Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm.
Qui kinh: Tỳ Vị.
Ứng dụng lâm sàng:
Liều dùng: 4-8g.
Chú ý: khi dùng có thể sao vàng.
Thuốc phần huyết (thuốc chữa bệnh về huyết).
Thuốc chứa bệnh về huyết chia ra làm 3 loại:
-Thuốc hoạt huyết dùng trong các trường huyết ứ, huyết lưu thông khó khăn, gây đau đớn thần kinh cơ nhục.
-Thuốc chỉ huyết, dùng trong các trường hợp xuất huyết, xuất huyết phủ tạng (tỳ, thận, phế, đại tràng. hoặc xuất huyết ở những bộ phận phía ngoài như nục huyết, trĩ huyết, chảy máu chân răng, bị thương chảy máu. Thuốc hành huyết và chỉ huyết được gọi chung là thuốc lý huyết.
-Thuốc bổ huyết dùng trong trường hợp huyết hư, huyết thiếu, biểu hiện da xanh xao, sắc mặt nhợt nhạt, môi nhạt, niêm mạc miệng nhợt nhạt, mắt trắng nhợt, cơ thể gầy yếu, mới ốm dậy, sau khi bị mất nhiều máu (bị thương sau giải phẫu) sau khi sinh đẻ. Thuốc bổ huyết còn được gọi là thuốc bổ dưỡng.
Thuốc hoạt huyết:
-Thuốc hoạt huyết là những thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch; thường dùng trong các trường hợp huyết ứ do sang chấn, do viêm tắc gây đau đớn; do huyết ứ đọng như kinh bế, sau khi đẻ máu xấu đọng lại; hoặc các trường hợp sưng tấy nóng đỏ đau nhức, các bệnh sang lở mụn nhọt ở thời kỳ đầu. Do tính chất của thuốc có thể làm cho hành huyết ở mức độ mạnh yếu khác nhau, có thể chia ra làm hai loại:
+Loại hành huyết ở mức độ yếu: gọi là thuốc hoạt huyết, loại này dùng đối với các bệnh do huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau.
+Loại hai gọi là thuốc phá huyết, tác dụng hành huyết mạnh hơn; dùng với các bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt.
Nguồn tin: ( theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền) - Ảnh sưu tầm từ Internet.