Tính vị Qui kinh:
Vị chua tính hàn, qui kinh Can và Đại tràng.
Các sách cổ đã ghi:
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cỏ truyền: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết thông lâm. Chủ trị thấp nhiệt tả lỵ, nhiệt độc ung nhọt, xích bạch đới hạ, băng lậu, huyết lâm, nhiệt lâm.
Các sách cổ ghi:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau các loại: trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, một số nấm, lỵ trực khuẩn có khi sinh kháng thuốc.
2.Thuốc có tác dụng làm tăng nhu đôïng ruột, co bóp cơ trơn tử cung. Rau sam có 2 tác dụng ngược nhau trên tử cung động vật thực nghiệm: hưng phấn hoặc ức chế, vì hưng phấn là do muối kali có trong thân rễ và tác dụng ức chế là do các thành phần hữu cơ chủ yếu của rau sam.
3.Thuốc có tác dụng lợi tiểu (do thành phần muối kali) Thuốc còn có tác dụng co mạch.
Thành phần chủ yếu:
Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi Viện Vệ sinh Hà Nội nghiên cứu Rau sam thấy có: 1,4% protit, 3% glucid, 1,3% tro, 85 mg% calci, 56%%P, 1,5mg%sắt, 26mg% vitamin C, 0,32% caroten,0,03mg%vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% vitaminPP.
Theo sách Trung dược học và sách Trung dược ứng dụng lâm sàng, trong rau sam tươi có khoảng 0,25% I-noradrenalin C8H11O3N, glucozit, saponin, chất nhựa urea, nhiều muối kali (tươi 1%, khô 17%), kali nitrat, kali sulfat,KCl và muối kali khác, dopamin, dopa, acid hữu cơ và nhiều loại vitamin.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị lỵ trực khuẩn:
2.Trị ho gà: dùng sirô Rau sam 50% 100ml chia 3 ngày uống, mỗi ngày 4 lần. Trị 54 ca kết quả tốt (Tạp chí Trung y dược Thượng Hải 1959,3:40).
3.Trị giun móc: dùng Rau sam tươi 90g, đổ nước sắc lấy 8 phân, bỏ xác gia giấm trắng và đường, mỗi thứ 15g uống tối trước khi ngủ. Trị 41 ca kết quả trứng giun phân âm tính 36 ca, tỷ lệ kết quả 87,8% (Tạp chí Tân y dược học 1973,8:30).
4.Trị bạch tiển phong: dùng nước vắt của Rau sam hoặc gia ít đường mía và giấm lêm bôi ngoài, kết hợp phơi nắng. Trị 125 ca, kết quả 91,2% khỏi 45,6% (tạp chí Trung y dược Quảng Tây 1978,4:38).
5.Trị bệnh ung nhọt ngoài da có mủ: dùng Rau sam trong uống ngoài đắp, thuốc có tác dụng tiêu sưng giảm đau ngứa, tiêu viêm tốt.
6.Trị viêm lóet cổ tử cung: dùng Rau sam 3500g, Cam thảo 500g, sắc nước bỏ xác cô còn 300ml, gia bột gạo (hoạt thạch hoặc thạch cao) 2000g làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần. Tác giả điều trị 212 ca sau 2 liệu trình (20 ngày), có kết quả đạt 97,2% (Tạp chí Thiên Tân Y dược 1973,2:5).
7.Trị xuất huyết tử cung: Theo sách Trung dược ứng dụng lâm sàng đối với xuất huyết tử cung sau đẻ, xuất huyết tử cung cơ năng, sẩy thai không hoàn toàn, dùng rau sam uống hoặc tiêm đều có kết quả ( theo báo cáo của khoa Phụ sản Bệnh viện số 2 Trường Đại học Cát Lâm Trung Quốc - Tờ thông tin Trung thảo dược 1972,1:32).
8.Trị một số bệnh khác: dùng Rau sam khô 60g (nếu tươi lượng gấp đôi) gia đường đỏ 30g, sắc uống trị huyết niệu 4 ca, viêm đường tiết niệu 98 ca, lỵ trực khuẩn 32 ca, viêm ruột cấp 39 ca, 112 ca bệnh ngoài da làm mủ đắp ngoài đều có kết quả tốt ( Y viện Tứ Xuyên 1982,2:97).
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi:
Liều thường dùng: 9 - 15g, lượng tươi 30 - 100g, dùng ngoài tùy bệnh.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet