Vị ngọt đắng, tính hơi hàn, qui kinh Phế Can Thận.
Thành phần chủ yếu:
Có tinh dầu, có chất Adenin, Cholin, Stachydrin, Vitamin A, Sắc tố của hoa là Crysantemin khi thủy phân sẽ được glucoza và Xyanidin.
Tác dụng dược lý:
Theo dược lý cổ truyền thuốc có tác dụng:
1.Giải cảm hạ sốt ( sơ phong tán nhiệt) tiêu viêm.
2.Giải độc ( giải đinh độc)
3.Làm sáng mắt ( dưỡng can minh mục)
Theo các tài liệu nghiên cứu dược lý hiện đại :
4.Kháng khuẩn: in vitro, Hoa cúc Hàng châu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu trùng dung huyết bêta, lî trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn.
Ngoài ra, Bạch cúc có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau các loại nấm ngoài da.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Chữa chứng ngoại cảm phong nhiệt- chứng phong ôn giai đoạn đầu: sốt hơi rét, đau đầu, mắt sưng đỏ thường gặp trong viêm đường hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp, dùng bài:
2.Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: (đau mắt sưng đỏ) thường kết hợp với các thuốc tư âm thanh can hỏa, dùng bài:
3.Chữa huyết áp cao mắt mờ: do Can thận âm huyết kém dùng bài:
4.Chữa mụn nhọt đinh độc: thuốc có tác dụng giải độc tiêu sưng. Dùng loại Dã cúc hoa (tươi) giã nát đắp nhọt, uống thêm bài:
Liều lượng thường dùng: 4 - 20g dùng tươi và đắp ngoài tùy theo yêu cầu.
Chú ý lúc dùng thuốc: Các loại Cúc hoa đều ít nhiều có tác dụng giải cảm phong nhiệt, giải độc tiêu viêm, làm sáng mắt, nhưng mỗi loại đều có tác dụng sở trường:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.