Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm nước hoa quả pha loãng, súp trong, mứt, sinh tố vào thực đơn thường ngày của mình nhằm đáp ứng yêu cầu về calo và nước. Tuy nhiên cần tránh uống quá nhiều trà/cà phê vì caffeine có xu hướng làm tăng nhịp tim và mất nước, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Lưu ý: Các chuyên gia y tế khuyến cáo F0 không cần kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc nếu không có lời khuyên riêng của bác sĩ. Đối với người có thể trạng gầy, trẻ em, trong thực đơn cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa để tăng cường sức đề kháng.
2. Người bị Covid sau khi âm tính nên ăn gì để nhanh hồi phục
Mặc dù hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh và chỉ ra cách ăn uống hoặc thực phẩm nào có thể giúp làm giảm các triệu chứng của COVID kéo dài. Nhưng theo khuyến cáo, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, bao gồm nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung nhiều. Đồng thời, điều quan trọng là phải ăn uống điều độ, đa dạng nhóm dinh dưỡng nhưng không ăn quá nhiều, vì như vậy có thể gây hại cho sức khỏe của bạn về lâu dài.
Theo các chuyên gia y tế, để tăng cường chức năng phổi sau khi mắc Covid-19 người bệnh cần tập thực hiện các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực.
Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho phổi, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác.
Đồng thời tránh hút thuốc vì hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh phổi khác và nhiễm trùng phổi.
Các bài tập thể dục vừa phải hoặc nhanh (như đi bộ nhanh, hoạt động thể dục nhịp điệu…) hoặc các môn thể thao sẽ giúp làm tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn. Lưu ý là các bài tập cần thực hiện thường xuyên, nhưng từ từ.
Hậu Covid-19 bệnh nhân cũng cần tránh tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm vì các hóa chất độc hại có thể lắng đọng trong các khoang phổi từ đó sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp.
Theo các chuyên gia y tế, sau nhiễm COVID-19 mặc dù được xác định là khỏi bệnh nhưng nhiều người vẫn xuất hiện các triệu chứng kéo dài, thậm chí xuất hiện các triệu chứng mới liên quan hậu COVID-19. Do đó, khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn.
3. Những thực phẩm giúp phòng ngừa Covid-19
Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để tăng cường sức khỏe người dân nên áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để chiến đấu với Covid-19.
Cụ thể, trong công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.
Số 5 nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:
- Nhóm lương thực như gạo, mì... là thức ăn chính, đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
- Nhóm các loại hạt ví dụ như đậu, đỗ, vừng, lạc,… là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nhóm thịt các loại, cá, hải sản sẽ giúp cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua... hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Nhóm rau củ quả khác như su hào, củ cải... sẽ bổ sung vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết để cơ thể có nhiều năng lượng hơn.
Cuối cùng, số 1 chính là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự đa dạng và hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn hằng ngày mỗi người cần phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.
4. Những thực phẩm nên tránh khi bị covid
Sau khi điều trị COVID-19 G0 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc... Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và mỗi ngày uống thêm sữa từ 1-2 cốc.
Hạn chế tối đa ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
Hạn chế các loại thực phẩm ăn sẵn, đồ uống có nhiều gas. Đồng thời không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
5. Kiêng ăn gì sau khi vừa khỏi Covid-19?
Theo khuyến cáo, người vừa khỏi Covid-19 cần tránh những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây:
Những loại thực phẩm chứa nhiều cafein như Cà phê, bò húc, trà xanh, trà sữa... Nguyên nhân là do những loại đồ uống này có thể làm tăng nhịp tim, tăng biểu hiện hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ… cho người bệnh.
Hậu Covid-19, bệnh nhân cần hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
Nội tạng động vật, óc cũng thuộc danh sách những món ăn mà người vừa khỏi Covid-19 phải tránh. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này chứa nhiều cholesterol xấu làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch.
Đồ uống có ga đặc biệt là không nên uống trong bữa ăn, vì những thức uống này sẽ kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ bệnh nhân mắc các dạng bệnh nặng hơn.