A. Chế biến sơ bộ:
Thu hoạch vỏ cây hay vỏ cành, phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô kiệt.
Vị thuốc là mảnh vỏ to nhỏ không đều nhau, cuộn tròn hay cong lòng máng, dài 5 - 12cm, rộng 2 - 4 cm, dày khoảng 0,1 - 0,2cm. Mặt ngoài có nhiều nốt sần sùi màu nâu hay đỏ nâu. Mặt trong màu đen. Vị rất đắng. Độ ẩm không quá 12%, alkaloid toàn phần ít nhất là 2,5%.
B. Chế biến cổ truyền:
- Mục đích: Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh. Chế biến nhằm:
-
- giảm độc tính của thuốc, tác dụng gây độc của Stricnin, làm giảm hàm lượng stricnin theo phương pháp loại trừ. Ngâm vị thuốc trong nước vo gạo, alkaloid và stricnin tan trong dung dịch ngâm, loại bỏ dịch ngâm.
- Chuyển dạng dùng: Hoàng nàn sống chỉ được dùng ngoài. Hoàng nàn chế dược dùng trong.
-
- Phương pháp chế biến: ( theo Dược điển Việt nam)
-
- Ngâm vị thuốc trong nước 12 - 24 giờ, cạo bỏ vỏ ngoài. Ngâm tiếp trong nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần, vớt ra, rửa sạch.
- Phơi hay sấy nhẹ đến khi khô kiệt.
- Tẩm với dầu lạc hoặc dầu vừng rồi sao qua hoặc sao vàng, tán thành bột mịn.
Tiêu chuẩn thành phẩm: vị đắng rõ rệt, màu vàng đậm.
C.Sự biến dổi thành phần hóa học:
Hàm lượng alkaloid toàn phần của Hoàng nàn chế giảm nhiều so với Hoàng nàn sống. Hoàng nàn sống chứa 6,28% alkaloid toàn phần, Hoàng nàn chế chứa 2,73%.
D.Sự biến đổi tác dụng sinh học: độc tính sau khi chế biến độc tính giảm rõ rệt.
-
- Hoàng nàn sống độc bảng A.
- Hoàng nàn chế độc bảng B.
- Hoàng nàn chế dược dùng trong trị chứng đau thần kinh ngoại biên, đau cơ, đau khớp xương. Liệt mềm, nhược cơ. Liều tối đa 0,10g/lần, liều 0,40g/24giờ.
- Dạng dùng: dùng sống chỉ dùng ngoài, dạng chế dùng trong.
E.Bảo quản:
-
- Bảo quản theo qui chế thuốc độc: Hoàng nàn sống độc Bảng A, Hoàng nàn chế độc bảng B.
- Tán thành bột mịn, đóng gói để nơi khô mát.
- Chú ý: Bột Hoàng nàn chế chỉ dùng dưới dạng thuốc viên phối hợp với các vị thuốc khác. Không được dùng dưới dạng thuốc sắc, bột.