Dây Tơ hồng mọc khắp nơi ở nước ta. Hạt của nó gần hình cầu, đường kính 1 – 1,5mm, bề mặt hơi xám nâu hay hơi vàng nâu với nhiều chấm nhỏ nhô ra và một số noãn hình đường chỉ hơi lõm xuống ở một đầu. Cấu trúc rắn, khó bẻ bằng ngón tay; mùi nhẹ, vị nhạt. Thu hái vào mùa thu khi các hạt đã chín, rửa sạch, phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất. Khi dùng tẩm rượu sao.
Thỏ ty tử là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Tơ hồng . Người ta mới tìm thấy trong hạt Thỏ ty tử một chất nhựa tính chất glucozit gọi là cuscutin, trong quả có campesterol.
Thỏ ty tử là một vị thuốc dân gian, vị cay, ngọt, tính bình vào 2 kinh can và thận, có tác dụng bổ can, thận, ích tinh, minh mục thanh nhiệt, lương huyết, tráng dương, chỉ tả, dùng chữa bệnh thận hư, tinh lạnh, liệt dương, dinh tinh đau lưng, mỏi gối, tai ù, đầu váng, mắt hoa, sức nhìn giảm sút, đái đục, thai động không yên, sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc.
Dây Tơ hồng còn được dùng trị bệnh về phổi như ho hen, viêm phổi, táo bón do mất trương lực hoặc do thiếu mật, trướng bụng; dùng ngoài rửa mụn nhọt, xạm da mặt.
Những người dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng.
Liều dùng: Ngày uống 8 (12) – 16g dạng thuốc sắc; có thể dùng dưới dạng cao lỏng (cao Tơ hồng 2g, nước cất 1000g), ngày uống 2 – 4 thìa cà phê trước các bữa ăn.
- Thuốc bổ, cố tính: Thỏ ty tử 8g, Ngũ vị tử 1g, Xa tiền tử 1g, Khởi tử 8g, Phúc bồn tử 4g, tán nhỏ các vị, trộn với Mật ong làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4g.
- Chữa đi đái đêm, di tinh: Thỏ ty tử 7g, Phúc bồn tử 4g, Kim anh tử 6g, nước 400ml, sắc còn 100ml, lọc bỏ bã, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Trị chứng đái ra nước đục màu đỏ do thận hư yếu, ít tinh, huyết ráo, miệng khô, phiền nhiệt, đầu choáng váng, hồi hộp: Thỏ ty tử, Mạch môn (bỏ lõi) mỗi vị 20g sắc uống.
- Chữa hen suyễn: Dây Tơ hồng sao, lá Táo chua mỗi vị 30g sắc uống.
Nguồn tin: Caythuocquy.info.vn