LỘC NHUNG

Thứ bảy - 27/09/2014 18:19

.

.
LỘC NHUNG (Cornu Cervi Parvum) Lộc nhung hay Mê nhung gọi thông thường là Nhung hươu, Nhung nai (Cornu cervi parvum) là sừng non của con Hươu đực (Lộc) (Cerrvus nippon Temminck) hoặc con Nai (Mê) (Cervus unicolor Cuy), được chế biến thành. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.

Cả hai con đều thuộc nghành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mammalia), bộ Guốc chaün Artiodactyla, họ Hươu (Cervidae).

Tính vị qui kinh:

  1. Vị ngọt, mặn, ôn. Qui kinh Can thận.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản thảo mông toàn: vị ngọt mặn, khí ôn, không độc.
  • Sách Bản kinh: vị ngọt, ôn.
  1. Qui kinh:
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập thận kinh.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ quyết âm, thiếu âm, túc thiếu âm, quyết âm kinh.

Thành phần chủ yếu:

A substance called pantocrinum has been derived f-rom Siberian Cornu cervi parvum (Lu Rong), otherwise, the know ingredients include calcium, magnesium, phosphorus and very small amounst of estrone ( theo Lilian Lai Besky: Chinese Herbal Medicin (materia Medica).

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản kinh: " chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản, ích khí cường chí, sinh xỉ bất lão".
  • Sách Danh y biệt lục: " liệu hư lao, gầy yếu, chân tay đau mỏi, đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều, hoạt tinh, tiểu có máu, phá ứ huyết ở bụng, tán thạch lâm (sỏi đường niệu), ung nhọt, sưng phù, cốt trung nhiệt thư, dưỡng cốt an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ".
  • Sách Dược tính bản thảo: " chủ bổ nam giới: vùng thắt lưng và thận hư lạnh, chân gối yếu, mộng tinh; nữ giới: băng trung lậu huyết. chủ trị xích bạch đới hạ".
  • Sách Bản thảo cương mục quyển 51: " sinh tinh bổ tủy, dưỡng huyết ích dương, cường cân kiện cốt. Trị các chứng hư tổn, tai điếc, mắt mờ, huyễn vựng, hư lỵ".

Ngoài ra, các sách thuốc cổ cũng ghi chép các bộ phận khác của Hươu Nai cũng có tác dụng bổ dỡng cơ thể như:

  • Sách Bản thảo cương mục ghi: " toàn thân con Hươu đều bổ dưỡng cho người, nấu chưng, sấy khô, ngâm rượu uống đều tốt".
  1. Về máu Lộc: Lý thời Trân trong quyển Bản thảo cương mục viết: Đại bổ hư tổn, ích tinh huyết, giải ôn độc, dược độc, dùng tốt đối với các chứng hư tổn yêu thống, tâm quí thất miên, phế nuy thổ huyết, băng trung đới hạ".
  2. Về tủy lộc: là tủy xương hoặc tủy sống của Mai hoa lộc hoặc Mã lộc.
  • Sách Danh y biệt lục: " trượng phu, nử tử thương trung tuyệt mạch, cân cấp thống, khái nghịch, dùng rượu hòa uống".
  • Sách Bản thảo cương mục: " lấy não và tủy sống của Lộc nấu thành cao, mỗi ngày một lạng gia mật 2 lạng luyện đều bỏ hũ sành bịt kín dùng làm thuốc tư bổ rất tốt.
  1. Về thận của Lộc: thận của Lộc tức Ngọc hành tinh của con hươu đực.
  • Sách Danh y biệt lục: " bổ trung yên ngũ tạng, tráng dương khí, ngâm rượu hoặc nấu cháo gạo mà ăn. Chủ trị chứng thận hư yêu thống, ù tai, liệt dương và bào cung lạnh vô sinh".
  1. Về bào thai của Lộc: tức bào thai con và rau thai của Mai hoa lộc hoặc Mã lộc.
  • Sách Bản thảo tân biên: " thai Lộc bổ dưỡng chân khí (thiện chân) là thuốc tốt đẻ tu ích thiếu hỏa. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh sinh con. Trị huyết hư sinh tổn, băng lậu đới hạ, cho vào thuốc hoàn tán hoặc nấu cao uống".

B.Kết quả theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

1. Kết quả nghiên cứu dược lý chứng minh thuốc có tác dụng cường tráng, làm giảm mệt mỏi, nâng cao hiệu lực công tác, cải thiện giấc ngủ, tăng thèm ăn, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp.

Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng huyết cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.

2. Thuốc có tác dụng làm tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, cường tim. Trên thực nghiệm, nhận xét thuốc còn có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp.

  1. Polysacc-haride của Lộc nhung có tác dụng chống lóet rõ đối với mô hình gây lóet bằng acid acetic hoặc thắt môn vị.
  2. Có tác dụng như kích tố sinh dục làm tăng cân nặng nhanh và chiều cao của động vật con thí nghiệm và tử cung vật cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương gãy và vết thương chóng lành.
  3. Thuốc không độc, dùng bơm dạ dày thuốc đến 40g/kg vẫn không gây chết. Không đo được liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thường là rối loạn tiêu hóa, da đỏ ngứa, chu kỳ sinh kéo dài.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng thận dương bất túc tinh khí hao tổn: gây nên các chứng như liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tảo tiết, lưng đau gối mỏi, váng đầu, ù tai có thể phối hợp với Hoài sơn ngâm rượu uống hoặc dùng Sâm nhung vệ sinh hoàn (Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử).

2.Trị phụ nữ băng lậu, vô sinh do dương hư hỏa suy: dùng bài Lộc nhung tán (Lộc nhung, Thục địa, Nhục thung dung, Ô tặc cốt).

3.Trường hợp thiếu máu nặng do dương khí suy: dùng Lộc nhung gia Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui để ích khí dưỡng huyết.

4.Trị trẻ em chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng: mỗi ngày cho uống bột Lộc nhung 1 - 2,5g.

5.Về ngoại khoa: dùng Lộc nhung chữa gãy xương giúp cho xương liền chóng, trường hợp thương sang, thư sang dùng Lộc nhung có tác dụng làm lành lóet.

6.Trị tuyến vú tăng sinh: Trương Duy Từ và cộng sự theo dõi điều trị 86 ca bệnh tuyến vú tăng sinh bằng phương pháp tiêm bắp thuốc Thuộc Hoa bàn vào thời gian trước lúc hành kinh 10 - 15 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 ml cho đến lúc có kinh ngưng thuốc, tỷ lệ kết quả 87,2% (Tạp chí Trung y dược Thượng Hải 1980,3:31).

7.Trị sỏi niệu: Lục Kỷ Văn dùng Lộc giác sương, mỗi liều 30g điều trị sỏi niệu 12 ca, kết quả tốt (Tạp chí Trung y dược Thượng Hải số 1980,4:36). Hạ Dịch Đình cũng dùng Lộc giác sương trị sỏi tiết niệu làm lại xác định có kết quả (Tạp chí Trung y dược Thượng Hải 1982,10: bìa).

8.Trị chứng tiêu chảy do thận hư: Trương Quế Bảo dùng dịch tiêm Lộc nhung tinh 1 - 2ml, tiêm bắp, mỗi ngày hoặc cách ngày tiêm 2 lần, kết quả trị 16 ca: khỏi 12 ca, 3 ca kết quả, 1 ca không khỏi (Tạp chí Trung y dược Cát Lâm, 1985,2:22).

9.Trị liệt dương: Từ khả Phúc và cộng sự dùng Lộc nhung tinh thủy châm các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Túc tam lý, mỗi huyệt 0,5ml; Mệnh môn 1ml, các nhật, liệu trình 15 lần, có kết hợp uống Trung dược theo biện chứng kết quả tốt trong điều trị 42 ca (Tạp chí Trung y Triết Giang 1983,11:498).

10.Trị rối loạn dẫn truyền nhĩ thất: Thái tố Nhân dùng Lộc nhung tinh tiêm bắp mỗi ngày 2ml, một liệu trình 25 - 30 ngày. Trị 20 ca, có kết quả 85% (tạp chí Triết Giang 1988,1:22).

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều: 1 - 3g tán bột cho vào thuốc hoàn tán, thuốc tể.
  • Âm hư hỏa vượng không dùng độc vị.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây