Thành phần chủ yếu:
Trong Mẫu đơn bì tươi có một chất glucozit khi tiếp xúc với chất men có trong vỏ cây sẽ cho glucoza và paeonola là một chất phenola C9H10O3. Ngoài ra còn có acid benzoic, phytosterol. Theo kết quả phân tích của Viện Y học Bắc Kinh năm 1958 trong Mẫu đơn bì Tứ Xuyên có 5,66% glucozit, 0,4% ancaloit, 12,54% saponin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Đơn bì có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hóa ứ.
B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: thuốc có tác dụng:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng sốt do can hỏa uất: (sốt chiều nặng hơn) ra mồ hôi trộm, hoặc ra mồ hôi bất kỳ lúc nào, đau đầu, má đỏ mồm khô, kinh nguyệt không đều, viêm gan mạn tính. thường phối hợp với Chi tử, Sài hồ., dùng bài:
2.Trị viêm ruột thừa cấp (trường ung): có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm phối hợp với Đại hoàng, Kim ngân hoa . dùng bài Đại hoàng Mẫu đơn thang (kim quỉ yếu lược) gia giảm:
3.Trị huyết áp cao và xơ cứng mạch: có triệu chứng can uất nhiệt như soi đáy mắt có dấu hiệu co thắt mạch, xuất huyết đáy mắt . dùng Đơn bì phối hợp Cúc hoa, Thạch quyết minh dùng bài:
4.Trị chứng hư nhiệt (âm hư): gặp trong các trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục hoặc bệnh nhiễm sốt kéo dài có thể phối hợp với các thuốc như Thanh hao, Miết giáp, Đại hoàng chọn dùng các bài sau:
5.Trị chứng sốt kèm xuất huyết: như chảy máu cam, thổ huyết dùng Đơn bì nung cháy tồn tính như bài Thạch khôi tán (Thập dược thần thư) gồm:
6.Trị viêm mũi dị ứng: dùng nước sắc dung dịch Đơn bì 10%, uống mỗi 50ml, 10 lần là một liệu trình có kết quả tốt.
7.Đơn bì có thể dùng: trong các bài thuốc trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát, chữa lỵ có kết quả.
8.Những trường hợp té ngã chấn thương: có tụ huyết dưới da hoặc nội tạng gây đau, dùng thuốc lý huyết thêm Đơn bì để lương huyết hóa ứ kết quả tốt.
9.Trong bệnh phụ khoa: có bệnh lý ứ huyết, dùng Đơn bì kết hợp Quế chi làm tăng thêm tác dụng hoạt huyết khu ứ như bài Quế chi phục linh hoàn (Quế chi, Phục linh, Đơn bì, Đào nhân, Xích thược). Trị viêm phần phụ hoặc bài Ôn kinh thang (Quế chi, Đơn bì, Đương qui, Bạch thược, Xuyên khung, Đảng sâm, Bán hạ, Mạch môn, Ngô thù, A giao, Sinh khương, Cam thảo, Hồng táo). Trị kinh nguyệt không đều.
10.Trị đinh nhọt: dùng bài Mẫu đơn bì tán gồm: Mẫu đơn bì 16g, Ý dĩ nhân 40g, Qua lâu nhân 12g, Đào nhân 12g, sắc uống.
Liều thường dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet