Tính vị: vị đắng tính hàn.
Qui kinh: vào 3 kinh: Tâm Tỳ Vị
Ứng dụng lâm sàng:
1. Thanh nhiệt táo thấp: thuốc có vị rất đắng, có khả năng ráo thấp, tính hàn có thể thanh nhiệt, dùng với các bệnh của vị tràng thấp nhiệt dẫn đến tiết tả lî, lî ra máu, kể cả lî trực khuẩn. Lî amip, viêm ruột có thể dung riêng hoặc phối hợp với Mộc hương. Nếu vị nhiệt gây nôn, có thể phối hợp với Trúc nhự, Bán hạ, Quất bì.
Nếu đại tiện bí táo có thể dùng Hoàng liên 20g, Bã đậu sương 20g. Hai thứ nghiền mịn, làm thành bánh, mặt khác lấy một ít dịch củ hành có thêm một chút muối nhỏ vào rốn, sâu đó đặt bánh Hoàng liên-Ba đậu lên, rồi dùng mồi Ngãi cứu mà hơ lên bánh Hoàng liên đó.
2. Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm hỏa cường thịnh dẫn đến chứng tâm phiền, người buồn bực mất ngủ, lở miệng, lở lưỡi phối hợp với Chu sa. Toan táo nhân.
3. Giải độc: thuốc có năng giải độc mạnh. Dùng đối với các chứng nhiệt độc như nhọt độc ở bên trong, tà nhiệt thiêu đốt, sốt cao, phiền táo, chóng mặt, nói nhảm, mê cuồng, lưỡi đỏ, mạch sác. Có thể phối hợp với Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm mỗi thứ 8g, Chi tử 12g, sắc uống.
4. Thanh can sáng mắt: điều trị các bệnh do can hỏa, gây đau mắt đỏ, sưng phù, nước mắt chảy ròng, do can đởm thấp nhiệt, có thể dùng Hoàng liên, cho vào miệng con ốc nhồi, đậy lại rồi hấp lên nồi cơm. Sau lấy dịch đó mà nhỏ vào mắt. Hoặc dùng Hoàng liên chiết suất lấy Hepherin rồi pha thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra còn dùng Hoàng liên chữa cao huyết áp.
5. Cầm máu: dùng trong trường hợp ho huyết nhiệt mà dẫn đến chảy máu như chảy máu cam, nôn ra máu. Phối hợp với Đại hoàng, Hoàng cầm.
Liều dùng: 2 - 12g. Có thể tẩm gừng hoặc tẩm với nước Ngô thù du để hạn chế tính lạnh của nó.
Liều nhỏ có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa. Liều lớn gây nôn, tổn thương đến dịch vị.
Nhứng trường hợp không dùng: người âm hư, phiền nhiệt, tỳ hư, tiết tả không dùng được.
Kháng sinh: Hoàng liên có phổ kháng sinh rộng, ức chế đối với trực khuẩn thương hàn, bạch hầu, ho gà, mủ xanh, lao, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, viêm não, song cầu khuẩn viêm phổi, ức chế virus cúm, ứùc chế nấm ngoài da.
Dược lý: Berberin có thể nội tạng hoặc thể ngoại đèu có tác dụng tăng cường công năng của bạch huyết cầu ( đối với việc nuốt tụ cầu vàng). Berberin có tác dụng lợi mật, dùng cho bệnh viêm túi mật rất tốt. Ngoài ra còn có tác dụng dãn mạch máu và hạ huyết áp, hạ nhiệt độ.
Hoàng liên chân gà
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet