Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Qui kinh: vào 3 kinh Thận, Bàng quang, Tỳ.
Ứng dụng lâm sàng:
- Tư âm giáng hỏa: dùng khi âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), di tinh do thận hỏa, có thể phối hợp với Sinh địa, Tri mẫu, Kim anh.
- Thanh nhiệt táo thấp: dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt, ví dụ bàng quang thấp nhiệt, dẫn đến tiểu tiện ngắn đỏ hoặc buốt dắt, phối hợp với Sa tiền tử, Bạch mao căn. Nếu hoàng đản thấp nhiệt (viêm gan, viêm mật) thì phối hợp với Nhân trần, Chi tử, Cốt khí củ, Thiên thảo. Nếu thấp nhiệt ở vị tràng gây tiết tả lỵ, đại tiện ra máu mủ, phối hợp với Hoàng liên, Mộc hương, hoặc Ngũ bội tử, Ngũ vị tử, Phèn phi. Nếu thấp nhiệt ngưng đọng ở chân gây sưng gối, sưng khớp, chân mỏi, đau nhức thì phối hợp với Thương truật, Ngưu tất.
- Giải độc tiêu viêm: dùng khi cơ thể bị thấp chấn, lở ngứa, mụn nhọt, phối hợp với Huyền sâm, Sâm đại hành, Chi tử. Ngoài việc dùng uống có thể nấu nước để rửa.
Liều dùng: 4-16g.
Kiêng kî: những người tỳ hư, đại tiện lỏng, vị yếu, ăn uống không tiêu, không nên dùng.
Chú ý:
- Cũng cần phân biệt với vị thuốc là nam Hoàng bá, vỏ của cây Núc nác Oroxylum indicum cũng được dùng chữa lỵ, ỉa chảy, dị ứng, mẩn ngứa, hắc lào, viêm gan, suy gan.
- Tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng bảo vệ tiểu cầu. Ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp.
- Tác dụng kháng kuẩn: Hoàng bá có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, đại tràng, liên cầu khuẩn.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet