DIỆP HẠ CHÂU

Thứ ba - 29/07/2014 18:15

.

.
Tại Việt Nam có 2 loài cây diệp hạ châu là cây thuộc thảo, sống hàng năm. Dưới đây là những đặc điểm nhận dạng của 2 loài cây diệp hạ châu:- Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum & Thonn.. tên đồng danh khác Phyllanthus niruri auct., non L) hay còn gọi diệp hạ châu thân xanh, chó đẻ thân xanh. - Diệp hạ châu thân tím, chó đẻ thân tím, chó đẻ răng cưa, (Phyllanthus urinaria L.) Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhómVII - Thanh nhiệt giải độc.

 


Diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu thân xanh, chó đẻ thân xanh

Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum & Thonn.. tên đồng danh khác  Phyllanthus niruri auct., non L) hay còn gọi diệp hạ châu thân xanh, chó đẻ thân xanh
Gọi là diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Diệp hạ châu trong dân gian thường gọi là cây chó đẻ, cây mang tên này vì người ta thấy những con chó  sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng,  diệp hòe thái, lão nha châu…

Đặc điểm nhận dạng:

-       Lá và toàn thân có màu xanh, khi cây già gốc và cành  ngả sang màu nâu vàng
-       Cây phân cành cách gốc 5-8 cm tùy điều kiện sinh trường, tán cây hình chóp nón
-       Chiều cao cây trung bình 30-40 cm, tuy nhiên có cây cao tới 60-70 cm

Thành phần hóa học diệp hạ châu đắng

Trong diệp hạ châu đắng có  các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin. Thành phần hóa học chính phyllanthin.

Tác dụng dược lý:

Cây diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, lợi tiểu, thông sữa

Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum)



Diệp hạ châu thân tím, cây chó đẻ thân tím

Diệp hạ châu thân tím, chó đẻ thân tím, chó đẻ răng cưa,  (Phyllanthus urinaria L.)

Đặc điểm nhận dạng

-       Lá có màu xanh thẫm, thân cành có màu tím (nên gọi là diệp hạ châu thân tím)
-       Cây phân nhánh từ gốc, tán cây xòe dạng bò lan
 -       Chiều cao trung bình 10-12 cm

Thành phần hóa học:

Trong loài P. urinaria L. có mặt các acid, triterpen, một vài alkaloid và các dẫn xuất phenol, acid ellagic, acid gallic, acid phenolic và một flavonoid, phyllanthin
Có tài liệu ghi nhận thành phần phyllanthin trong diệp hạ châu đắng (Thân xanh) cao gấp cao gấp 27 lần hàm lượng phyllanthin trong diệp hạ châu (thân tím).

Diệp hạ châu thân tím (Phyllanthus urinaria L)

Tác dụng dược lý

Theo Văn Chi, diệp hạ châu thân tím (Phyllanthus urinaria L.) với vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong chó đẻ răng cưa. Coderacin phân lập được từ cây dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm gây bệnh ở mắt

Bài thuốc điều trị bệnh từ diệp hạ châu đắng:

Trị vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn: diệp hạ châu đắng 20 – 40g cây tươi, giã lấy nước hoặc 6 – 8g, sắc uống
Trị mụn nhọn, lở ngứa: cả cây diệp hạ châu giã đắp hoặc lấy nước cốt bôi
Trị viêm gan B:
Bài thuốc 1:
Diệp hạ châu đắng 10g, nghệ vàng 5g, sắc nước 3 lần, lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc. Lần thứ hai và ba với 2 bát nước, mỗi lần lấy nữa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 50g đường, đun sôi cho tan đường, chia làm 4 lần uống trong ngày – sau 15 ngày dùng thuốc xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbgAg (-) thì thôi dùng thuốc.
Bài thuốc 2:
Diệp hạ châu đắng 16g,  Nhân trần nam16g,  Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g,  Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g.
Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm rau má 12g, hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, nhân trần và thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm vỏ bưởi, hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt: Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà.
Trị suy gan (do sốt rét, lỵ amib, ứ mặt nhiễm độc): diệp hạ châu đắng sao khô( 20g), cam thảo đất sao khô (20g). Hai vị bỏ chung sắc nước uống hàng ngày
Trị xơ gan cổ trướng thể nặng: diệp hạ châu đắng 100g sắc nước 3 lần, cho thêm 150g đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng, uống một đợt từ 30 – 40 ngày, nghỉ một tuần, nếu chưa khỏi uống tiếp đợt 2), phải kiên trì uống mới thấy được tác dụng của thuốc
Chữa sạn mật, sạn thận:
Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều  nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chặn sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
Chữa sốt rét:
Diệp hạ châu đắng 16g,  Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g.  Sắc uống.
Lưu ý:
- Diệp hạ châu không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Do đó, những trường hợp nầy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của diệp hạ châu.
- Gần đây có một số thông tin cho rằng uống diệp hạ châu có thể gây vô sinh. Điều này có lẽ bắt nguồn từ 1 nghiên cứu về tác dụng ngừa thai của diệp hạ châu trên loài chuột của các nhà khoa học trường Đại học Gujaret ở Ấn độ.

Nguồn tin: DS. Phúc Chính

 Từ khóa: răng cưa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây