Tính vị qui kinh:
Hạt Bí ngô vị ngọt tính bình, qui kinh Vị Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu:
Cucurbitine, Caroten, Vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Bí ngô có tác dụng: sát trùng, trị sán, lãi đũa.
Trích đoạn Y văn :
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị bệnh sán dây bò (taenia saginata): Bí ngô bỏ vỏ tán bột, người lớn 60 - 80g, trẻ em dưới 15 tuổi 30 - 50g, uống đói lúc sáng sớm, 2 giờ sau khi uống nước sắc hạt cau ( người lớn 60 - 80g, trẻ em dưới 15 tuổi 30 - 60g), sau 30 phút uống sulfat Mangési (người lớn 60ml, trẻ em 20 - 40ml). Trị 70 ca, có 2 ca không theo dõi được, còn 68 ca đều kết quả, tỷ lệ khỏi 97,06% ( Khương Vĩnh Lục Tạp chí bệnh nhiễm và Ký sinh trùng Trung hoa 1958,3:188).
2.Trị mất sữa sau sanh: mỗi lần uống hạt Bí ngô 15 - 20g, bỏ vỏ giã nát hòa nước uống lúc bụng đói ngày 2 lần sáng tối. Uống liền 3 - 5 ngày có kết quả, uống hạt sống mới có kết quả. (Theo Nguyễn Sùng Vũ Tạp chí Trung y 1966,3:25).
Thịt quả Bí ngô trị nhức đầu ngày 100 - 200g, nấu canh ăn. Cuống quả tán nhỏ mỗi lần uống 1 - 2g gây nôn, trị cổ họng nhiều đờm, giải độc thịt cá.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet