Bài này chủ yếu nói về Tang chi.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng tính bình qui kinh Can.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu:
Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene, morin, cudranin, tetrahydroxystilbene, dihydro morin, dihydro keempterol, fructose, glucose, arabinose, xylose, stachyose, sucrose, chất tanin, flavon, tang bì tố.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Khu phong thông lạc. Chủ trị chứng phong thấp tý, đau nhức, chân tay co quắp.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tang chi có tác dụng hạ áp. Dịch ngâm kiệt Tang chi có tác dụng dưỡng lông đối với thỏ và cừu.
Thuốc có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, dùng tốt đối với các bệnh mạn tính mà tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào thấp như xơ gan, viêm thận mạn, viêm gan mạn, người mang virus B, viêm phế quản mạn (Tạp chí Tân y dược học 1978,10:36).
Gạch nướng củi Tang chi, nhỏ giọt dấm lên xông chân có thể làm giảm cứng khớp do chấn thương (Trung y tạp chí Hồ Bắc 1988,4:37).
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị huyết áp cao: dùng Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử đều 16g, gia nước 1000ml sắc còn 600ml, ngâm rửa chân 30 - 40 phút mỗi ngày trước lúc ngủ.
2.Trị phong thấp chân tay đau nhức: dùng Tang chi 20 - 40g sắc nước uống mỗi ngày, có thể kết hợp với Phòng kỷ, Uy linh tiên, Độc hoạt. Trường hợp đau chi trên gia Quế chi; đau chi dưới gia Ngưu tất, Mộc qua.
Liều dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet