòng kỉ                      9g  Quế chi                       5g
 Phục linh                   15g  Dâm dương hoắc      15g
 Đan sâm                    30g  Đảng sâm                  15g
 Đương quy                15g  

Sắc uống mỗi ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 55 tuổi, nông dân. Tới khám ngày 12-1977. Bệnh nhân kể: 5 nǎm trước bị phù thũng, đi tiểu nhiều lần, đau lưng, nằm viện điều trị đã đỡ rồi ra viện, lúc đó đã hết phù. Vài nǎm sau thường thấy lưng đau cǎng, đứng nhiều thì đau nặng thêm. Tiểu tiện nước giải trong lúc đầu thì ít khi đi nhiều, sau thường xuyên đi nhiều. Nhiều lần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, albumin từ (++) đến (+++). Mấy nǎm nay dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y, song ngày càng suy nhược, lưng đau, sợ lạnh, sức yếu, chân tay nặng nề. Khi tới khám bệnh nhan sắc mặt tái, dinh dưỡng kém, lưỡi trắng nhạt, rêu trắng trơn, mạch trầm, tế, huyền. Huyết áp 160/3 mmHg. albumin niệu (+++), có ít hồng cầu. Chứng này là tì thận dương hư, thấp khốn tì dương, bệnh lâu ngày khí hư ứ động. Trị nó phải ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ. Cho dùng Chân vũ thang, Phòng kỉ phục linh thang gia giảm, uống 3 thang. Khám lại: albumin niệu hết, giảm đau lưng, đi tiểu bình thường. Cho uống 3 thang nữa để củng cố. Sau đó nhiều lần xét nghiệm nước tiểu đều không thấy albumin niệu. Bệnh nhân cứ cách vài ngày cho đến nửa tháng lại uống 1 lần. Theo dõi 3 nǎm tiểu tiện luôn bình thường, tinh thần ngày một tốt, có thể tham gia lao động bình thường.

- Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân viêm thận mạn tính này biểu hiện ra thể chất ngày một suy, albumin niệu suốt 5 nǎm không giảm. Cho nên trong bài thuốc chủ yếu là để tráng thận dương, trọng dụng Hoàng kỳ để bổ khí mà tráng dương, trước sau bổ đồng thời dưỡng huyết hoạt huyết, phù chính ép hư thì ứ bị trừ. Dù bệnh lâu ngày nhưng vẫn có công hiệu nhanh chóng, thể chất phục hồi, albumin niệu mất, hiệu quả củng cố.

 

167.VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT MẠN

- Biện chứng đông y: Tì thận khí hư, bàng quang không khí hóa được, thấp ẩn náu ở hạ tiêu.

- Cách trị: Cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp trọc.

- Đơn thuốc: Gia vị bàng quang hóa trọc thang.

- Công thức:

 Bắc hoàng kỳ              18g  Đảng sâm                    15g
 Tang phiêu tiêu             9g  Đan sâm                      12g
 Nữ trinh tử                  15g  Thổ ti tử                      12g
 Tiểu hồi                     4.5g  Đại ô dược                    9g
 Trạch tả                     12g  Xa tiền tử                       9g
 Lưỡng đầu tiêm           9g  Vương bất lưu hành    15g
 (tiết lệ quả)

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Giao X, nam, 58 tuổi, cán bộ, sơ chẩn ngày 25-4-197. Từ tháng 10 nǎm 1974 bệnh nhân đã đi đái vặt, đái gấp, đái đau, có cảm giác cǎng đau, ngắt quãng ở bụng dưới, ở tầng sinh môn, ở thắt lưng cùng, ở háng, đôi lúc có rét run, sốt. Đã kiểm tra ở bệnh viện thấy hồng cầu trong nước tiểu (+) bạch cầu (+) trong dịch tuyến tiền liệt có ít bạch cầu, một ít tiểu thể lecithin, nuôi cấy có mọc Staphylococcus albus. Chẩn đoán là viêm tuyến tiền liệt mạn, dùng thuốc tây phối hợp với điện trị liệu 2 tháng, bệnh hơi giảm nhưng vẫn thường phát lại. Sau khi dùng 120 thang thuốc đông dược vẫn chưa thấy có hiệu quả rõ. Khi đến khám vẫn đái vặt mà tắc, có lúc xón, niệu đạo thì cảm giác đau buốt, hai bên bụng dưới đau chướng, tầng sinh môn khó chịu, nhiều lúc đầu váng nhức (có cao huyết áp) rìa lưỡi có hàn rǎng, rêu lưỡi trắng dày. Đây là chứng tì thận khi hư, phải trị bằng cách cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp trọc. Cho "Gia vị bàng quang hóa trọc thang". Uống được 3 thang thì nước tiểu đỡ đục hơn, đái thông hơn, bụng dưới đỡ đau chướng. Tiếp tục uống 10 thang nữa, các chứng không ngừng cải thiện, bụng dưới và tầng sinh môn đỡ khó chịu nhiều, tiểu tiện thông lợi, đại tiện bình thường, tinh thần và ǎn uống đều tốt . Lại cứ theo bài trên uống mấy thang nữa để củng cố thêm hiệu quả.

- Bàn luận: Viêm tuyến tiền liệt mạn là một bệnh thường thấy ở người già. Một số người mắc bệnh lâu ngày lại dùng nhiều thuốc danh lợi đến nỗi gây tì thận khí hư, khí hóa của bàng quang không tiến hành được, đái vặt mà không thông, thấp nhiệt đọng lại, khí cơ không mở được, không thông ắt đau làm cho thắt lưng cùng, bụng dưới và tầng sinh môn đau đơn khó chịu. Ca này dùng "gia vị bàng quang hóa trọc thang", trong bài có Thỏ ti tử, Nữ trinh tử, Tang phiêu diêu để cố thận, Hoàng kỳ Đan sâm để bổ khí, Tiểu hồi hương, Đại ô dược để hành khí hóa thấp, Đan sâm, Lưỡng đầu tiêm, Vương bất lưu hành để hoạt huyết tán kết, Trạch tả, Xa tiền tử để lợi liệu thông lọc, các vị thuốc này cùng hợp lực, uống liên tục làm cho bệnh mau khỏi hơn.

 

132. VIÊM TÚI MẬT (thời kỳ mang thai)

- Biện chứng đông y: Thai phụ chi lạc tâm thống.

- Cách trị: Hóa thấp nhiệt để thanh bên trong, ôn kinh khí để tán bên ngoài, lý huyết khí để trừ đau.

- Đơn thuốc: Gia vị hỏa long tán.

- Công thức:

 Xuyên luyện tử            9g
 (sao)
 Tiểu hồi                       9g
 (sao)
 Ngải diệp                  4,5g
 (sao nước muối)
 Sài hồ                          3g
 (Đạm) hoàng cầm    4,5g  

 Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Khương XX, nữ, 31 tuổi, nội trợ. Nằm bệnh viện vì bụng ngực đầy đau, sau khi khám chẩn đoán là viêm túi mật, kết quả điều trị không rõ. Ngày 8-4-1950 xin hội chẩn. Bệnh nhân đau vùng ngực bụng, lúc đau lúc không, người sốt rét, rêu lưỡi dày, hơi vàng xám đen. Khi hết đau thì rêu lưỡi cũng bớt dần xám đen, cũng hết sốt rét, khi đau quá thì muốn ngất đi. Có thai đã 5 tháng, mạch huyền mà hơi sác. Đông y cho rằng tâm là vua (quân), nó chẳng tiếp thu tà mà thường là tà xâm phạm vào chi lạc của tâm, không phải là chân tâm thống cho nên phân tích chứng này là thai phụ chi lạc tâm thống. Vì lúc đau thì lại có sốt rét nên cho dùng Gia vị hỏa long tán. Được 2 thang thì hết đau, hết đau thì không có cơn sốt rét, rêu lưỡi đã hết vàng xám. Khám lại, bỏ Sài hồ. Hoàng cầm trong thang, chỉ dùng bài Hỏa long tán, uống thêm 2 thang để củng cố, không còn cơn đau nữa, khỏi bệnh ra viện. Mùa xuân 1951, bệnh nhân cho biết sau khi ra viện chưa tái phát. Đứa con đẻ ra to khỏe.

 

133. VIÊM TÚI MẬT CẤP

- Biện chứng đông y: Hỏa gặp khí của can đởm làm trở ngại khí, khí huyết bất lợi.

- Cách trị: Sơ can lợi đởm

- Đơn thuốc: Gia giảm sài hồ thang.

- Công thức:

 Sài hồ                      18g  Đại hoàng                  9g
 Bạch thược               9g  Chỉ thực                     9g
 Hoàng cầm                9g  Bán hạ                       9g
 Uất kim                      9g  Sinh khương            12g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sắc 2 lần chia uống làm 3 lần.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 54 tuổi. Bệnh nhân đột nhiên đau kịch liệt ở vùng gan, đau thúc vào dạ dày, lǎn lộn trên giường, mồ hôi vã ra. Tiêm dolantin mới hết đau, nhưng không bao lâu lại đau. Bệnh nhân to béo, hai má đỏ phây, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, đã 4 ngày chưa đại tiện mà miệng thì đắng nôn luôn. Tây y chẩn đoán là viêm túi mật cấp (sỏi mật?). Đông y cho chứng này là khí uất hỏa kết ở can đởm, hoàng ngạch sang vị, làm cho phủ khí bất lợi, do đó đại tiện bí kết không thông; hỏa gặp khí của can đởm là trở ngại khí, vì vậy khí huyết đều không lợi, gây đau đớn không chịu nổi với miệng đắng, nôn luôn. Sau khi chẩn đoán, cho uống Gia giảm sài hồ thang, hết một thang thì hết đau, ngủ được, hết 2 thang thì đại tiện được, hết nôn, hết 3 thang thì đại tiện dễ dàng, hết đau đớn và các chứng khác.

 

134. VIÊM TÚI MẬT CẤP (đơn thuần)

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt khí trệ, sắc ở can đởm, tổn thương tì vị, mật tiết không thông.

- Cách trị: Thanh lý tiết nhiệt.

- Đơn thuốc: Đại sài hồ thang gia vị.

- Công thức:

 Sài hồ                       12g  Hoàng cầm               10g
 Đại hoàng                 10g  Chỉ thực                    10g
 Chế bán hạ               10g  Bạch thược               12g
 Uất kim                      10g  Nguyên hồ                10g
 Công anh                  30g  Quảng mộc hương     9g
 Cam thảo                    5g  Sinh khương            3 lát
 Đại táo                   3 quả  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, Nữ, 49 tuổi, sơ chẩn ngày 16-9-1978. Ba ngày qua bệnh nhân đau bụng trên từng cơn, lan đến trước sau ngực sườn xuyên tới vai, lưng, ngày vừa rồi càng nặng thêm. Khám ngoại khoa chẩn đoán là viêm túi mật cấp đơn thuần, chuyển điều trị đông y. Bệnh nhân biểu hiện chứng hoàng đản không rõ rệt, miệng đắng họng khô, ǎn uống không ngon, thỉnh thỏang lợn giọng nôn, lại có cảm giác sốt, sợ lạnh, đại tiện khô táo, kém ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu vàng nhạt, mạch huyền sác, tả quan thì huyền mà có lực. Cho bài Đại sài hồ thang gia vị, uống được 3 thang, giảm đau sườn, còn buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhạt hơi dày, đại tiện bình thường. Vẫn cho bài trên, bỏ Đại hoàng, Hoàng cầm, thêm Hoàng liên 5g, Trúc nhự 10g, uống tiếp 3 thang, bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ǎn uống được nhiều hơn. Bài này bỏ Trúc nhự, Chỉ thực, cho uống thêm 3 thang. Sau khi uống thuốc thì các chứng đã hết về cơ bản. Đổi sang dùng bài Tiêu dao tán gia giảm 3 thang bệnh khỏi.

- Bàn luận: Viêm túi mật cấp là thuộc phạm trù "hiếp thống" của đông y. Nói chung người mà nhiệt không rõ phần lớn là thuộc khí uất, nên trước hãy dùng Tiêu dao tán để sơ can lý khí chỉ thống. Ca bệnh này có sốt rét, do đó trước hết phải thanh đởm tiết nhiệt hòa vị, ứng dụng Đại sài hồ thang gia vị mà điều trị, sau đó dùng Tiêu dao tán gia giảm, có công hiệu hoàn toàn.

 

137. VIÊM TÚI MẬT LÊN CƠN CẤP TÍNH KÈM SỎI MẬT

- Biện chứng đông y: Can đởm uất trệ.

- Cách trị: Sơ can lợi dởm hóa ứ chỉ thống (lúc cấp tính) lý khí hỏa huyết kiện vị tiêu trệ (lúc mạn tính).

- Đơn thuốc: Thanh đởm chỉ thống thang (lúc cấp tính). Phức phương kim linh tử tán (lúc mạn tính).

- Công thức:

Thanh đởm chỉ thống thang:

 Sài hồ                     12g  Hoàng cầm                        10g
 Bán hạ                    10g  Hàng thược                       12g
 Chỉ thực                  12g  Nguyên hồ                         10g
 Mộc hương             10g  Trạch lan                           12g
 Sinh khương            6g  Đại táo                           3 quả
 Đại hoàng              12g
 (cho sau)
Tam thất phấn                      5g
(chia 2 lần chiêu với nước thuốc)

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (lúc cần thiết có thể mỗi ngày 2 thang chia làm 4 lần).

Phúc phương kim linh tử tán:

 Xuyên luyện tử          30g
(Kim linh tử) (sao)
 Nguyên hồ                 30g
  (tẩm dấm nướng)
 Uất kim                      60g  Bồ công anh              60g
 Kê nội kim                 30g  

Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 6, mỗi ngày 3-4 lần, 3 thang là một liệu trình thời gian dùng thuốc kiêng ǎn cay, dầu mỡ tanh.

- Hiệu quả lâm sàng: Hai bài trên phối hợp điều trị hơn 100 ca đều có hiệu quả tốt. Nói chung lúc cấp tính thì dùng trên dưới 3 thang. Thanh đởm chỉ thống thang đã có thể khống chế bệnh, sau đó mới đổi sang dùng Phức phương kim linh tử tán, dùng 1-3 đợt có thể làm cho bệnh giảm hoặc khỏi hẳn. Vương XX, nữ, 50 tuổi, vốn có bệnh "tầm khẩn thống" lúc phát lúc hư, mỗi tháng lên cơn 2-3 lần, đã 10 nǎm nay. Mỗi khi bệnh phát thì hết sức đau đớn, đau gập người lǎn lộn, đau bụng lan ám, chụp phim, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính kèm sỏi mật, thường dùng kháng sinh, atropin, nhưng kết quả kém. Khi bệnh nhân đến khám thì đang lên cơn cấp tính, triệu chứng như trên, đại tiện khó táo, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch huyền khẩn, củng mạc hơi vàng. Các chứng đó là can đơn uất trệ. Cho uống Thanh đởm chỉ thống thang, một thang thì đỡ, 3 thang thì các chứng hết. Sau đó đổi dùng Phức phương kim linh tử tán. Trong thời gian liệu trình thứ nhất chỉ lên cơn 2 lần, mức độ nhẹ hơn trước. Lại uống thêm một đợt nữa bệnh nhân có cảm giác trong bụng đã thoải mái, chức nǎng tiêu hóa tốt, các chứng trước kia không thấy trở lại. Cho đến nay đã ngừng thuốc 3 nǎm, bệnh chưa tái phát.


136.
VIÊM TÚI MẬT MẠN

- Biện chứng đồng y: Can khí uất kết phạm vào vị.
- Cách trị: Sơ can giải uất, tiêu trệ hóa vị.
- Đơn thuốc: Khoan cách lợi phủ thang.
- Công thức:

 Thương truật            12g  Hậu phác                    9g
 Trần bì                         9g  Sơn tra                     30g
 Xuyên liên                   3g  Bình lang phiến        12g
 Quảng mộc hương    6g  Sài hồ                         9g
 Chỉ xác                     12g  Bạch thược              18g
 Ô tặc cốt                    9g  Thiến thảo                12g
 Cam thảo                   3g  

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, nếu rất đau ở sườn thì thêm Nguyên hồ 9g, Uất kim 12-30g; kém ăn thì thêm Mạch nha 30g, ợ chua thì thêm Ngõa lăng tử 12g, Thích vị bì 15g; đại tiện bí thì thêm Lại phục tử 12g.
- Hiệu quả lâm sàng: Trần XX nữ, 65 tuổi. Ngày thường bệnh nhân hay đau dạ dày, đã kiểm tra ở bệnh viện, chẩn đoán là viêm túi mật mạn tính. Ngày 21/3/1980 sơ chẩn. Người gầy sút, sắc mặt không tươi, ngáp liên hồi, cho biết đau dạ dày đã hơn 10 năm, sau khi ăn thịt lại càng đau dữ dội. Ăn ít, bụng đầy trướng, sôi bụng, 4-5 ngày mới đại tiện một lần, rắn, tiểu tiện ít, lưỡi đỏ nhạt, rêu dày bẩn, mạch huyền hoãn. Đây là các chứng thuộc về can khí uất kết, không thể sơ lợi tì thổ, tì hư không vận hành được thủy thấp cản trung, phủ khí không thông, bệnh lâu ngày vào lạc, vị lạc ứ trở. Vì phải làm thông lục phủ cho nên cần dùng phép sơ can giải uất, tiêu trệ hòa vị để điều trị. Dùng bài Khoan cách lợi phủ thang, uống liền 30 thang, các chứng đều hết. Sau đó dùng Hương sa dưỡng vị hoàn để củng cố.


 

140. VIÊM TỤY CẤP (1)

- Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tức trở trung tiêu.

- Cách trị: Thanh nhiệt giảm độc thông phủ.

- Đơn thuốc: Gia giảm đại thừa khí thang.

- Công thức:

 Sinh đại hoàng               9g
  (cho vào sau)
Nguyên minh phấn          9g
(chiêu với nước thuốc)
 Chỉ thực                       12g  Sinh sơn tra                 15g
 Hồng đằng                   30g  Bại tương thao             30g

Sắc uống mỗi ngày 2 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 23 tuổi. Khám ngày 9-3-1973. Người bệnh buổi trưa hôm trước ǎn quá nhiều thịt mỡ, đến đêm đau bụng trên dữ dội, cự án, đau lan ra vùng sống lưng, lợm giọng buồn nôn, miệng khô, bí đại tiện. Hiện sốt 38 độ C, xét nghiệm bạch cầu 17100/mm3, trung tính 82%, amylase, huyết thanh 1600 đơn vị. Mạch tiểu huyền, rêu lưỡi mỏng vàng bẩn. Đây là do thấp nhiệt cùng tắc trở trung tiêu, lan đến tụy tạng, không thông được tì đau. Cấp tốc dùng phép thanh nhiệt giải độc thông phủ, cho dùng bài thuốc Gia giảm đại thừa khí thang, uống hết 1 thang liền bớt đau bụng, uống hết 2 thang đau bụng khỏi hẳn, hết sốt. Xét nghiệm máu thường quy và amylase huyết thanh đều trở lại bình thường.

- Bàn luận: Viêm tụy cấp tính đối với đông y thuộc phạm trù "vị tâm thống", cổ nhân có câu "đau tâm vị phải dụng hiếp dược". Chữa bằng bài thuốc Gia giảm đại thừa khí thang dùng cho gần 100 trường hợp bệnh viêm tụy cấp tính, luôn thu được kết quả tốt. Trong bài thuốc, vị Đại hoàng đắng hàn tả hỏa giải độc, tẩy sạch dạ dày và ruột, Mang tiêu mặn hàn, nhuận táo, nhuyễn kiên, phá kết, Chỉ thực đắng ôn, hành khí phá kết, trừ đầy; Sơn tra tiêu thức ǎn thịt, thoát mủ tiêu thũng, 6 vị trên phối hợp thuốc tuy ít nhưng có tác dụng đúng bệnh, vì thế mà khỏi bệnh.

 

141. VIÊM TỤY CẤP (2)

- Biện chứng đông y: Bạo ẩm thương tì, tì vị không thực hiện được chứng nǎng thông giáng khí.

- Cách trị: Thông lý công hạ.

- Đơn thuốc: Giảm vị đại hãm hung thang.

- Công thức:

 Đại hoàng phấn (sống) 9-15g  Huyền minh phấn 15-30g

Hai thứ bột thuốc pha vào 200 ml nước, chia uống lần trong 6 giờ. Nếu sau 6 giờ mà không đi ngoài được thì lại dùng 1 lượng thuốc trên pha vào 200 ml nước, uống 100 ml, còn 100 ml thụt giữ lại ở ruột, lấy đi ngoài làm chuẩn. Sau khi đi ngoài được mọi chứng cấp tính sẽ giảm bớt rõ rệt. Lúc đó lại điều trị theo biện chứng, có thể tiếp tục chữa bằng bài thuốc Gia giảm đại sài hồ thang cho đến khi khỏi.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 100 bệnh nhân, trong đó có 6 trường hợp viêm tụy xuất huyết cấp tính, amylase niệu phần lớn trên 1024 đơn vị (Phương pháp Winslow). Điều trị bằng cách trên, toàn bộ đều khỏi bệnh, người khỏi nhanh nhất mất 4 ngày, người lâu nhất 60 ngày. Bình quân sau 3,26 ngày điều trị amylase giảm xuống mức bình thường.

 

142. VIÊM TỤY CẤP (3)

- Biện chứng đông y: Nhiệt nội không thoát hết, khí âm đều hư, ra mồ hôi vong dương.

- Cách trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn.

- Đơn thuốc: Sinh mạch tán hợp nhị giáp long mẫu thang gia giảm.

- Công thức:

 Mạch đông                15g  Ngũ vị tử                      9g
 Bạch thược               12g  Hoàng kỳ                   18g
 Miết giáp                   10g
  (sắc trước)
 Long cốt, (nung)        30g
(sắc trước)
 Mầu lệ (nung)           30g
  (sắc trước)
 Bạch vi                        6g
 Thạch hộc                 10g  

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân dương hư muốn thoát thì thêm Phụ tử; khí hư nặng thì thêm Nhân sâm (hay Đảng sâm); huyết hư thì thêm Thục địa, Đương quy; huyết nhiệt thì thêm Sinh địa, Đơn bì; nhiệt độc nội thịnh hoặc thấp nhiệt uẩn chứng thì tùy chứng mà thêm thuốc thanh nhiệt giải độc hay thanh nhiệt hóa thấp.

- Hiệu quả lâm sàng: Ngô XX, nam, 58 tuổi, nhân viên. Người bệnh ǎn cơm trưa ở nhà bạn, lúc về giữa đường đột nhiên thấy ớn lạnh, toàn thân khó chịu, tiếp theo là đau vùng bụng trên và sườn. Ngay hôm đó chuyển đến khám chữa ở một bệnh viện, cho uống tetramycin, sau vẫn không chuyển. Hôm sau kiểm tra: bạch cầu 18000/mm3, trung tính 84%, lympho 12%, đơn nhân 4%. Kiểm ta nước tiểu: bilirubin dương tính, urohilinogen 1:70, xử lý theo bệnh viêm túi mật cấp tính, cho dùng tetracyclin, thuốc nước lợi đởm... Dùng thuốc xong vẫn không có hiệu quả rõ rệt. Bệnh nhân cảm thấy sợ lạnh, phát sốt, ra mồi hôi, lườn và bụng đau dữ hơn. Đến ngày thứ tư mới đến đây xin chữa. Qua kiểm tra, số lượng bạch cầu vẫn cao, amylase niệu 1200 đơn vị, chẩn đoán là viêm tụy cấp tính. Cho thuốc kháng sinh, truyền dịch, tuy sốt có lui, bụng cũng bớt đau, nhưng vẫn ra nhiều mồ hôi và ngày càng nhiều hơn. Theo đó các chứng cũng trầm trọng thêm. Gia đình bệnh nhân xin cho dùng thuốc đông y. Xem bệnh nhân dáng tiều tụy, sắc mặt trắng bệch, vẻ mệt mỏi, tứ chi không ấm, ǎn uống kém, miệng khát đòi nước uống, tìm hồi hộp, mất ngủ, bụng sườn đau nhất là phía bên trái. Lưỡi bệu, rìa lưỡi có hằn rǎng, giữa lưỡi không có rêu, xung quanh có rêu vàng mỏng, mạch tế sác vô lực.

Người nhà kể thay: ngày thứ hai từ khi phát bệnh có ra mồ hôi, ban ngày ra ít ban đem ra nhiều, khi tỉnh thì ít mồ hôi, hễ cứ ngủ là mồ hôi nhiều. Tới hôm gần đây đi ngủ mồ hôi ra ướt đẫm như vừa dội nước tắm, mỗi tối phải thay quần áo lót đến 2-3 lần. Tổng hợp mạch chứng, bệnh nhân bị đau sườn bụng cấp tính (viêm tụy cấp) vì bệnh tình kéo dài nên lúc này chủ yếu chứng thuộc âm hư nhiệt uất, dương khí suy, phải dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí liễm hãn. Cho dùng bài Sinh mạch tán hợp Nhị giáp long mẫu thang gia giảm, uống liền 2 thang, mồ hôi giảm nhiều, ngủ tốt hơn, nhưng vẫn thấy khát đòi uống nước. Giữ nguyên bài thuốc cũ cho thêm Thiên hoa phấn 9g, uống 1 thang mồ hôi tiếp tục giảm, tứ chi từ lạnh chuyển sang ấm, giấc ngủ khá yên ổn, ǎn uống khá hơn, đau bụng, sườn cũng đỡ. Chỉ còn mệt mỏi, yếu sức, tinh thần không phấn chấn, mạch tế vô lực. Cách chữa có hiệu quả, vẫn dùng bài thuốc này bỏ Thiên hoa phấn mà thêm Đảng sâm 15g, uống 1 thang mồ hôi dứt hẳn, tinh thần chuyển biến tốt, các chứng lui dần. Tiếp tục thanh nhiệt sinh tân, điều dưỡng khí huyết để củng cố về sau.

- Bàn luận: Qua thực tiễn lâm sàng nhận thấy dùng bài Sinh mạch tán hợp nhị giáp long mẫu thang gia giảm điều trị viêm tụy cấp không những có thể áp dụng vào các giai đoạn phát triển của bệnh mà đối với viêm tụy cấp kèm choáng thời gian sớm thì điều trị vẫn có kết quả rất tốt.

Trong bài thuốc, vị Mạch đông tưới nhuận, Thạch hộc dưỡng âm, dùng tính ngọt, hàn của nó để thanh nhiệt sinh tân. Miết giáp phối hợp với Bạch vi ích âm tiết nhiệt, hợp với Bạch thược có thể trừ được hư nhiệt ở phần âm; Long cốt, Mẫu lệ an thần, nung lên sẽ kiêm thêm tác dụng thu liễm, làm hết mồ hôi, lại cho Ngũ vị phụ tá vào càng tǎng cường khả nǎng thu mồ hôi, an thần; Hoàng kỳ ích khí cố biểu, tǎng thêm lượng dụng, lại hỗ trợ với Long mẫu nung, Ngũ vị tử sẽ càng phát huy công hiệu ích khí liễm nhiếp. Tổng hợp tính nǎng các vị thuốc sẽ đạt được tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí, liễm hãn.

 

143. VIÊM TỤY CẤP (4)

- Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, nhiệt náu ở tì vị.

- Cách trị: Thư can lý khí, thanh nhiệt táo thấp, thông lý công hạ.

- Đơn thuốc: Thanh di thang.

- Công thức:

 Sài hồ                      16g  Hoàng cầm              10g
 Hồ liên                     10g  Bạch thược              15g
 Mộc hương              10g  Nguyên hồ               10g
 Đại hoàng                15g
  (cho sau)
 Mang tiêu                 10g
 (chiêu với nước thuốc)

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Với người đau nặng có thể tùy tình hình thêm thuốc hành khí hoạt huyết; nhiệt nặng thì thêm thuốc thanh nhiệt giải độc; có giun thì thêm Sử quân tử, Khổ luyện cǎn bì, Binh lang; nếu có kèm huyết hoại tử mới được cho thêm Đại hãm hung thang (Cam toại mạt 1g, Đại hoàng 15-30g cho sau, Mang tiêu 10-15g chiêu uống với nước thuốc).

- Hiệu quả lâm sàng: Tính từ nǎm 1961 đến nay, đã dùng bài Thanh di thang có gia giảm để điều trị lâm sàng chữa các loại viêm tụy cấp tính, tổng cộng hơn 1.100 trường hợp. Phân tích thống kê cho thấy: chữa khỏi lâm sàng 72%, khỏi về cơ bản 21,5%, điều trị bằng phẫu thuật hay giữa chừng chuyển sang mổ 2,3%, tử vong 0,9%. Còn lại là chữa ở phòng khám nên không theo dõi được kết quả.

 

139. VIÊM TỤY CẤP (thể phù đơn thuần)

- Biện chứng đông y: Can đởm thấp nhiệt uất trệ, phủ kín mất thông giáng.

- Cách trị: Sơ can thanh nhiệt lợi thấp, thông phủ công hạ.

- Đơn thuốc: Tả di thang.

- Công thức:

 Sinh đại hoàng          15g  Hậu phác                  10g
 Chỉ xác (sao)             10g  Quảng mộc hương   10g
 Bồ công anh              30g  Sài hồ                       15g
 Hoàng cầm                15g  Nhân trần                  30g

Sắc uống nếu đại tiện bí kết thì thêm Huyền minh phấn 12g, (chiêu với nước thuốc); bụng chướng nặng thêm Binh lang 15g, Xuyên luyện tử 10g, nôn mửa nhiều thêm Khương trúc nhự 10g, Đại giả thạch 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi lâm sàng 7 ca viêm tụy cấp tính, chữa bằng bài Tả di thang gia giảm đều khỏi trong thời gian ngắn.

Uông XX, nữ 70 tuổi, vào viện ngày 23-1-1978. Đau bụng trên liên tục, bột phát thành cơn trong 2 ngày, kèm theo nôn oẹ nhiều lần, nôn ra nước, có lần 1 con giun. Đau lan ra vùng lưng. Nôn xong có đỡ đau bụng hơn, đã hai ngày không đại đại tiện. Từ khi bị bệnh ǎn rất ít, miệng khô, đắng. Trước đây chưa từng bị bệnh tương tự. Kiểm tra: Dáng vẻ đau đớn cấp tính, mất nước độ nhẹ, củng mạc không vàng rõ rệt. Rêu lưỡi vàng hơi bẩn, chất lưỡi đỏ, nghe phổi không thấy tiếng ran, tim đập 90 lần/phút, nhịp đều, không có tiếng bệnh lý. Bụng phẳng, thở bụng. Vùng giữa mũi ức và rốn có ấn đau rõ rệt, ấn đau rõ rệt nhất ở vùng bụng trên hơi lệch về bên trái, không có phản ứng thành bụng, không có hiện tượng ấn tay xuống rồi nhấc tay lên mới đau, không nắn thấy khối cục, nhu động ruột tǎng nhiều, tứ chi hoạt động bình thường, da không có ban chẩn, hệ thần kinh bình thường không gây được phản xạ bệnh lý. Bạch cầu 22 000/mm3, trung tính 96%, lympho 4%, amylase huyết thanh 1024 đơn vị (phương pháp Winslow). Chẩn đoán lâm sàng là viêm tụy cấp tính (thể phù đơn thuần). Cho dùng Tả di thang thêm Huyền minh phấn 15g (chiêu với nước thuốc), Xuyên luyện tử 10g. Sắc uống 1 thang chia làm 2 lần, cách 6 tiếng uống lần thứ hai. Ngày 24-1 khám lại, sau khi uống thuốc, hết nôn, bớt đau bụng, nhưng còn chưa đại tiện được. Cho uống thêm 1 thang nữa, sau khi uống 4 tiếng đồng hồ bắt đầu đi ngoài ra phân loãng, đi tất cả 5 lần, đau bụng dần dần dứt hẳn, thấy đói, cho một ít thức ǎn lỏng. Ngày 25-1 hết đau bụng, tinh thần chuyển biến tốt, hết lợm giọng nôn oẹ, muốn ǎn đã đã ǎn được 1 chút thức ǎn lỏng. Amylase huyết thanh giảm còn 32 đơn vị. Giữ ở lại viện theo dõi 1 hôm, thấy bệnh khỏi ổn định cho ra viện.
 

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây