Tính vị qui kinh:
Vị cay đắng, tính ôn. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.
Theo một số Y văn cổ:
Thành phần chủ yếu:
Trong Nhũ hương có 90% hỗn hợp acid mastixic C20H32O2, acid masticolic, một ít masticaresen, có khoảng 2% tinh dầu mùi long não trong đó chủ yếu là dipinen.
Tác dụng dược lý:
A.Theo dược lý cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, chủ trị các chứng đau kinh, tắt kinh, đau vùng thượng vị, đau phong tê thấp, té ngã chấn thương, trường ung. Ngoài ra thuốc có tác dụng tiêu phù sinh cơ trị các chứng nhọt lở lâu ngày khó lành miệng.
Trích theo một số Y văn cổ:
B.Theo dược lý hiện đại: thuốc có tác dụng giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng phạm vi ứng dụng của Nhũ hương rất rộng.
1.Trị chứng kinh bế - đau kinh: phối hợp với thuốc Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa.
Trị đau vùng thượng vị phối hợp cùng thuốc hành khí như Xuyên luyện tử, Mộc hương, Trần bì.
Thuốc phối hợp với Khương hoạt, Tần giao, Đương qui, Hải phong đằng trị chứng tý như bài Quyên tý thang ( Y học tâm ngộ).
2.Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau: dùng các bài:
3.Trị ung nhọt sưng đau:
4.Trị viêm gan, vùng gan đau: dùng bài thuốc gồm: Nhũ hương, Một dược, Miết giáp, Ngũ linh chi, lượng bằng nhau sắc đặc tẩm gạc đắp lên vùng đau lúc còn ấm. Thẩm Tích Lâm dùng trị 32 ca, khỏi 21 ca, bớt đau rõ 6 ca, tiến bộ 3 ca ( Tạp chí Trung y Giang Tô 1962, 8:39).
5.Trị Nhũ hạch: dùng bài Nhũ một băng hoàng cao ( Nhũ hương, Một dược, Hoàng bá, Đại hoàng) tán bột mịn trộn đều cho Băng phiến cất vào lọ nâu. Lúc dùng lấy tròng trắng trứng trộn thuốc cho vào gạc đắp lên vùng đau ( gạc dày 1mm) chườm nóng ngoài càng tốt, cứ 24 giờ thay thuốc cho tới khi tiêu hạch ( Tạp chí Trung y Thiểm Tây 1982,3(6):41).
Liều dùng:
Thuốc uống cho vào thuốc thang, liều dùng từ 3 - 10g.
Chú ý lúc dùng: thuốc cho vào thang làm nước thuốc đục, uống dễ gây nôn, nên người đau bao tử dùng lượng nhỏ hơn, và không dùng lâu.
Không dùng cho người bệnh có thai.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.