Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, tính hàn. Qui kinh Tâm, Can, Thận.
Theo Y văn cổ:
Về qui kinh:
Thành phần chủ yếu:
Carotene, Thiamine, riboflavin, vitamin C, tanin, linoleic acid, stearic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng bổ âm huyết, sinh tân nhuận trường. Chủ trị chứng âm huyết hư, chứng tiêu khát, tân dịch hao tổn, táo bón.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Nước sắc Tang thầm 100% có tác dụng chuyển dạng Lympho bào mức độ trung bình.
Ứng dụng lâm sàng: là thuốc thường dùng bình bổ can thận, bổ huyết:
1.Trị chứng huyết hư, váng đầu, ù tai, tiêu khát: thường gặp trong các bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường. Thường phối hợp với Kê huyết đằng, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, dùng bài thuốc.
2.Trị chứng táo bón cho người cao tuổi: phối hợp Mè đen, Hà thủ ô hoặc dùng bài: Tang thầm 20g, Can địa hoàng 20g, sắc nước cho ít mật ong uống.
3.Trị rụng tóc, tóc bạc: uống cao Tang thầm như trên, bên ngoài dùng nước lọc quả dâu ngâm xát vào đầu hàng ngày.
Liều lượng và cách dùng:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.